loading...
(TT&VH) - Mới đây, báo New York Times đã đăng bài viết của tác giả Dan Bilefsky, trong đó có đoạn: “Với Đinh Văn Triều, 25 tuổi, chuyến đi tới nhà máy hàn xe tải ở CH Czech cách đây 2 năm lẽ ra đã là một cuộc đổi đời. Nhưng hiện nay Triều, con trai một cặp vợ chồng nông dân nghèo, đang thất nghiệp và lâm vào cảnh nợ nần nơi đất khách quê người. Triều nói rằng cha mẹ già của mình đã phải thế chấp ruộng ở nhà để vay khoảng 14.000 USD trả cho một công ty môi giới, nhờ họ lo giúp anh một tấm vé máy bay và visa lao động. Nhưng chưa đầy một năm sau khi Triều tới CH Czech, cuộc khủng hoảng tài chính đã cướp đi của anh công việc mang lại thu nhập 8 euro/giờ ở một công ty chế tạo xe tải. Triều không còn có thể gửi tiền về nhà trả nợ. Anh còn sợ rằng mình sẽ phải xin gia đình trợ cấp để sống.
Cộng hòa Cezch
Anh Triều là một trong số 20.000 lao động Việt Nam đã tới CH Czech từ năm 2007. Họ là một phần trong làn sóng những người nghèo từ Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nơi khác được tuyển dụng tới Đông Âu để tham gia vào đạo quân lao động trình độ thấp, nhưng cần thiết cho các nền kinh tế đang bùng nổ khi đó. Tuy nhiên, khi kinh tế trở nên khó khăn, hàng ngàn người nhập cư đã mất việc. Những người còn giữ được việc thì phải lao động rất vất vả. Julie Lien Vrbkova, một người Czech gốc Việt làm phiên dịch cho vài công ty ô tô tuyển mộ lao động Việt, nói rằng cô rất sốc khi thấy họ phải lao động “như nô lệ”, 12 tiếng/ngày và bị đối xử tàn tệ nếu ngừng làm việc. Theo một chính sách bắt đầu hồi tháng 1, các lao động nước ngoài muốn về nước có thể được cấp vé máy bay và 500 euro tiền mặt. Nhưng với những người đang nợ nần ngập đầu như Triều, anh thà ở lại để chờ cơ hội còn hơn là nhận tiền và về nước”.
V.L
loading...