NASA phóng tàu tìm sự sống trên sao Hoả

Ngày 26/11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã triển khai chương trình thám hiểm sao Hoả tham vọng nhất từ trước tới nay, khi phóng lên vũ trụ con tàu thăm dò Curiosity (Sự tò mò) trị giá 2,5 tỷ USD.
28/11/2011 10:53

(TT&VH) - Ngày 26/11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã triển khai chương trình thám hiểm sao Hoả tham vọng nhất từ trước tới nay, khi phóng lên vũ trụ con tàu thăm dò Curiosity (Sự tò mò) trị giá 2,5 tỷ USD, nhằm giúp trả lời một câu hỏi đã khiến nhân loại băn khoăn trong nhiều thế kỷ: liệu có sự sống tồn tại trên hành tinh Đỏ?

Các đám đông đã cùng nhau reo hò, khi quả tên lửa đẩy Atlas V với chiều cao bằng toà nhà 19 tầng, mang theo Curiosity lao vút lên không trung trong tiếng gầm gào dữ dội. "Chúc may mắn và thượng lộ bình an. Sẽ còn nhiều thách thức trên đường tới sao Hoả nhưng chúng tôi rất tự hào khi được bắt đầu hành trình" - giám đốc chương trình phóng tàu vũ trụ của NASA, ông Omar Baez tuyên bố.

Curiosity - “ông nội của mọi hệ thống thăm dò"

Mất 7 năm, đối mặt với không ít khủng hoảng do chi phí tăng cao quá mức, các nhà khoa học Mỹ mới tạo ra Curiosity. Đây được xem là cỗ máy khám phá hành tinh mạnh nhất, phức tạp nhất, nhiều khả năng nhất của nhân loại.

Về cơ bản, Curiosity có kích cỡ bằng một chiếc xe Mini Cooper với 6 bánh xe khổ lớn. Trái tim của Curiosity là một lò phát điện hạt nhân sử dụng plutonium, đủ giúp nó khám phá bề mặt sao Hoả tới 10 năm, nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi.

Con tàu được trang bị khoan, cánh tay máy để đào đất và một camera góc rộng đặt trên đỉnh, vốn chịu trách nhiệm ghi lại các thước phim có độ phân giải cao và chuyển về Trái đất. Ngoài ra, Curiosity còn có tới 10 công cụ khoa học hiện đại, giúp nó có thể nhìn, ngửi, lấy mẫu thử và phân tích đất đá, với mức độ phức tạp chưa từng có tiền lệ, nhằm tìm ra các yếu tố hỗ trợ sự sống.

"Đây là ông nội của mọi hệ thống thăm dò" - Charles Bolden, lãnh đạo của NASA tuyên bố - "Đây là khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực. Tôi cũng gọi là sự kiện Super Bowl của hoạt động thám hiểm không gian".

Trong ngày Curiosity bay lên vũ trụ, một đám đông gồm 13.500 khách mời đã theo dõi trực tiếp cuộc phóng tại căn cứ không quân mũi Canaveral, Florida. Hàng ngàn người dân thường cũng đứng trên các con đường, bãi biển và họ đều đồng loạt hoan hô khi quả tên lửa bay lên, để lại sau một đụn khói lớn. Được biết đây sẽ là nhiệm vụ lớn cuối cùng của NASA trong thập kỷ này và ít nhất 7 năm nữa, họ sẽ không có sứ mạng không gian nào với quy mô lớn tương tự.

Mô phỏng hoạt động của tàu thăm dò Curiosity trên sao Hoả

Mục tiêu tìm kiếm sự sống

Tính tới nay, đã có 38 cuộc chinh phục của con người tới sao Hoả. Cuộc đầu tiên diễn ra hồi tháng 10/1960, khi Liên Xô đưa 2 tàu thăm dò trong sứ mạng Mars 1M bay ngang qua hành tinh Đỏ. Tuy nhiên các tàu thăm dò này đã không có đủ lực đẩy để bay qua bầu khí quyển Trái đất và mới chỉ lên được chừng 100km đã rơi trở lại. Phải tới năm 1965, tàu thăm dò Mariner 4 của Mỹ mới chính thức bay ngang qua sao Hoả, sau hành trình kéo dài 228 ngày.

Với đường kính 6.780km, sao Hoả có kích thước bằng nửa Trái đất và trọng lực chỉ lớn bằng 38%. Điều đó có nghĩa một người nhảy cao 1m ở Trái đất có thể đạt được độ cao lớn hơn thế 3 lần khi tới hành tinh Đỏ. Nhân loại từng tin vào sự tồn tại của "người sao Hoả" và niềm tin này kéo dài tới tận thế kỷ 20. Năm 1938, tác phẩm chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết The War of the Worlds của nhà văn Orson Welles, khi phát trên sóng phát thanh đã khiến nhiều người dân Mỹ hoảng loạn vì tưởng thông tin bị người sao Hoả tấn công là có thật.

Các nghiên cứu cho tới nay đã khẳng định nước có ở trên sao Hoả, dưới dạng hơi hoặc băng đá. Song dù có nước, không một ai có thể tồn tại trên sao Hoả do bầu không khí ở đây quá loãng. Nếu ai đó táo gan bước ra khỏi bộ quần áo phi hành sau khi tới hành tinh Đỏ, chênh lệch áp suất sẽ làm máu của họ lập tức sôi lên, gây ra cái chết tức thì. Ngoài ra sao Hoả không có tầng ozone và con người sẽ phải hứng trọn tác động xấu do tia tử ngoại từ Mặt trời gây ra. Đó là chưa kể tới việc bầu không khí sao Hoả có hơn 90% là khí CO2, nhiệt độ bề mặt vô cùng khắc nghiệt, dao động từ mức -128 độ C trong đêm ở vùng cực, cho tới 27 độ C ở vùng xích đạo.

Nhưng các nhà khoa học tin rằng các dạng sống như tế bào từng tồn tại ở đây và rất có thể một số dạng sống cơ bản vẫn đang ẩn náu ở nơi nào đó dưới bề mặt của hành tinh Đỏ. Giả thuyết này đã được tiếp thêm sức thuyết phục, sau khi người ta tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước.

Để kiểm tra giả thuyết này, Curiosity sẽ hoạt động trong một miệng núi lửa có đường kính rộng hơn 100km, kiểm tra các mẫu đất đá đã 3,8 tỉ năm tuổi xem bên trong chúng có hay không chất carbon, một thành phần quan trọng của sự sống. Dựa trên kết quả tìm kiếm của Curiosity, các nhiệm vụ tương lai sẽ nhắm tới việc mang một mẫu đất đá từ sao Hoả về Trái đất để phân tích kỹ hơn dấu hiệu sự sống.

Chuẩn bị cho sự đổ bộ của con người

Giới chuyên gia nói rằng  trong hành trình kéo dài 8 tháng lên sao Hoả, rủi ro lớn nhất mà Curiosity đối mặt sẽ là việc hạ cánh. Với tổng trọng lượng lên tới gần 1 tấn và tốc độ lên tới 5.100km/h, hoạt động hạ cánh của con tàu đòi hỏi rất nhiều quy trình phức tạp, gồm việc bật dù hãm tốc, và lượn vòng trong bầu không khí của sao Hoả xuống như tàu lượn và sử dụng động cơ đẩy. Những việc này có nhiều rủi ro tới mức ông Peter Theisinger, giám đốc dự án của NASA, nói rằng nhóm nghiên cứu Curiosity đã thường xuyên vấp phải hàng loạt phản ứng từ cấp trên, kiểu như "các anh có đùa không đấy".

Cho tới nay chưa có người nào từng đặt chân lên sao Hoả, nhưng Mỹ đã đặt mục tiêu đưa người lên hành tinh đỏ vào giữa những năm 2030 và chuyến đi của Curiosity sẽ là bước đầu tiên để đánh giá xem tham vọng này có đạt được hay không.

Bản thân Tổng thống Barack Obama cũng đã bày tỏ sự ủng hộ việc đưa người lên sao Hoả và tuyên bố ông muốn thấy việc này thành hiện thực khi đang còn sống. Nhưng do chi phí đắt đỏ và những thách thức công nghệ khổng lồ trong việc đưa người tới sao Hoả, đã có ý kiến cho rằng Trái đất chỉ nên tổ chức các chuyến đi một chiều tới hành tinh Đỏ và những ai đã đặt chân lên tàu vũ trụ sẽ không bao giờ còn có cơ hội trở lại Trái đất nữa.

Tường Linh (Theo Daily Mail)

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.