loading...
Thethaovanhoa.vn - Trong không khí đón mừng Xuân Canh Tý 2020, trên khắp các tỉnh thành của cả nước đã và đang chuẩn bị diễn ra nhiều hoạt động, chương trình vui chơi, giải trí phong phú, tromg đó có rất nhiều hoạt động gắn liền với những nét văn hóa, phong tục Tết cổ truyền.
Pháo hoa giao thừa 2020, Pháo hoa giao thừa, Xem pháo hoa giao thừa 2020, trực tiếp pháo hoa giao thừa, xem Pháo hoa giao thừa, pháo hoa đêm giao thừa, xem pháo hoa
Xem trực tiếp bắn pháo hoa chào đón Tết Canh Tý 2020 trên cả nước
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv3.htm
https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv3-3.html
Đáng chú ý, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều địa phương trên cả nước sẽ đồng loạt bắn pháo hoa chào đón năm mới Canh Tý 2020. Chương trình này sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV.
Người dân có nhiều lựa chọn để tận hưởng thời khắc đón năm mới, có thể đến những địa điểm công cộng để xem bắn pháo hoa, du xuân. Nếu ngại đến những nơi đông đúc thì có thể theo dõi không khí đón năm mới qua màn hình tivi, thiết bị có kết nối Internet.
Đặc biệt, từ 0h - 0h15 đêm ngày 25.1.2020, các địa phương trên cả nước đều tổ chức bắn pháo hoa để tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến.
Thủ đô Hà Nội sẽ được xem bắn pháo hoa tại tất cả các quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 6 điểm bắn tầm cao và 24 điểm tầm thấp. Những điểm bắn pháo hoa tầm cao như Hồ Gươm, khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình, thành cổ Sơn Tây. Những điểm bắn tầm thấp như Hồ Ngọc Khánh, công viên hồ Đền Lừ, Trung tâm thương mại Vincom…
TP.Hồ Chí Minh sẽ có 7 điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa mừng năm mới Canh Tý 2020. Thời gian bắn kéo dài 15 phút trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Điểm bắn pháo hoa tầm cao gồm khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2), khu tòa nhà Landmark 81 và công viên Vinhomes (khu đô thị Vinhome Center Park, quận Bình Thạnh).
Theo lịch phát sóng của VTV, vào thời khắc giao thừa - 0h ngày mùng 1 Tết Canh Tý, trên VTV3 sẽ truyền hình trực tiếp thời khắc người dân cả nước đón năm mới và màn bắn pháo hoa tại nhiều địa điểm trên cả nước.
Đà Nẵng bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Canh Tý ở 3 điểm
Giao thừa Tết Canh Tý 2020 ở Đà Nẵng sẽ có 3 điểm bắn pháo hoa gồm Cầu Nguyễn Văn Trỗi (giáp ranh giữa quận Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn), trước Trung tâm hành chính quận Liên Chiểu và phía tây trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hòa Vang.
Đà Nẵng sẽ bắn hàng nghìn quả pháo hoa tầm cao, thấp và hiệu ứng đặc biệt theo phương pháp trình diễn nghệ thuật.
Hải Phòng: Nhiều điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Canh Tý
8 điểm bắn pháo hoa tầm cao gồm: Lòng đường giữa Hồ Tam Bạc và Nhà Triển lãm thành phố; Trên vỉa hè bờ hồ An Biên (sau Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp); Trong khu trung tâm hành chính quận Dương Kinh; lòng đường bên hồ điều hòa khu công nghiệp VSIP; Sân vận động huyện An Dương; Sân vận động huyện Tiên Lãng; Khu di tích Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - huyện Vĩnh Bảo; Khu cầu Cảng Cát Bà - huyện Cát Hải.
Hải Phòng cũng cho phép các quận, huyện: Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, Kiến Thụy, An Lão, Cát Hải được tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 tại 1 điểm trung tâm trên địa bàn quận, huyện. Thời gian bắn 15 phút từ 00h00 phút đến 00h 15 phút ngày 25/1/2020 - đêm giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý.
Tại Quảng Ninh: 100% các địa phương cấp huyện của tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa. Thời gian bắn 15 phút từ 00h00 phút đến 00h 15 phút ngày 25/1/2020 - đêm giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý.
Trong đó, TP.Hạ Long và Cẩm Phả sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm. Địa phương tổ chức bắn pháo hoa tầm cao là TP.Hạ Long, Uông Bí.
Hà Giang: bắn pháo hoa tại 7 điểm thuộc các huyện, thành phố: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thành phố Hà Giang. Số lượng từ 40 đến 120 giàn pháo hoa, trong khoảng 15 phút.
Lạng Sơn: bắn pháo hoa tại 11 điểm, thời lượng 10 phút với 60 giàn ở điểm bắn trung tâm các huyện, 15 phút với 90 giàn ở điểm bắn tại thành phố Lạng Sơn.
Điện Biên: Bắn pháo hoa tại 1điểm gần khu vực gần Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ).
Yên Bái: 4 điểm Quảng trường 19/8 (Km5) và khu vực cầu Bách Lẫm (thành phố Yên Bái); khu vực Căng Đồn, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ); khu vực trung tâm thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên).
Hòa Bình bắn tại 9 điểm, gồm: Cầu Hòa Bình 1; SVĐ trung tâm các huyện Mai Châu, Yên Thủy; nhà Văn hóa huyện, thuộc Khu 2, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc; Khu I, thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy; SVĐ trung tâm, thuộc tiểu khu 2, thị trấn Kỳ Sơn; xóm Bờ Rường, xã Trung Bì, huyện Kim Bôi; huyện Lương Sơn bắn pháo hoa tại 2 điểm: Trung tâm thị trấn huyện và Trung tâm xã Thanh Cao.
Thái Nguyên bắn pháo hoa tại 8 điểm. Trong đó, người dân TP Thái Nguyên có thể chiêm ngưỡng những màn pháo tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp và Nhà Văn hóa công nhân Gang thép.
Bắc Kạn: 3 điểm tại huyện Ba Bể, Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn.
Tại Thái Bình, tỉnh tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm là nóc nhà 4 tầng của Tỉnh uỷ cũ và khu vực trụ sở liên cơ của Sở Tài chính và Sở Công Thương.
Hưng Yên có 9 điểm bắn pháo hoa đón Tết trong đêm Giao thừa gồm: thành phố Hưng Yên; thị xã Mỹ Hào; các huyện: Ân Thi, Phù Cừ, Kim Động, Yên Mỹ, Văn Lâm và Khoái Châu. Việc bắn pháo hoa được thực hiện tại trung tâm các huyện thành phố, thị xã. Riêng huyện Văn Lâm có 2 điểm gồm trung tâm huyện và Khu di tích chùa Nôm thuộc xã Đại Đồng.
Tại Thanh Hóa sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại 3 điểm trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý 2020: Quảng trường Lam Sơn, TP.Thanh Hóa; Trung tâm tổ chức hội nghị, thị xã Bỉm Sơn; Sân vận động, huyện Ngọc Lặc.
Tại Nghệ An, 3 địa điểm sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp gồm: Quảng trường Hồ Chí Minh ở TP.Vinh, Quảng trường Bình Minh tại thị xã Cửa Lò và cầu Bến Thủy (TP.Vinh); thời gian bắn dưới 15 phút.
Cần Thơ sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý tại 7 điểm. 1 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều; 6 điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại các địa phương: phường Thốt Nốt, thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền), thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai), thị trấn Cờ Đỏ (huyện Cờ Đỏ), thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) và phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn).
Hà Nội nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc
Tại Hà Nội, rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí đặc sắc, thú vị đã sẵn sàng phục vụ công chúng trong những ngày Xuân Canh Tý.
Cụ thể, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, sẽ có triển lãm ảnh mừng Đảng – mừng Xuân Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 thời gian từ 22/1 – 4/2 tại triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàn, Hoàn Kiếm; triển lãm mừng Đảng – mừng Xuân tại Bảo tàng Hà Nội từ 6/1 – 6/2 tại Bảo tàng Hà Nội; tổ chức 3 đêm tuyên truyền lưu động trên địa bàn Thành phố từ 16 - 18/1; chiếu phim mừng Đảng, mừng Xuân tại các quận, huyện, thị xã; chương trình biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao; lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2020; giải Vật truyền thống tại huyện Thạch Thất; trang trí, mở cửa đón khách tham quan, du lịch tại các di tích: Đền Ngọc Sơn; Nhà tù Hỏa Lò; di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Hội chữ xuân Canh Tý 2020 sẽ diễn ra từ ngày 18-1 đến 5-2 (tức 24 tháng Chạp đến 12 tháng Giêng Âm lịch) với chủ đề “Thành Đức”. Năm nay, Hội chữ Xuân có sự tham gia của 52 nhà thư pháp thuộc nhiều thế hệ, thu hút đông đảo người dân và du khách.
Bên cạnh cho chữ ngày xuân, Hội chữ Xuân Canh Tý 2020 còn có hoạt động trưng bày các tác phẩm thư pháp đoạt giải tại khu vực hồ Văn; tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống (không gian sĩ tử đi thi, trình diễn nghệ thuật làm giấy dó, làng sĩ tử)
Cách đó không xa, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long có chương trình “Tết Việt 2020” với chủ đề “Nét bút khai xuân”… Không gian này đón khách du xuân trở lại từ ngày 26-1 (tức mùng 2 Tết Canh Tý).
Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (phố Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy), chương trình vui Xuân Canh Tý với chủ đề “Sắc thái văn hóa Thái Bình” diễn ra ngày 28 và 29-1 (tức mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý), đưa người dân Thủ đô và du khách tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa của tỉnh Thái Bình thông qua các hoạt động trình diễn chèo cổ, múa “Ông Đùng bà Đà”, múa rối nước, chế biến đặc sản bánh cáy…
Trong khi đó, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây) sẽ đưa công chúng và du khách đến với không khí xuân của miền núi phía Bắc thông qua nhiều hoạt động mang chủ đề “Xuân vùng cao”, trong đó điểm nhấn là “Xuân về trên bản” tái hiện lễ giải hạn đầu năm, nghi thức “Lẩu then” và khúc hát ngày xuân của dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Thái Nguyên.
Một không gian văn hóa đặc biệt nữa của Thủ đô là Phố sách Xuân Canh Tý 2020 tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm) sẽ mở cửa từ ngày 27-1 đến 3-2 (tức từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng năm Canh Tý).
Đáng chú ý, trong đêm Giao thừa, trước thời điểm bắn pháo hoa, tại 30 quận, huyện, thị xã của thành phố đều có chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn Thủ đô thực hiện. Nổi bật là các chương trình tại 6 điểm bắn pháo hoa tầm cao: Khu vực hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), hồ Văn Quán (quận Hà Đông), Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).
Dù không có chương trình “Táo quân”, nhưng đêm Giao thừa năm nay vẫn có chương trình “Gặp nhau cuối năm” lên sóng truyền hình VTV vào 20h ngày 24-1 (tức ngày 30 Tết). Chương trình đưa khán giả vào câu chuyện làng Vũ Đại thời hội nhập, với những nhân vật quen thuộc bước ra từ các tác phẩm văn học, điển tích sân khấu, như: Lão Hạc, Thị Màu, Thị Nở, Chí Phèo, Xuân tóc đỏ, bà Phó Đoan, Mõ… Qua đó, những vấn đề nổi bật trong năm qua được phản ánh ấn tượng, hấp dẫn, hài hước với diễn xuất của các gương mặt quen thuộc: Nghệ sĩ nhân dân Tự Long; các Nghệ sĩ ưu tú: Quốc Khánh, Chí Trung, Xuân Bắc, Quang Thắng; các nghệ sĩ Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền, Vân Dung…
Nhà hát Tuổi trẻ khai xuân với chương trình hài kịch - ca nhạc “Chào 2020 - Lời chúc đầu xuân”, mang không gian tươi trẻ, đầy sức sống thông qua những khúc hát mùa xuân, quê hương, xen kẽ là 3 tiểu phẩm “Nhà hoang”, “Quan lớn chia lợn”, “Hiệp hội những người khôn”.
Các hoạt động vui Xuân đón Tết Canh Tý 2020 tại Tp. Hồ Chí Minh
Tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiều hoạt động, chương trình vui chơi, giải trí phong phú gắn liền với những nét văn hóa, phong tục Tết cổ truyền diễn ra sôi nổi ở khắp các đường phố.
Một trong những điểm đến thu hút rất đông khách tham quan trong dịp năm mới là Lễ hội Tết Việt được tổ chức trước Nhà văn hóa Thanh niên (Quận 1).
Hơn 13 năm qua, hình ảnh quen thuộc nhất đối với du khách khi tham gia Lễ hội Tết Việt là những hàng mai rực rỡ trên trục đường Phạm Ngọc Thạch và đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây, khuôn viên sân khấu 4A - Nhà Văn hóa Thanh niên được tái hiện không gian văn hóa Tết cổ truyền dân tộc, nét đặc trưng văn hóa của các làng nghề truyền thống Việt Nam như: làng Gốm, làng Mây, làng Hương, làng Lụa… bên cạnh vườn mai vàng rực rỡ. Tết Việt trở thành điểm đến chụp ảnh hấp dẫn của đông đảo giới trẻ và các thành viên trong gia đình vui Xuân với nét mộc mạc của làng quê, hay một góc Sài Gòn xưa và cùng khoe sắc tà áo dài tung bay trong ánh nắng ấm áp của mùa Xuân.
Bên cạnh đó, chợ phiên gồm 30 gian hàng Tết trưng bày nhiều vật phẩm trang trí truyền thống thu hút khách mua sắm như: trống lúc lắc bằng gỗ, móc khóa có câu đối chúc Tết, tranh Đông Hồ "Đám cưới chuột"...
Đặc biệt, hình ảnh những ông đồ trẻ trong trang phục áo dài khăn đóng chỉn chu, mài mực, tay cầm bút lông viết chữ, câu đối chúc Xuân cho du khách.
Tương tự, tại khu vực Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1) cũng diễn ra chương trình “Phố Ông đồ mừng Xuân Canh Tý 2020” với gần 50 gian hàng được trang hoàng rực rỡ, được chia theo từng khu vực như: ông đồ viết thư pháp, quà lưu niệm, ẩm thực, chụp hình lưu niệm.
Tết cổ truyền của người Việt xưa giờ đã trở thành nét đẹp văn hóa, là dịp để giới thiệu, tôn vinh đến giới trẻ trong nước cùng đông đảo du khách quốc tế.
Thu hút nhiều gia đình vào mỗi độ Xuân về là Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11) với nhiều hoạt động Tết diễn ra từ ngày 24/1 - 2/2 (tức từ 30 Tết đến mùng 9 Tết), trong đó đêm giao thừa sẽ có bắn pháo hoa vào lúc 00 giờ 00 ngày 24/1.
Với chủ đề “Tết Canh Tý – Du hý Đầm Sen”, khách tham quan có thể thưởng thức các tiết mục của ban nhạc Bicycle band biểu diễn trên cùng một chiếc xe đạp dạo quanh bờ hồ, xem biểu diễn vũ điệu chim hồng hạc tại cầu tàng hình; biểu diễn múa trống led trên không ở độ cao 10 mét cùng các điệu múa áo dài Việt Nam, vũ điệu Samba, vũ điệu châu Phi tại khu vực âm nhạc ngoài trời.
Nổi bật, trong dịp Tết Canh Tý tại Đầm Sen là chợ Tết dân gian được tổ chức từ khu vực cổng vào, khắc họa những nét văn hóa dân gian như: ông đồ cho chữ, gọi lô tô, hô bài chòi; gánh hàng hoa, các gian hàng giới thiệu những sản vật, trái cây đặc trưng của vùng đất phương Nam trong những ngày Tết.
Ngoài ra, Đầm Sen còn tổ chức diễu hành Canival Xuân Canh Tý kết hợp giữa truyền thống và hiện đại như: lân sư rồng, xe hoa cùng các người mẫu đến từ các nước Nga, Ukraina hóa trang thành các nhân vật cổ tích.
Tại sân khấu Dế Mèn, Đầm Sen sẽ có các vở kịch “Sự tích trái dưa đỏ”, “Tiếng trống Thiên cung”, chương trình ca nhạc chúc Xuân đặc biệt dành cho thiếu nhi.
Tại sân khấu Ngôi sao sẽ diễn ra chương trình ca nhạc đặc biệt với các ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Phi Nhung, Ngọc Kayla, nhóm nhạc 202 girl, Titikids. Chương trình hài kịch “Xuân Canh Tý – cười hết ý” với các danh hài như: Chí Tài, Hồng Vân, Đại Nghĩa, Tấn Beo, Lâm Vỹ Dạ sẽ mang đến cho du khách những tiếng cười đầu Xuân chuyện từ nhà ra phố, chuyện dâu, rể, chuyện làng, chuyện xóm…
Chào Xuân Canh Tý 2020, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình) năm nay cũng diễn ra nhiều hoạt động phong phú, hướng đến các giá trị nhân văn, lan tỏa nét đẹp văn hóa trong cộng đồng xã hội.
Điểm nhấn là chương trình "Xuân Đất Việt - Tết An Nhiên" diễn ra từ ngày 15 - 30/1/2020 (từ 20 tháng Chạp đến mùng 6 Tết), gồm các hoạt động như: khai mạc hội sách; giao lưu với đoàn phim Bí mật của gió và ca khúc trong phim; hái lộc đầu năm; chương trình giao lưu "New Year - New me"; chương trình giao lưu Tết an nhiên, đêm thơ nhạc; chương trình Xuân đất Việt - Trẻ yêu quê…
Bên cạnh đó, Đường sách Thành phố còn có các hoạt động như ông đồ tặng chữ cho khách tham quan; in thiệp chúc Tết bằng bảng khắc gỗ, khắc lino; gấp bao lì xì, vẽ chân dung biếm họa; giao lưu với đọc giả, lì xì sách đầu năm của Anbooks, giới thiệu sách "Chuyện ngày mưa"… cùng nhiều hoạt động tặng quà, giảm giá ưu đãi cho khách mua sắm trong dịp này.
Cùng với các hoạt động vui chơi, giải trí, các sân khấu kịch trên địa bàn thành phố cũng giới thiệu đến công chúng những vở kịch hay- món ăn tinh thần cho người dân trong dịp Tết cổ truyền.
Cụ thể, Sân khấu Thế giới trẻ công diễn các vở “Chuyện cũ mình bỏ qua”, “Cuộc chiến sắc đẹp”, “Thần tiên cũng nổi điên. Sân khấu Hoàng Thái Thanh công diễn các vở “Mút chỉ mút cà tha”, “Tình yêu trời đánh”, “Nữa đời ngơ ngác”, “Vườn nho đắng”.
Sân khấu kịch 5B cũng mang đến cho khán giả trong dịp Tết những vở kịch “Duyên ai”, “Ảo và thật”, “Đẹp bất chấp”, “Bên đàng dệt mộng”, “Những giấc mơ lóng lánh”. Sân khấu kịch Idecaf công diễn “Mưu bà tú”, “Ác nhân cóc”….
Đại diện các sân khấu kịch tại thành phố cho biết, mùa Tết năm nay sân khấu không có nhiều vở kịch mới nhưng vẫn liên tục sáng đèn phục vụ nhu cầu giải trí của người dân, trong đó có nhiều vở diễn sẽ mang đến tiếng cười rộn rã cho khán giả trong năm mới Canh Tý 2020.
KN (tổng hợp)
loading...