loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Vượt qua nhiều thành phố nổi tiếng khác thủ đô Tokyo của Nhật Bản hay Rome của Italy... thành phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam đã được tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn là điểm đến tuyệt vời nhất thế giới.
Phố cổ Hội An của Việt Nam được nhận xét là mang đến cảm giác lãng mạn và duyên dáng không thể chối từ, trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu cho dịp lễ Tình nhân năm nay.
Mới đây, trang tin CNN đã ca ngợi Hội An (Quảng Nam) là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á, đồng thời đưa ra bảy lý do khiến Hội An là địa điểm du lịch cần phải ghé thăm.
Bảng xếp hạng Top 15 Cities in the World - Các thành phố tuyệt vời nhất thế giới của Travel + Leisure tổng hợp kết quả bình chọn từ các độc giả tạp chí này, dựa trên các tiêu chí bao gồm: các danh lam thắng cảnh, văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, sự thân thiện, mua sắm và giá trị tổng thể.
Theo kết quả vừa được công bố trên Travel + Leisure, thành phố cổ Hội An nhận được 90,39 điểm trên thang điểm 100, nhờ "cư dân địa phương thân thiện, văn hóa, di sản và ẩm thực phong phú".
Lịch sử hình thành Hội An trong các thời kỳ Sa Huỳnh và Champa
- Thời kỳ Tiền - Sơ Sử từ thế kỷ II trở về trước: Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên trên vùng đất Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên thời tiền- sơ sử mà những di tích văn hóa Sa Huỳnh là những chứng cứ sinh động. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại các di chỉ cư trú và di tích mộ táng như Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Trảng Sỏi (thuộc phường Thanh Hà), Xuân Lâm (thuộc phường Cẩm Phô), Đồng Nà (thuộc xã Cẩm Hà) với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại... được lấy lên từ lòng đất có niên đại trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh. Riêng tại di chỉ Bãi Ông (thuộc xã Tân Hiệp- Cù Lao Chàm) đã phát hiện những di vật, hiện vật có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời tiền sử.
Đặc biệt, tại các hố khai quật các di chỉ khảo cổ học ở Hội An thuộc thời kỳ này đã phát hiện được hai loại tiền đồng Ngũ Thù và Vương Mãng thời Hán, gốm và những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa Đông Sơn phía Bắc, những hiện vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Óc Eo phía Nam, hoặc đồ trang sức bằng mã não, thủy tinh với công nghệ chế tác tinh luyện có nguồn gốc Ấn Độ, SriLanka, Trung Quốc… Điều này chứng minh cư dân Hội An thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh đã có sự giao lưu rộng rãi với bên ngoài; đồng thời là cơ sở để khẳng định đầu công nguyên đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
- Thời kỳ Chiêm Cảng của Vương quốc Champa (thế kỷ II - thế kỷ XIV): Dưới thời vương quốc Cham- pa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV, nhất là trong các thế kỷ IX- X), vùng đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại) và Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp phố là một thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt... Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời kỳ khá dài, Chiêm cảng Lâm Ấp phố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo- tín ngưỡng Mỹ Sơn.
Với những phế tích nền móng kiến trúc Chăm, những giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng Vũ Công Thiên Tiên Gandhara, tượng Nam thần Tài lộc Kubera, tượng Voi thần...) cùng những mảnh gốm- sứ Trung Quốc, Đại Việt, Trung Cận Đông thế kỷ II- XIV và đồ trang sức, những mảnh vật dụng bằng thủy tinh màu nổi tiếng của vùng Trung cận Đông, Nam Ấn Độ...được phát hiện. Những tư liệu này càng làm sáng tỏ giả thuyết từng có một Lâm Ấp phố (thời Cham- pa) trước Hội An (thời Đại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với nền mậu dịch hàng hải phát triển phồn thịnh.
Độc giả Travel + Leisure gọi Hội An là “viên ngọc nhỏ của một vùng đất”
Đối với nhiều du khách, họ đánh giá cao về dịch vụ ở nơi đây, khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng đến mức hài lòng. Đối với những du khách khác, điểm mạnh của Hội An lại là ẩm thực, khi nơi đây có nhiều món ăn có rau, khiến thực khách phương xa cảm thấy “mát lòng”.
Cách thức để tới phố cổ Hội An rất dễ dàng, thuận tiện, bên cạnh đó, khu vực phố cổ Hội An hạn chế các phương tiện giao thông đi lại, khiến du khách có thể thoải mái đi dạo, thư thái nhìn ngắm phố phường xinh đẹp, và đặc biệt là ghé vào các cửa tiệm, khu chợ một cách dễ dàng, yên bình.
Không khí du lịch ở phố cổ Hội An tạo nên một vẻ dễ chịu, thoải mái, bên cạnh đó, có con sông chảy vắt qua cũng khiến không gian thành phố thêm đẹp đẽ, nên thơ.
Độc giả của Travel + Leisure cũng chia sẻ rằng họ rất thích việc mua sắm vải vóc, quần áo tại Hội An, đặc biệt là việc trang phục có thể được đặt may nhanh chóng, đẹp đẽ và giá cả lại rất “mềm”.
Bình chọn của tạp chí Travel + Leisure cũng đã thu hút sự quan tâm của trang tin Insider (Mỹ). Insider đã dành riêng một bài viết để phân tích về những điểm mạnh khiến Hội An trở thành thành phố tuyệt vời nhất thế giới.
Hôm nay, Google Doodle hiển thị hình ảnh chùa Cầu- biểu tượng của Hội An trong một đêm trăng tròn. Thêm vào đó là hình ảnh đèn hoa đăng đầy sắc màu trôi dưới con lạch nhỏ.
Phố cổ Hội An là đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam.
Khu phố cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau.
Những hình ảnh tuyệt vời về phố cổ Hội An:
Nhi Thảo
loading...