A+ A A- Kiểu đọc sách

Hà Nội mùa Vu Lan báo hiếu

19:07 25/08/2018
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Tháng Bảy về, râm ran trên từng góc phố, mái nhà Hà Nội cổ, hương sắc đầu Thu đã hây hây khắp phố. Rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân và cũng là 1 trong 2 ngày rằm quan trọng trong năm của người Việt.

Từ những ngày đầu tháng, trên đường phố, tập trung nhiều nhất là ở ngoài bãi Phúc Tân, các gánh hàng mã thong dong gồng gánh đến từng ngõ ngách. Đến chiều 15 tháng 7 Âm lịch, các ngôi chùa trong thành phố, người dân vẫn nô nức đi dâng hương tưởng nhớ người đã khuất. 

Với quan niệm "trần sao âm vậy", vàng mã với đủ các loại hàng từ hàng tiêu dùng đến đồ giải trí cho “người cõi âm” được bày la liệt tha hồ lựa chọn, nhiều nhất ở phố Hàng Mã, chợ Đồng Xuân. Bán chạy nhất trong dịp này là tiền vàng và quần áo. Quần áo cứ như thể phong cách biểu diễn thời trang, bộ quần áo cụ ông, cụ bà có đầy đủ ô, nón, giấy dép, khăn xếp, đồng hồ, hộp đựng đồ trang sức... Áo dành cho cô cậu diêm dúa, quần áo quan thần linh đủ cả mũ mão cân đai giày dép, nón, ô... 

Liệu ai có thể thống kê được sự tốn kém từ khoản đốt vàng mã nhưng cứ đến rằm tháng 7 âm lịch Hà Nội lại như thế, mùa Vu Lan thành mùa đốt mã từ lúc nào không biết.

Lễ Vu lan, Rằm tháng 7, Cúng rằm tháng 7, Rằm tháng 7 cúng gì, Vu lan báo hiếu, VU Lan, cúng cô hồn, văn khấn rằm tháng 7, bài cúng rằm tháng 7, cúng rằm tháng bảy
Hình ảnh xúc động trong ngày lễ Vu lan. Ảnh: Giacngo.vn

Đến chính rằm 14/7, trong khuôn viên các chùa lớn tại Hà Nội như chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, chùa Phúc Khánh, chùa Bồ Đề… đông nghịt người đi lễ như muốn tìm lại những hình ảnh, kỷ niệm xưa về người đã khuất và dành chút thời gian ăn chay báo hiếu, hướng tâm linh tới nơi cửa Phật.

Trước cổng chùa, nào lời mời mua hương, mua chim phóng sinh, mua tràng hoa cúng dàng. Rằm tháng 7 còn là ngày xá tội vong nhân, ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ăn năn, sám hối. Người dân cúng cháo hoa, rắc gạo, muối ra ngoài đường, xung quanh nhà để cầu cho những cô hồn chết đói chết khát trong chiến tranh, loạn lạc được siêu thoát.

Ngay từ sớm các chùa đã thỉnh chuông, mở cửa đón thiện nam, tín nữ. Khách đến lễ chùa cả ngày ai cũng cầm trên tay hoặc một bông hồng trắng, hoặc hoa hồng màu đỏ. Ý nghĩa hồng trắng là người có mẹ đã khuất, hồng đỏ cho người còn mẹ, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, đức hiếu thuận của con cái hướng đến đấng sinh thành. 

Mỗi người một điều ước, một thỉnh cầu, tuy nhiên, ai cũng mong muốn cha mẹ mình được mạnh khỏe và bình an, mong được báo hiếu với các bậc sinh thành với những nguyện ước, những lời cầu an từ sâu thẳm trái tim. 

Trong tiềm thức người Việt, mùa Vu Lan đầy ý nghĩa, là tập tục đẹp trải qua bao thăng trầm vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Không gian đường phố đượm màu cổ kính, tấm lòng thành người người như thấu đến cửu trùng. Cháo lá đa, bỏng ngô bày quanh những gốc cây cổ thụ, bên trong và ngoài cổng chùa. Người lớn thành kính, lâm râm khấn vái, đám trẻ tò mò háo hức chạy quanh. 

Tiếng văn tế thập loại chúng sinh văng vẳng trong chùa càng khiến lòng người bồi hồi tưởng nhớ đến những người đã khuất. Quá 12 giờ, các ngôi chùa đã vợi bớt người chỉ còn khe khẽ cốc, cốc tiếng mõ cùng mùi trầm lan thoang thoảng.

Truyền thuyết Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, bậc sinh thành của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Lễ Vu lan, Rằm tháng 7, Cúng rằm tháng 7, Rằm tháng 7 cúng gì, Vu lan báo hiếu, VU Lan, cúng cô hồn, văn khấn rằm tháng 7, bài cúng rằm tháng 7, cúng rằm tháng bảy
Hình ảnh Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ

Mục Kiều Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ chư tăng khắp mười phương đồng lòng mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy cùng chư tăng hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiều Liên đã được giải thoát.

Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này gọi là Vu Lan Bồn Pháp. Từ đó ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.

Mâm cỗ cúng Đức Phật, gia tiên và cô hồn

Mâm cúng Phật: Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người. Vào ngày lễ Vu Lan, chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:

- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò

- Gà chay

- Nem chay rán

- Giò lụa chay

- Đậu đũa luộc

- Canh nấm/ Canh rau củ chay

- Gỏi/ Nộm chay

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Mâm cúng Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn
Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Cúng gia tiên, thần linh

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng

Gợi ý mâm cỗ mặn ngày rằm tháng 7:

- Gà luộc

- Xôi trắng

- Chả giò rế

- Giò lụa

- Miến gà

- Canh sườn bí đao

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Mâm cúng Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn
Gợi ý mâm cỗ mặn ngày rằm tháng 7

Cúng cô hồn

Mâm cúng cô hồn chỉ nên chuẩn bị các món đồ chay để các cô hồn không phát sinh lòng tham. Một mâm lễ cúng cô hồn điển hình gồm có: quần áo chúng sinh được gỡ ra thành từng món, rải xuống dưới mâm, một ít tiền vàng cũng làm như vậy, vài chén cháo trắng loãng, cốc gạo trộn lẫn với muối, cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong, một ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô, khoai,sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ... Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Mâm cúng Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn

Mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

- Muối gạo, 1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong.

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

- Hoa quả (5 loại 5 mầu)

- 12 cục đường thẻ

- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

- Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Mâm cúng Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm .... (Mậu Tuất)

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Rằm tháng 7, Rằm tháng bảy, Bài cúng Rằm tháng 7, bài cúng rằm tháng bảy, Cúng Rằm tháng 7, cúng rằm tháng bảy, Lễ vu lan, vu lan báo hiếu, cúng cô hồn, vu lan
Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân

Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm ....

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Rằm tháng 7, Rằm tháng bảy, Bài cúng Rằm tháng 7, bài cúng rằm tháng bảy, Cúng Rằm tháng 7, cúng rằm tháng bảy, Lễ vu lan, vu lan báo hiếu, cúng cô hồn, vu lan
Người Việt có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận

Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo miền Bắc) tại nhà

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội...

* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

* Sắm lễ:

- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Sắp lễ cúng thí thực cô hồn tại nhà

Ta có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.

Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:....................................

Vợ/Chồng:...............................

Con trai:.................................

Con gái:..................................

Ngụ tại:...................................

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lễ Vu lan, Rằm tháng 7, Cúng rằm tháng 7, Rằm tháng 7 cúng gì, Vu lan báo hiếu, VU Lan, cúng cô hồn, văn khấn rằm tháng 7, bài cúng rằm tháng 7, cúng rằm tháng bảy

Cúng phóng sinh

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử, không bắt buộc.

Văn khấn cúng phóng sinh

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

các ngươi trước lòng trần tục lắm

nên đời nay chìm đắm sông mê

tối tăm chẳng biết làm lành

gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

do vì đời trước ác tâm

nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

do vì ghen ghét, tham sân

do vì lợi dưỡng hại người làm vui

do vì gây oán chuốc thù

do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

do vì chia cách, giam cầm

do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

cầu xin Phật lực từ bi

lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

nay nhờ Tăng chúng hộ trì

kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

hoặc sanh lên các cõi trời

hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

hoặc sanh lên được làm người

biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

Thảo Nhi

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân 

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân 

Tổng hợp cách thức chuẩn bị mâm cỗ cúng cho Đức Phật, gia tiên và cô hồn cùng các lưu ý quan trọng trong việc lễ bái vào ngày rằm tháng 7.

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...