Dấu ấn Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên trong ký ức đồng đội

Một ngày cuối tháng 12/1966, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương Đồng Sĩ Nguyên rời Sở chỉ huy nhận nhiệm vụ mới: Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559...
04/04/2019 16:15

(Thethaovanhoa.vn) - Một ngày cuối tháng 12-1966, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương Đồng Sĩ Nguyên rời Sở chỉ huy nhận nhiệm vụ mới: Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559. Từ đó cho tới ngày thống nhất đất nước, ông đã có hơn 3.000 ngày gắn bó với bạn bè, đồng đội ở chiến trường Trường Sơn.

Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên từ trần

Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên từ trần

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, sinh năm 1923, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã từ trần vào hồi 11 giờ 42 phút, ngày 4 tháng 4 năm 2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Sau độ lùi thời gian, nhiều cán bộ, chiến sĩ từng "vào sinh ra tử" ở tuyến đường Trường Sơn đều nhận thấy, việc cấp trên cử đồng chí Đồng Sĩ Nguyên vào Trường Sơn là một quyết định quan trọng và những dấu ấn cá nhân mà ông tạo ra đã trở thành bước ngoặt quyết định đối với tuyến vận tải quân sự chiến lược.Chuyển hóa tư tưởng bằng “bốn trực tiếp”

Trong một lần gặp Thiếu tướng Võ Sở, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, tôi hỏi ông về những kỷ niệm trong thời gian ông công tác dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên, Thiếu tướng Võ Sở cho biết: “Khi anh Đồng Sĩ Nguyên về làm Tư lệnh, tôi đang là Trưởng phòng Tổ chức thuộc cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh 559. Tôi rất ấn tượng với hình ảnh vị tư lệnh tuổi ngoại tứ tuần nhưng vóc dáng trẻ trung, đầu đội mũ sắt, vai đeo xắc-cốt và luôn hăng hái dẫn đầu các đoàn xuống kiểm tra từng trọng điểm, từng bãi giấu xe hay mỗi căn hầm của cánh lính công binh”.

Sau này, trong hồi ký, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã nhớ lại về ngày đầu “nhập cuộc” của mình: “Ngồi xe 50 cây số trên đường rải rong-đanh (đường được công binh lát gỗ tròn - PV), rồi 3 giờ đi bộ, đó là hai điều gây ấn tượng mạnh đối với tôi và có hai vấn đề buộc tôi phải suy nghĩ: Tại sao đã là cao điểm mùa khô mà không gỡ rong-đanh để xe đi lại dễ dàng hơn? Tại sao Bộ tư lệnh lại đóng xa đường như vậy?”.

Đồng Sỹ Nguyên, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từ trần,  Trung tuong Dong Sy Nguyen, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên từ trần
Đại biểu nữ chiến sĩ Trường Sơn chúc mừng Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nhân dịp ông bước sang tuổi 90 (tháng 2-2012). Ảnh: Trần Văn Phúc

Qua nhiều ngày đi thị sát thực địa, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên đã trằn trọc suy ngẫm những vấn đề về tư tưởng chỉ đạo tác chiến, về tổ chức chiến đấu binh chủng hợp thành... “Phải kịp thời thay đổi tư duy và cách hành động trên tất cả các mặt, trước hết phải nhận rõ Trường Sơn là một chiến trường chiến đấu tổng hợp, phải chiến đấu bằng tất cả các lực lượng, phải tổ chức binh chủng hợp thành. Tư tưởng chỉ đạo phải là chủ động tấn công kết hợp chủ động phòng tránh, trong đó lấy tư tưởng tấn công là chủ đạo”. Ông đã suy nghĩ như vậy và nhận thấy để làm chuyển biến tư tưởng tiến công thì đội ngũ cán bộ chủ trì phải thực hiện “4 trực tiếp”, đó là: Trực tiếp giao nhiệm vụ, trực tiếp kiểm tra, trực tiếp xử lý (nhất là những nơi khó khăn, ác liệt) và trực tiếp chỉ huy chiến đấu.

Nói là làm, sau khi được Thường vụ Đảng ủy chấp thuận, ông đã cho chuyển ngay Sở chỉ huy Bộ tư lệnh ra vị trí mới gần các trục vận chuyển và trọng điểm để tăng cường sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp. Ông bảo: “Bộ tư lệnh phải làm gương cho các binh trạm”. Thế rồi lần lượt các Binh trạm 31, 32... đều chuyển sở chỉ huy ra gần đường, gần trọng điểm để trực tiếp chỉ huy bộ đội. Ông còn chỉ thị cho Phó chính ủy Binh trạm 32 trực tiếp làm nhiệm vụ giải tỏa đèo Cốc Mạc, một trọng điểm vô cùng ác liệt lúc đó.

Chúng tôi đến Khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội) để tìm gặp người được giao nhiệm vụ “đào hầm cố thủ ngay tại đèo Cốc Mạc” năm ấy. Ông là Đại tá Phan Hữu Đại, người từng có 10 năm chiến đấu trên đường Trường Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Đồng Sĩ Nguyên.

Ông Đại nhớ lại, khi mở màn chiến dịch vận tải mùa khô 1966-1967, địch cũng mở một cuộc tập kích vào đèo Cốc Mạc, phá hủy toàn bộ 1km đường đèo, chặn đứng đường vận tải của ta. Sau nửa tháng ùn tắc, một hôm, giữa đêm khuya, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên gọi điện triệu tập Chỉ huy Binh trạm 32 vào Sở chỉ huy Bộ tư lệnh. Trong khoảng 1 giờ, dưới ánh đèn dầu leo lét, ông nói vắn tắt về tình hình tuyến “yết hầu” vào Đường 9 rồi giao nhiệm vụ: “Phó chính ủy Phan Hữu Đại trực tiếp chỉ huy giải tỏa bằng được trọng điểm này, Binh trạm trưởng có mặt tại ngã ba Lùm Bùm để khi giải tỏa xong thì lệnh cho xe chạy, Chính ủy ở lại binh trạm, có tình hình gì thì báo cáo”. Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên còn dặn thêm: “Đồng chí Đại ra đào hầm tại trọng điểm để chỉ huy chứ không phải vào rừng đâu nhé, cố gắng trong 3 ngày phải giải tỏa cho xe qua”. Nói rồi Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên yêu cầu Ban chỉ huy Binh trạm 32 về thực hiện nhiệm vụ ngay trong đêm.

Tính Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên là thế, ông nói rất ngắn gọn, dứt khoát. Ngay cả việc động viên cán bộ, chiến sĩ cũng vậy, ông thường chọn những ngôn từ giản dị nhưng có thể “chạm” vào trái tim họ. Để đồng đội không cảm thấy “đơn thương độc mã” giữa chiến trận, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên đã cho nối đường dây điện thoại từ Sở chỉ huy Bộ tư lệnh tới đèo Cốc Mạc, nơi Phó chính ủy Binh trạm 32 làm nhiệm vụ để thường xuyên đôn đốc, hỏi thăm tiến độ và kịp thời động viên: “Cậu yên tâm, tôi sẽ lệnh cho các trọng điểm khác tích cực chi viện hỏa lực”. Nghe vậy, ông Đại và anh em rất yên tâm, phấn khởi.

8 giờ sáng hôm sau, Phan Hữu Đại triệu tập cuộc họp với 3 lực lượng: Công binh, phòng không và vận tải để bàn việc phối hợp giải tỏa. “Học tập tác phong sâu sát của Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên, đêm đến, tôi đã thức để tính xem số lần địch đánh phá trọng điểm và biết được quy luật của chúng: Cứ khoảng 2-3 tiếng, địch lại có một đợt đánh phá. Anh em cứ dựa vào quy luật ấy mà tranh thủ sửa đường, rồi nghiên cứu, tính toán để lực lượng vận tải tập kết. Đến ngày thứ 3 thì trọng điểm giải tỏa xong, lực lượng cao xạ còn lập công bắn rơi 2 máy bay địch”.

Ông Đại cho biết, trận đánh giải tỏa đèo Cốc Mạc chính là trận đánh hiệp đồng binh chủng chiến đấu đầu tiên của Bộ Tư lệnh 559 và trở thành một phương thức chiến đấu vận chuyển thành công: Hễ trọng điểm nào được xác định là ác liệt thì tập trung pháo cao xạ, còn những trọng điểm nhỏ thì giao cho công binh áp dụng phòng không nhân dân để tiêu diệt địch... Ngay sau đó, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên đã cho phổ biến, nhân rộng mô hình giải tỏa trọng điểm của Binh trạm 32, dấy lên khí thế phấn khởi, tin tưởng trong toàn tuyến.

Lắng nghe phản biện và tư tưởng cách mạng tiến công

Trong những năm dưới quyền trực tiếp của Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và kể cả sau này, Đại tá Phan Hữu Đại luôn có ấn tượng tốt với người thủ trưởng cũ: “Ông tuyệt nhiên không có tư tưởng và thái độ tranh công đổ lỗi, mỗi khi giành thắng lợi ông đều quy công lao cho tập thể, trường hợp gặp thất bại ông đều nhận trách nhiệm về mình”.

Chú thích ảnh
Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên thăm Đoàn vận tải ô tô 101, tháng 3-1968. Ảnh tư liệu

Đại tá Phan Hữu Đại nhớ lại kỷ niệm giữa mùa khô 1967-1968, khi chiến dịch vận chuyển đang trong giai đoạn phát triển thuận lợi, mọi guồng máy đang vận hành trơn tru thì Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên nảy ra sáng kiến mới: Bỏ cung vận chuyển ngắn 100km, thay vào đó là tổ chức cung vận chuyển dài 200km nhằm loại bỏ các kho trung chuyển, tạo điều kiện cho đội hình xe tăng thời gian lăn bánh, đẩy năng suất xe chạy trong đêm lên 150-200km thay vì 100km như trước, từ đó tiến tới giảm bớt số lượng binh trạm. Chủ trương được đưa ra bàn bạc trong Đảng ủy và nhất trí thông qua. Một số binh trạm phía Bắc được tổ chức thực hiện trước. Sau 4 ngày vận chuyển trên cung mới, mọi nền nếp chỉ huy bị xáo trộn, số xe bị đánh cháy tăng vọt, chỉ tiêu vận chuyển trong đêm bị tụt dốc. Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên nhận ra sai lầm và lệnh cho các binh trạm quay lại hoạt động như cũ. Ông cũng điện xuống từng binh trạm công khai tự phê bình và nhận khuyết điểm. Sự dũng cảm nhận trách nhiệm ấy không làm ông mất uy tín mà càng làm cấp dưới tin tưởng ông hơn...

Là người quyết đoán, quyết liệt trong công việc, dấu ấn cá nhân của Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên thể hiện rõ nhất ở tư tưởng cách mạng tiến công, không phòng tránh một cách thụ động, tiêu cực. Đó chính là tiền đề đi đến thắng lợi của tuyến vận tải quân sự chiến lược. Theo các đồng đội của ông, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên là người rất đặc biệt, ông có quyết tâm thế nào thì luôn tìm cách theo đuổi hoặc thuyết phục mọi người cùng thực hiện quyết tâm ấy. Với những ai phản biện lại, ông không tỏ ý khó chịu mà sẵn sàng lắng nghe, động viên, rồi đưa ra những câu hỏi để người phản biện trình bày rõ quan điểm của mình. Ông Đại kể rằng, ở binh trạm nọ có một cán bộ nổi tiếng là người hay phản biện lại các ý kiến của tư lệnh. Một hôm, ông Đại được Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên thân tình bộc bạch: “Anh ấy phản đối ý kiến của mình cũng có cái sai, có cái đúng, nhưng mình thích những ý kiến như thế, nó giúp khẳng định việc làm của mình là đúng hay còn khiếm khuyết, còn đưa ra ý kiến mà tất cả cùng đồng ý thì cũng không tốt”.

“Mọi chiến công, thành tích của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đều được tạo dựng bởi mồ hôi, xương máu của bao thế hệ, nhưng ở một chừng mực, chiều cạnh nào đó, tôi vẫn nghĩ Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên là người để lại dấu ấn đậm nét của mình trong những chiến công, thành tích chung ấy”, Thiếu tướng Võ Sở đã nói lên những suy nghĩ chân tình của mình về Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, vị Tư lệnh có hơn 3.000 ngày gắn bó với chiến trường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ) sinh ngày 1/3/1923 tại xã Quảng Trung, Quảng Trạch, Quảng Bình. Ông tham gia cách mạng từ năm 1938 và tham gia nhiều chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp với cương vị Phái viên Bộ Tổng tư lệnh, từ 1954 - 1955, phụ trách công tác trao trả tù binh chiến tranh. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông giữ các chức vụ: Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (1964-1965), Chính ủy Quân khu 4 (1967), Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn (1967 - 1975). Năm 1979, ông là Bộ trưởng Bộ Xây dựng và sau đó trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Theo Quang Huy - Quân đội Nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.