A+ A A- Kiểu đọc sách

Bộ test nhanh virus Corona của ĐH Bách khoa HN cho kết quả chỉ sau 70 phút

07:30 10/02/2020
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Đặc biệt, giá thành sản xuất mỗi test của nhóm nghiên cứu là 350 nghìn đồng, trong khi đó giá sản xuất bộ test RT - PCR là 1 triệu đồng.

Việt Nam là quốc gia thứ 3 nuôi cấy và phân lập thành công virus corona

Việt Nam là quốc gia thứ 3 nuôi cấy và phân lập thành công virus corona

Ngày 7/2/2020, virus nCoV được nhận diện thông qua hình ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) bằng phương pháp nhuộm âm bản – soi mẫu trực tiếp (tại phòng thí nghiệm siêu cấu trúc của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Từ kết quả này, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 3 nuôi cấy thành công virus này.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố chế tạo thành công sinh phẩm RT - LAMP phát hiện nhanh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra. Với ưu điểm thời gian phát hiện nhanh nhất hiện nay và giá thành rẻ, nhóm nghiên cứu mong bộ sản phẩm này sớm được đến bệnh viện tuyến huyện. Nhóm nghiên cứu bao gồm TS Lê Quang Hòa và TS Nguyễn Lê Thu Hà, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Cụ thể, với phương pháp mới này, chỉ sau 70 phút cho toàn bộ quy trình (bao gồm cả tách chiết RNA và phản ứng khuếch đại) sẽ cho kết quả ngay. Trong khi đó, phản ứng RT - PCR thông thường phải mất 240 phút cho cả quy trình.

Được biết, giá thành sản xuất mỗi test của nhóm nghiên cứu là 350.000 đồng, trong khi đó giá sản xuất bộ test RT - PCR là 1 triệu đồng. So với các kỹ thuật sinh học phân tử khác, RT - LAMP có thiết bị đơn giản, khả năng ứng dụng tại hiện trường, độ nhạy và độ đặc hiệu cao (tương đương với real - time RT - PCR).

Chú thích ảnh
TS Lê Quang Hòa cùng đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Nói về ưu điểm của bộ sinh phẩm này, TS Lê Quang Hòa cho biết, với quy trình không phức tạp và khả năng ứng dụng, sản phẩm này có thể sử dụng tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện dã chiến. Đặc biệt, phát huy mạnh nếu dịch viêm đường hô hấp cấp có khả năng bùng phát thì có khả năng khoanh vùng dịch, phản ứng cách ly vùng dịch đó. Điều mong muốn lớn nhất hiện nay đối với nhóm nghiên cứu là sản phẩm được sớm đưa vào ứng dụng trong thực tế.

Bộ sinh phẩm được xây dựng trên mẫu nghiên cứu, do đó để đảm bảo độ chính xác phải tách chiết từ bộ sản phẩm thực thì mới có kết quả so sánh. Nhóm nghiên cứu mong cơ quan chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện để nhóm có thể hợp tác nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến trung ương, tổ chức chuyên ngành có mẫu bệnh phẩm thực để tiến hành so sánh. Nhóm nghiên cứu chia sẻ, đây là khó khăn lớn nhất hiện nay.

Ý tưởng của nhóm nghiên cứu xuất phát từ đầu năm 2020, khi Trung Quốc báo lên tổ chức Y tế thế giới có một số trường hợp viêm phổi không xác định nguyên nhân. "Tuy nhiên, để sản phẩm ứng dụng được phải được các điều kiện quy trình, văn bản tối ưu, chỉ trong vòng 10 ngày đến 14 ngày nữa thì bộ sinh phẩm áp dụng được ở bệnh viện tuyến huyện", TS Lê Quang Hòa nói.

Theo VTV

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...