loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 27/8, ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của từng môn thi và phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020.
Tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2020 Thông qua website của Bộ GDĐT tại địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn/Account/Login và tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT qua Website các Sở GDĐT.
Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xác định ngưỡng điểm xét tuyển. Các thí sinh, phụ huynh có thể căn cứ vào điểm từng môn thi và tổ hợp xét tuyển để đăng ký nguyện vọng xét tuyển cho phù hợp.
Cụ thể, kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán của cả nước năm 2020 cho thấy, có 845473 thí sinh tham gia thi bài thi Toán, trong đó điểm trung bình là 6,68 điểm, điểm trung vị là 7 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,8 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 195 (chiếm 0,02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 153367 (chiếm 18%); có 273 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Ngữ văn có 830764 thí sinh tham gia thi, trong đó điểm trung bình là 6,62 điểm, điểm trung vị là 6,75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 119 (chiếm 0,01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75779 (chiếm 9%); có 2 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Vật lí có 286847 thí sinh tham gia thi, trong đó điểm trung bình là 6,72 điểm, điểm trung vị là 7 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,75 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 39; số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 37140 (chiếm 13%); có 10 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Hóa học có 289066 thí sinh, trong đó điểm trung bình là 6,71 điểm, điểm trung vị là 7 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,75 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 38 (chiếm 0,01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 44766 (chiếm 15,49%); có 399 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Sinh học có 284063 thí sinh, trong đó điểm trung bình là 5,59 điểm, điểm trung vị là 5,5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 5,25 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 43 (chiếm 0,02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 85715 (chiếm 30,17%); có 121 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Lịch sử có 553987 thí sinh, trong đó điểm trung bình là 5,19 điểm, điểm trung vị là 5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4,5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 111 (chiếm 0,02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 260074 (chiếm 46,95%); có 371 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Địa lí có 540775 thí sinh, trong đó điểm trung bình là 6,78 điểm, điểm trung vị là 7 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7,25 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 133 (chiếm 0,02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 33606 (chiếm 6,21%); có 248 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Giáo dục công dân có 469587 thí sinh tham gia thi, trong đó điểm trung bình là 8,14 điểm, điểm trung vị là 8,25 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 8,75 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 41; số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 5152 (chiếm 1,10%); có 4163 thí sinh đạt điểm 10.
Môn Tiếng Anh có 749285 thí sinh, trong đó điểm trung bình là 4,58 điểm, điểm trung vị là 4,2 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 543 (chiếm 0,07%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 472990 (chiếm 63,13%); có 225 thí sinh đạt điểm 10.
Đối với một số tổ hợp xét tuyển đại học, kết quả phân tích phổ điểm như sau:
Tổ hợp 3 môn xét tuyển Toán, Vật lí, Hóa học cho thấy, điểm trung bình là 21,46 điểm, điểm trung vị là 21,9 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 23 điểm.
Tổ hợp 3 môn xét tuyển Toán, Hóa học, Sinh học, điểm trung bình là 20,36 điểm, điểm trung vị là 20,55 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 22 điểm.
Tổ hợp 3 môn xét tuyển Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, điểm trung bình là 18,5 điểm, điểm trung vị là 18,5 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19 điểm.
Tổ hợp 3 môn xét tuyển Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, điểm trung bình là 18,19 điểm, điểm trung vị là 18,3 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19 điểm.
Tổ hợp 3 môn xét tuyển Toán, Vật lí, Tiếng Anh, điểm trung bình là 20,07 điểm, điểm trung vị là 20,2 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 21 điểm.
Phổ điểm có sự phân hóa cao, trường đại học thuận lợi về nguồn tuyển
Ngày 27/8, cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm của từng môn thi và một số tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng. Theo đánh giá của một số chuyên gia, phổ điểm thi năm nay có sự phân hoá tốt, đạt được mục đích của kỳ thi là xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và phổ điểm thi năm nay đã trả lời cho những băn khoăn của nhiều người khi chưa đủ niềm tin vào kỳ thi được tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh.
Nhận định tích cực về phổ điểm vừa được công bố, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết: Phổ điểm không quá tả hoặc quá hữu, độ phân hóa tốt; đạt được mục đích của kỳ thi đặt ra. Điểm trung bình một số môn thi được cải thiện, trong đó có môn Lịch sử và Ngoại ngữ. Đó là một cố gắng lớn, dù năm học vừa qua, ngành Giáo dục phải trải qua nhiều khó khăn vì dịch COVID-19.
Giải thích chiều hướng tích cực của phổ điểm, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đưa ra 2 lý do: Ngân hàng câu hỏi năm sau lớn hơn năm trước mà ngân hàng câu hỏi càng lớn, độ "chuẩn" của đề thi càng cao. Cùng với đó, việc tổ chức kỳ thi nghiêm túc, khách quan, đánh giá đúng thực chất năng lực của thí sinh.
Đánh giá về nỗ lực của ngành giáo dục trong tổ chức kỳ thi, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, kỳ thi năm nay diễn ra trong điều kiện dịch bệnh, không ít ý kiến đã tạo ra áp lực để không tổ chức kỳ thi. Song, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiên quyết tổ chức kỳ thi này và thực tế cho thấy, việc tổ chức kỳ thi là đúng đắn và chính xác. Nếu không có kỳ thi này, trong điều kiện bệnh thành tích vẫn còn ở không ít địa phương, cơ sở giáo dục thì việc xử lý kết quả cho tuyển sinh đại học và phân luồng học sinh sẽ khó khăn.
Phổ điểm được công bố cho thấy có sự phân hóa rõ ràng, giúp các trường đại học sử dụng kết quả thi thuận lợi để tuyển sinh. Phổ điểm có sự phân hóa tốt cũng là một thành công của kỳ thi đợt 1 thi này.
Đánh giá về nỗ lực của ngành giáo dục trong tổ chức kỳ thi, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, kỳ thi năm nay diễn ra trong điều kiện dịch bệnh, không ít ý kiến đã tạo ra áp lực để không tổ chức kỳ thi. Song, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiên quyết tổ chức kỳ thi này và thực tế cho thấy, việc tổ chức kỳ thi là đúng đắn và chính xác. Nếu không có kỳ thi này, trong điều kiện bệnh thành tích vẫn còn ở không ít địa phương, cơ sở giáo dục thì việc xử lý kết quả cho tuyển sinh đại học và phân luồng học sinh sẽ khó khăn.
Phổ điểm được công bố cho thấy có sự phân hóa rõ ràng, giúp các trường đại học sử dụng kết quả thi thuận lợi để tuyển sinh. Phổ điểm có sự phân hóa tốt cũng là một thành công của kỳ thi đợt 1 thi này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Xê, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ vui mừng vì ở hầu hết các môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay, điểm trung bình đều từ 6 trở lên. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc, nguồn tuyển sinh vào các trường đại học sẽ thuận lợi.
Phó Giáo sư Đỗ Văn Xê nhận định, kết quả thi năm nay đánh giá đúng năng lực của học sinh và không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình dịch bệnh. Với môn Tiếng Anh, điểm trung bình nhỉnh hơn một chút so với năm trước – điều này là bình thường vì việc cải thiện trình độ tiếng Anh không phải ngày một ngày hai. Nhưng có thể thấy, điểm môn Lịch sử tốt hơn năm 2019 rất nhiều. Kết quả đó thể hiện nỗ lực, cố gắng của các thầy cô, nhà trường và các em học sinh.
Theo ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm nay trong bối cảnh dịch COVID-19, mục tiêu của kỳ thi phục vụ cho đánh giá tốt nghiệp là chính nhưng kết quả điểm thi và phổ điểm thi không chỉ "đẹp" cho phần thi tốt nghiệp mà còn giúp cho công tác tuyển sinh của các trường đại học được thuận lợi.
Cũng vì bối cảnh dịch bệnh mà trước kỳ thi, có những tranh cãi xung quanh việc thi hay không thi, đứng ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Quách Tuấn Ngọc khẳng định, việc tổ chức kỳ thi bình thường là cần thiết, vì nếu bỏ thi sẽ thiệt thòi cho những học sinh có mong muốn xét tuyển vào đại học. Trong điều kiện khó khăn, chúng ta đã có một kỳ thi thành công, tạo công bằng cho học sinh, nhất là những học sinh có nguyện vọng vào đại học.
Lí giải về việc dù đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái để phù hợp với bối cảnh thực tế nhưng ở nhiều môn vẫn hiếm điểm 10, ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng, đó là do việc ra đề thi tốt. Đề thi vừa đảm bảo sàng lọc học sinh, vừa phục vụ tốt cho hoạt động tuyển sinh của các trường đại học.
Nhóm P.V
loading...