Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn

"Không chỉ là một nhà vua yêu nước, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ luôn hướng về Tổ quốc. Nghệ thuật cũng là con đường giúp ông vượt lên nỗi đau của sự lưu đày và có được sự tự do trong cuộc sống. Từ những nghiên cứu của mình, tôi có thể khẳng định ông là nghệ sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bởi các bậc thầy hội họa ở Paris".
16/11/2024 07:20
Lam Anh

"Không chỉ là một nhà vua yêu nước, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ luôn hướng về Tổ quốc. Nghệ thuật cũng là con đường giúp ông vượt lên nỗi đau của sự lưu đày và có được sự tự do trong cuộc sống. Từ những nghiên cứu của mình, tôi có thể khẳng định ông là nghệ sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bởi các bậc thầy hội họa ở Paris".

Đó là những chia sẻ của nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, TS Amandine Marie Anne Dabat, về vua Hàm Nghi trong buổi Lễ tiếp nhận Tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) diễn ra sáng 12/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Từ "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)"

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 1.

Vua Hàm Nghi

Năm 1908, Vua Hàm Nghi đã vẽ bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) lấy bối cảnh từ đồng quê gần nơi ông sống ở Algiers. Vua Hàm Nghi đã sử dụng phong cách chấm điểm, chịu ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp, theo chủ nghĩa hậu ấn tượng cuối thế kỷ XIX, để làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ của buổi chiều tà trong cảnh hoàng hôn ngược sáng.

Tác phẩm này đã trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật của ông. Tác phẩm được triển lãm lần đầu tiên vào năm 1926 tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris, với tên gọi Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers), được ông ký tên là Tử Xuân. Và nay, TS Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình, đã trao tặng tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Theo chia sẻ của TS Amandine Dabat, bức tranh này đã được chọn sau khi bà tham khảo ý kiến gia đình vì đây là một trong những tác phẩm quan trọng của vua Hàm Nghi, miêu tả những đồi núi xung quanh biệt thự nơi vua sinh sống cùng gia đình tại El Biar. Bà hy vọng việc trao tặng bức tranh này sẽ mở đường cho việc trao tặng tác phẩm khác của Vua Hàm Nghi, để công chúng Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về di sản nghệ thuật của ông.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 2.

Bức chân dung tự họa của vua Hàm Nghi

Chia sẻ về món quà đặc biệt, nhằm mang đến cơ hội cho công chúng Việt Nam và du khách quốc tế chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật này của Vua Hàm Nghi, TS Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - cho biết: việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh có ý nghĩa rất lớn đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng, và với nền mỹ thuật Việt Nam nói chung.

"Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm, hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng. Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX" - ông Minh cho hay.

Cả một di sản nghệ thuật

Vua Hàm Nghi (1871- 1944), tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884 của triều Nguyễn. Năm 1885, ông ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân chống Pháp. Năm 1888, ông bị thực dân Pháp bắt và lưu đày ở Algiers. Ở đây, ông được học hội họa và điêu khắc từ những bậc thầy như Marius Reynaud, nhà điêu khắc Léon Fourquet và Auguste Rodin.

Vua Hàm Nghi được họa sĩ Marius Reynaud đào tạo về mỹ thuật từ năm 1889. Marius Reynaud dạy ông tại nhà riêng ở Algiers, theo mô hình Trường Mỹ thuật ở Paris, hai lần một tuần trong hơn 15 năm. Ông học các kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu, phấn màu, nghệ thuật vẽ chân dung, nghiên cứu khỏa thân, phong cảnh, tĩnh vật, cảnh quan kiến trúc, v..v… Những tác phẩm đầu tiên của ông ra đời năm 1889, đã đưa ông trở thành họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 3.

Bìa sách

Léon Fourquet đào tạo vua Hàm Nghi về điêu khắc từ năm 1895 ở Algiers. Sau đó, nhà điêu khắc Auguste Rodin đào tạo ông từ năm 1899 ở Paris vào 3 tháng Hè, cứ 2 năm 1 lần. Tại Pháp, nhiều tác phẩm của ông được giới nghệ thuật biết đến qua các cuộc đấu giá và triển lãm.

Trong cuộc đời, dù chỉ tổ chức 3 cuộc triển lãm tại Paris (năm 1904 tại Bảo tàng Guimet (phấn màu khô), năm 1909 tại Phòng trưng bày Devambez (bản vẽ), năm 1926 tại Phòng trưng bày Mantelet - Colette Weil (12 tranh phấn màu, 38 tranh sơn dầu, 8 tác phẩm điêu khắc) nhưng gia tài nghệ thuật của vua Hàm Nghi là 91 bức tranh và những tác phẩm điêu khắc.

Về chất liệu, vua Hàm Nghi sáng tác nhiều tranh sơn dầu, phấn màu, điêu khắc đồng, thạch cao. Về đề tài, nhà vua vẽ phần lớn chủ đề tranh là phong cảnh, một vài tranh chân dung, một vài lính thủy, mà không vẽ chủ đề chính trị.

Trong điêu khắc, nhà vua thể hiện những khuôn mặt phụ nữ hay con người qua những bức tượng bán thân (Một số tác phẩm điêu khắc của ông được giới thiệu trong ngày 12/11 như bàn tay của vua, tượng bán thân của cháu trai vua, người mẫu…).

Cho dù đã từng có thời gian chịu ảnh hưởng của Gauguin, Nabis, khuynh hướng Ấn tượng hay Hậu Ấn tượng, nhưng quan điểm nghệ thuật của Vua Hàm Nghi có những nét rất riêng. Ông luôn luôn như một nghệ sĩ phương Tây và một nghệ nhân Việt Nam. Đối với vua Hàm Nghi, hội họa, nghệ thuật chính là khoảng trời tự do.

Vua Hàm Nghi đã chọn "子春" (Tử Xuân) làm nghệ danh cho mình. Đó là biệt danh mà ông được gọi khi còn nhỏ và được ông dùng trong suốt cuộc đời mình.

Khoảng trời tự do

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 4.

TS lịch sử nghệ thuật Amandine Marie Anne Dabat

Theo TS Amandine Dabat, tranh của vua Hàm Nghi có cấu trúc chặt chẽ, màu sắc chọn lọc, nội dung đi tìm cái đẹp của thiên nhiên, nhưng kín đáo, trầm buồn, u uẩn bởi nghệ thuật là phương tiện để thể hiện lòng hoài nhớ quê hương.

Đánh giá riêng về tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers, TS Amandine Dabat viết: "Vua Hàm Nghi vẽ thiên nhiên và tìm cách thể hiện ánh sáng trong những rung động tinh tế nhất của nó. Chính việc tìm kiếm sự tinh tế này đã thúc đẩy ông suốt cuộc đời không ngừng hoàn thiện kỹ thuật vẽ. Ông đặc biệt yêu thích thử thách bắt được khoảnh khắc hoàng hôn, một khoảnh khắc rất ngắn ngủi, với những gam màu đầy hoài niệm, cho phép ông thể hiện, qua mọi sắc thái màu sắc và bầu không khí, cảm xúc và khát vọng vươn lên trên hoàn cảnh lưu đày của mình. Và bức tranh này là một minh họa tuyệt vời cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi".

Cũng theo TS Amandine Dabat, khi theo đuổi nghệ thuật ở thời điểm này, vua Hàm Nghi đã không chọn con đường tiên phong như các nghệ sĩ thuộc phong trào nghệ thuật Paris lúc bấy giờ mà tìm đến các bậc thầy để học hỏi và từ đó, sáng tạo nghệ thuật theo phong cách riêng của ông. Nhân sinh quan này cũng đã trao cho ông cơ hội đến với các loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm điêu khắc, thủ công mỹ nghệ. Ông đã thực hiện nhiều sản phẩm như giường, tủ, bàn, ghế với xưởng gỗ tại nhà.

Nhận định về tranh phong cảnh của vua Hàm Nghi, GS lịch sử nghệ thuật Nora Taylor cho biết: "Phong cảnh của Algieria trong tranh của Hàm Nghi được xem là sự kết nối đến nguồn cội với tư cách là một người đang khao khát trở về quê hương".

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 5.

Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)

Cùng những cảm nhận trên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, cho rằng phong cảnh trong tranh của vua Hàm Nghi không thuần túy là phong cảnh trước mặt, mà chính là bức tranh phong cảnh tâm hồn của Ngài. Đó là sự khắc khoải, nhớ thương quê hương, đất nước xứ sở.

"Nhưng cũng phải thấy rằng đây là câu chuyện hết sức đặc biệt từ một vị hoàng đế đi đày biệt xứ và lưu vong trở thành nghệ sĩ. Có lẽ số phận quá may mắn cho ông bởi tôi nghĩ rằng chính nghệ thuật đã nuôi dưỡng tâm hồn ông và tâm hồn ông cũng được bảo trọng bởi nghệ thuật" - họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhận định - "Những tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi khẳng định: tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam và mỹ cảm Việt Nam chưa bao giờ mất mà ông chính là sự khởi đầu, là người họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Nhìn vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam cũng chưa thấy ai toàn tài ở cả lĩnh vực hội họa và điêu khắc như vua Hàm Nghi".

"Vì thế, tôi nghĩ rằng trong xu thế của nền mỹ thuật đương đại đang phát triển, bài học của Ngài chưa bao giờ cũ và vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến con đường nghệ thuật của bất kì ai trong giới mỹ thuật Việt Nam" - họa sĩ Lương Xuân Đoàn khẳng định.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 7.

Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) giữa TS. Amandine Marie Anne Dabat và giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, TS Lê Anh Minh sáng 12/11

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 8.

Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) được trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.