Vụ nổ Thiên Tân: 'Sử dụng chất độc trong sản xuất đã như một trò chơi'
(Thethaovanhoa.vn) - Ở một số nước, thông tin về việc bảo quản các chất hóa học nguy hiểm và độc hại phải được công khai. Tuy nhiên ở Trung Quốc, nhiều công ty không cần phải xác định và thông báo chi tiết các hóa chất độc hại mà họ đang lưu giữ.
Theo ông Ma Jun, Giám đốc Viện các vấn đề Công cộng và Môi trường Trung Quốc, điều này bộc lộ lỗ hổng lớn về quản lý.
Hai vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại một nhà kho chứa hàng ở Thiên Tân đêm 12/8 đã khiến 85 người thiệt mạng. Theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, vụ nổ đầu tiên tương đương với việc kích nổ 3 tấn thuốc nổ TNT, trong khi vụ nổ thứ 2 tương đương 21 tấn TNT.
Hiện các chuyên gia đang điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân của các vụ nổ này. Theo CCTV News, bên trong nhà kho có calcium carbide, một chất hóa học mà khi gặp nước hoặc nhiệt độ ẩm nó sẽ tạo ta acetylene, một loại khí dễ cháy. Nó có thể phát nổ khi đạt tới một mức độ nhất định.
Hai vụ nổ kinh hoàng làm 85 người thiệt mạng và đe dọa cơ ô nhiễm môi trường
Ông Sun Chenglin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Vật lý Hóa học Đại Liên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho rằng sau vụ nổ ở Thiên Tân, đáng lẽ ra nên dập tắt đám cháy do calcium carbide gây ra bằng bột than chì khô hoặc cát khô, chứ không phải nước.
Thêm nữa, có hơn 700 tấn Natri xyanua (sodium cyanide, loại hóa chất cực độc) tại nơi xảy ra vụ nổ, có thể tạo ra hidro xyanua (hydrogen cyanide), một loại khí độc hại và dễ cháy, sau khi có phản ứng với nhiệt độ ẩm hoặc a-xít. Natri xyanua còn có thể gây nên cháy nổ nếu phản ứng với chlorate (clo-rát) hoặc nitrate (ni-trát).
Hôm 14/8, Bộ Bảo vệ Môi trường thông báo, trong các đường ống ngầm của 2 cửa xả bị chặn ở nơi xảy ra vụ nổ phát hiện thấy có nhiều oxy hóa học và xyanua, cao hơn so với mức được phép 3-8 lần.
Hiện trường vụ nổ nhìn từ trên cao
Trả lời câu hỏi liệu có mưa xuống có dẫn đến tai nạn phái sinh tại nơi xảy ra vụ nổ, Wang Lianqing, kỹ sư cao cấp thuộc Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Thiên Thân, khẳng định mưa liên tục sẽ không gây thêm tai nạn bởi cả khu vực này đã được dập tắt hết.
Trong khi đó, ông Ma Jun nhấn mạnh quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước bị ô nhiễm tại nơi xảy ra vụ nổ phải được ngăn chặn và xử lý một cách đúng đắn. “Nếu nước ô nhiễm chảy ra biển Bột Hải, nó sẽ phá hủy hệ sinh thái biển. Nếu nước bị ô nhiễm thấm vào nước ngầm hoặc đất, công tác khắc phục hậu quả sẽ vô cùng khó khăn và tốn rất nhiều tiền” – ông Ma Jun nói.
Ông Ma Jun kêu gọi các cơ quan giám sát an toàn và ban, ngành bảo vệ môi trường quan tâm hơn nữa tới vụ nổ ở Thiên Tân. Ông đặt vấn đề, liệu các cơ quan liên quan có biết rõ có lượng lớn các hóa chất nguy hiểm tại nơi xảy ra vụ nổ và họ có tìm ra các lỗ hổng tiềm tàng về an toàn và các lệnh chỉnh sửa đã ban hành theo các quy ước quốc tế và thiết lập một hệ thống công bố các thông tin về các hóa chất độc hại nhằm dẹp bỏ các hàng rào giữa các cơ quan giám sát an toàn, bảo vệ môi trường và giao thông, tạo áp lực cho các doanh nghiệp và buộc họ phải hoạt động theo sự giám sát chung.
Tuy nhiên, người dân địa phương sẽ không muốn sống ở nơi đầy rẫy những chất hóa học độc hại.
“Sản xuất bằng việc sử dụng các hóa chất độc hại đã trở thành một trò chơi. Có cần thiết phải sử dụng một lượng lớn hóa chất độc hại như vậy trong quá trình sản xuất? Những chất này gây đe dọa cho môi trường và cả sức khỏe của chúng ta, kể cả khi không hề có bất cứ vụ tai nạn nào. Tôi hy vọng, việc sử dụng hóa chất độc hại sẽ được giảm đáng kể bởi đây chính là giải pháp thực sự mà chúng ta đang cần”.