Vụ MobiFone mua AVG: Truy tố 2 nguyên Bộ trưởng và 12 đồng phạm

Sáng 19/10, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt Cáo trạng số 89/CTr-VKSTC-V3 truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
19/10/2019 08:39

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 19/10, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt Cáo trạng số 89/CTr-VKSTC-V3 truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Vụ MobiFone mua AVG: Đề nghị truy tố 2 nguyên Bộ trưởng và 12 đồng phạm

Vụ MobiFone mua AVG: Đề nghị truy tố 2 nguyên Bộ trưởng và 12 đồng phạm

Sáng 3/9, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết đã nhận được bản Kết luận điều tra số 73/C03-P14 ngày 31/8 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Trong số 14 bị can, có 13 bị can bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 220, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Mười ba bị can này bao gồm: Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), Phạm Đình Trọng (sinh năm 1970, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Võ Văn Mạnh (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (sinh năm 1983, thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Lê Nam Trà (sinh năm 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (sinh năm 1961, nguyên Tổng Giám đốc MobiFone), Phan Thị Hoa Mai (sinh năm 1966, Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) cùng 5 Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (sinh năm 1975), Hồ Tuấn (sinh năm 1965), Nguyễn Đăng Nguyên (sinh năm 1976, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (sinh năm 1972), Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1969).

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, MobiFone, AVG, Truy tố Nguyễn Bắc Son, truy tố Trương Minh Tuấn, MobiFone mua AVG, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm Nhật Vũ, pham nhat vu

Riêng bị can Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, 4 bị can: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà còn bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố thêm tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong số 14 bị can, có 8 bị can bị tạm giam; 6 bị can được tại ngoại, trong đó có 1 bị can được bảo lĩnh (bị can Phạm Thị Phương Anh), 5 bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Chỉ đạo quyết liệt MobiFone phải mua cổ phần của AVG

Theo cáo trạng, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, các bị can: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau tại MobiFone, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty thẩm định giá AMAX đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG; thẩm định giá; sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại là hơn 6.590 tỷ đồng (trong đó 6.475 tỷ đồng là tiền Nhà nước bị thiệt hại khi MobiFone mua AVG và 115 tỷ đồng là tiền lãi của các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn để thanh toán cho AVG).

Cụ thể, dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định chủ trương đầu tư nhưng Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Phạm Đình Trọng đề xuất và giao cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, vi phạm quy định Điều 31 - Luật số 67/2014/QH13. Bên cạnh đó, giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án là 2 yếu tố quan trọng đối với dự án đầu tư, chưa được làm rõ nhưng Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình, vi phạm Điều 5, khoản 6 - Luật số 69/2014/QH13 quy định: "Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm hiệu quả và gia tăng giá trị vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, phòng, chống dàn trải, lãng phí thất thoát vốn tài sản của Nhà nước".

Mặt khác, khi phê duyệt dự án, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG (đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P) là vi phạm Quyết định số 929 ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính trước năm 2015". Đặc biệt, Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12/2015. Việc này đã vi phạm quy định tại Điều 5, khoản 4 - Luật số 69/2014/QH13: "Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp".

Biết AVG thua lỗ vẫn quyết tâm mua "cao hơn giá trị thật"

Trước khi MobiFone mua cổ phần của AVG, tình hình tài chính của AVG rất khó khăn: kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn. Để nâng cao giá trị AVG, Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin việc AVG đang được đối tác nước ngoài trả giá mua 700 triệu USD và AVG đã nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD để đàm phán với MobiFone về giá mua bán AVG. Đồng thời, Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên hệ, trao đổi, đề nghị Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là những người có chức vụ, quyền hạn tại Bộ Thông tin và Truyền thông, MobiFone, để thúc đẩy việc việc mua bán AVG được nhanh chóng nhằm mang lại lợi ích cho AVG.

Quá trình chỉ đạo để mua AVG, các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, nhưng các bị can ở mỗi vị trí, vai trò của mình đã tiếp nhận ý chí của nhau, thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Biết rõ Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị can Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng và phải hoàn thành trong tháng 12/2015. Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng, đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Khi chỉ đạo và thực hiện dự án, các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải biết rõ những vi phạm trong quá trình thực hiện dự án, nhưng với quyền hạn của mình và vì mục đích khác nhau các bị can đã quyết liệt thực hiện để thúc đẩy việc mua bán AVG được nhanh chóng mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG. Đồng thời, các bị can này đã nhận một số tiền lớn của Phạm Nhật Vũ. Cụ thể, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho: Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD, Cao Duy Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD. Các bị can nhận thức được hành vi sai phạm, biết rõ việc nhận tiền trên của Phạm Nhật Vũ là do đã chỉ đạo, quyết định việc MobiFone mua cổ phần của AVG, nên số tiền nhận được là từ việc mua bán AVG.

Tiếp tục làm rõ hành vi liên quan

Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Bắc Son thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội và nhận trách nhiệm trước pháp luật với vai trò chủ mưu, chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình tại MobiFone và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn truy tố, bị can Nguyễn Bắc Son chỉ nhận trách nhiệm là người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông; không thừa nhận vai trò chủ mưu, chỉ đạo MobiFone thực hiện dự án như kết luận của Cơ quan điều tra. Nhưng với kết quả điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định có đủ căn cứ kết luận Nguyễn Bắc Son là người chỉ đạo, quyết định và thúc đẩy việc mua cổ phần của AVG, quyết liệt trong phân công chỉ đạo cấp dưới thực hiện. Do vậy, Nguyễn Bắc Son là người chịu trách nhiệm cao nhất, đứng đầu các bị can đã được phát hiện, khởi tố và truy tố.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Bắc Son khai, sau khi nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ, đã đưa cho Nguyễn Thị Thu Huyền (con gái Nguyễn Bắc Son) tại nhà riêng của Son, mỗi lần đưa từ 300.000 USD đến 400.000 USD, khi đưa Son dặn Huyền không được gửi tiết kiệm còn việc đầu tư vào đâu là tùy. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thu Huyền không thừa nhận việc nhận 3 triệu USD từ Nguyễn Bắc Son. Căn cứ kết quả điều tra, đến nay chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Thị Thu Huyền. Viện Kiểm sát khẳng định, hành vi của Nguyễn Thị Thu Huyền tiếp tục được điều tra làm rõ qua kết quả xét hỏi tại phiên tòa.

Cáo trạng cũng xác định, các bị can Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang đều thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội, phối hợp với Cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án và chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại cho nhà nước. Bị can Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang đã nộp lại toàn bộ số tiền thu lời bất chính… Do vậy, theo Viện Kiểm sát, cần phân hóa vai trò, hành vi và ý thức trách nhiệm đối với hậu quả của từng bị can để quyết định hình phạt và áp dụng các tình giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với từng bị can.

Nhằm đảm bảo việc khắc phục hậu quả thiệt hại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thu nộp vào tài khoản tạm giữ tổng số tiền hơn 68 tỷ đồng do các bị can và gia đình giao nộp. Trong đó, gia đình bị can Lê Nam Trà nộp hơn 54 tỷ đồng, gia đình Cao Duy Hải nộp hơn 11 tỷ đồng, gia đình bị can Trương Minh Tuấn nộp 2 tỷ đồng… Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kê biên nhà đất của bị can Nguyễn Bắc Son tại số 14, ngõ 36C1 Lý Nam Đế (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), kê biên nhà đất của bị can Trương Minh Tuấn tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội). Đồng thời, phong tỏa tài khoản của Nguyễn Bắc Son có số dư gần 592 triệu đồng, phong tỏa tài khoản của Trương Minh Tuấn có số dư hơn 2,1 tỷ đồng…

Kim Anh/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.