loading...
(Thethaovanhoa.vn) -
“Tia chớp” người Jamaica là VĐV điền kinh vĩ đại ở những cự ly ngắn nhưng anh lại có những cú xuất phát hết sức bình thường trước khi bứt tốc kinh mạnh mẽ ở những mét cuối cùng. Việt Nam cũng từng có một VĐV gặp trường hợp tương tự Bolt là “nữ hoàng điền kinh” Vũ Thị Hương. Ngày còn thi đấu, Vũ Thị Hương gần như thống trị những đường chạy cự ly ngắn ở Đông Nam Á. Cô từng giành 4 HCV cự ly 100m tại SEA Games 2005, 2007, 2009 và 2013, cùng 3 HCV cự ly 200m tại SEA Games 2007, 2009 và 2013. Cô cũng từng giành 1 HCB và 1 HCĐ tại Asiad Quảng Châu năm 2010 lần lượt ở nội dung 200m và 100m nữ.
Xuất sắc là thế nhưng Vũ Thị Hương chưa bao giờ được đánh giá cao ở những cú xuất phát giống huyền thoại điền kinh người Jamaica Usain Bolt. Tại SEA Games, không dưới 3 lần Vũ Thị Hương xuất phát chậm hơn đối phương nhưng có pha nước rút ngoạn mục để cán đích đầu tiên, điển hình như tại nội dung 100m và 200m ở SEA Games năm 2007 và 2013.
"Nữ hoàng điền kinh" Vũ Thị Hương của Việt Nam cũng là một trường hợp xuất phát muộn nhưng về đích sớm Là một VĐV chuyên nghiệp như Usain Bolt, ngoài thời gian luyện tập nghiêm ngặt, chế độ ăn uống cũng là một phần rất quan trọng để giúp anh có thể bù lại năng lượng sau mỗi buổi luyện tập.
Thế nhưng, những lần xuất phát chậm cũng đã ảnh hưởng đến thành tích của “nữ hoàng điền kinh” Việt Nam như tại Asiad 2010 tại Quảng Châu. Ở nội dung 100m, Hương chỉ giành HCĐ và nguyên nhân nằm ở việc cô xuất phát muộn hơn các đối thủ. Vũ Thị Hương mất 0,156 phần trăm giây sau tiếng súng lệnh, trong khi đó, hai VĐV đạt HCB và HCV là Khubbieva (Uzbekistan) mất 0,113 phần trăm giây và Fukushima (Nhật Bản) mất 0,144 phần trăm giây. Trong 50m đầu tiên, Vũ Thị Hương chỉ xếp thứ 6 nhưng ở 50m cuối cùng cô đã bứt tốc để giành vị trí thứ ba chung cuộc.
Cùng xuất phát chậm nhưng khác biệt lớn nhất giữa Bolt và Vũ Thị Hương là chênh lệch chiều cao với các đối thủ. Nếu Bolt cao đến hơn 1m90 thì Hương chỉ cao đến 1m63. Sự chênh lệch về chiều cao và sải chân giúp Bolt luôn sẵn sàng nhanh hơn đối phương vài bước chân cũng như thường xuyên có những pha nước rút ở đoạn cuối. Điều đó với Vũ Thị Hương là không thể.
Phản xạ khi xuất phát là quãng thời gian giữa tiếng súng lệnh và khi chân của VĐV đạp vào bàn đạp, lấy đà để bật khỏi vị trí và lao đi. Ai phản xạ nhanh có thể sẽ là người có bước xuất phát tốt. Luật chơi quy định phản xạ súng lệnh nếu nhanh hơn 0,1 phần trăm giây là phạm quy, nhưng các VĐV càng phản xạ cận với ngưỡng trên thì càng dễ dàng có bước xuất phát tốt.
Các thống kê cho thấy, độ nhạy khi phản xạ với tiếng súng lệnh sẽ ảnh hưởng từ 0,1 đến 0,2 % giây ở kết quả cuối cùng, nhưng điều quan trọng hơn cả, nó ảnh hưởng tới cả tâm lý thi đấu trên cả quãng đường 100m. |
Hiếu Lương
loading...