Vì sao siêu cường kích T-50 của Nga được mệnh danh là 'sát thủ diệt hạm'?
(Thethaovanhoa.vn) - Máy bay chiến đấu T-50 của Nga được trang bị tên lửa chiến thuật mới nhất X-35UE, có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu hải quân nào, từ xuồng đổ bộ cho đến hàng không mẫu hạm, cũng như các mục tiêu mặt đất như kho tàng, cứ điểm và thiết bị quân sự.
Loại vũ khí này cũng không hề sợ tên lửa đánh chặn phòng không và gây nhiễu điện tử.
Theo các chuyên gia, X-35UE không chỉ biến T-50 thành máy bay chiến đấu, mà còn làm cho nó trở thành máy chiến đấu đa chức năng.
T-50 (dự án PAK FA) là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga, sẽ thay thế Su-27. Máy bay này được trang bị hệ thống điều khiển điện tử mới và radar đầy hứa hẹn với anten mảng pha điều khiển. Dự kiến đến năm 2020 quân đội sẽ được trang bị 55 máy bay chiến đấu như vậy.
Theo ủy viên Đoàn chủ tịch của tổ chức "Sỹ quan Nga", đại tá dự bị Andrey Golovatyuk, T-50 được coi là một trong những thiết bị mới mang tên lửa hứa hẹn nhất X-35UE.
"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm áp dụng rộng rãi công nghệ tàng hình, hệ thống điện tử mới và vũ khí hiện đại do các nhà khoa học của chúng tôi đã và đang chế tạo. Máy bay này bước sang một cấp độ tinh vi hơn, hiện đại hơn. Về tên lửa thì có thể nói đây là loại tên lửa độc đáo và linh hoạt, có thể bố trí trên các thiết bị khác nhau như tàu chiến, máy bay, trực thăng và hệ thống tên lửa bờ biển. Có nghĩa là, ở giai đoạn này, máy bay chiến đấu T-50 đang được coi là một trong những phương tiện mang có triển vọng", ông Andrey Golovatyuk nói khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Ông cũng nói về những đặc điểm nổi bật của việc sử dụng T-50 và X-35UE trong tổ hợp.
"Bí quyết của tên lửa này cùng với máy bay chiến đấu là gì? Chúng có thể vào khu vực tiêu diệt mục tiêu mà không cần tiếp cận khu vực ảnh hưởng của phòng không đối phương. Tên lửa được sử dụng bởi nguyên tắc: sau khi phóng nó sẽ lập tức tìm thấy mục tiêu và tiếp tục đi tới mục tiêu đó. Tức là kỹ thuật bao gồm "phóng và quên". Tên lửa tự mình tìm mục tiêu. Đó là lý do tại sao tên lửa được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm". Trong trường hợp này cái tên đó hoàn toàn phù hợp", chuyên gia quân sự ghi nhận.
Theo Sputnik