Vị quân vương nhiều tiền vượt xa cả Elon Musk: Chỉ một lần tiêu tiền khiến thị trường chao đảo, giá vàng 'thủng đáy' suốt 12 năm liền
Khoảng 700 năm trước, một người đàn ông đã từng khiến các hậu thế 'đau đầu' vì mức độ giàu có của mình.
Augustus Caesar (63 TCN – 14) là hoàng đế chính thức đầu tiên của đế chế La Mã cổ đại. Theo giáo sư sử học Ian Morris (Đại học Stanford, Mỹ), hoàng đế Augustus Caesar từng nắm giữ lượng tài sản bằng 1/5 nền kinh tế của cả đế chế. Số của cải này, nếu quy đổi vào thời điểm năm 2014, tương đương 4.600 tỷ USD. Trong khi đó hiện tại Elon Musk là người giàu nhất thế giới chỉ sở hữu 136,9 tỷ USD, theo Forbes.
Tuy nhiên Augustus Caesar chưa phải người giàu có nhất thế giới. Mansa Musa, vị vua của Đế chế Mali, người cai trị Tây Phi từ năm 1312 mới là nhân vật sở hữu nhiều tiền nhất trong lịch sử. Ông giàu đến nỗi chỉ trong một lần vung tiền, cả nền kinh tế của Ai Cập thời Trung Cổ lập tức bị lũng đoạn.
Mansa Musa là ai?
Là vua của Đế chế Mali ở Tây Phi, Musa lên nắm quyền vào năm 1312. Mansa Musa thừa kế một vương quốc vốn đã rất thịnh vượng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, Mali thậm chí còn trở nên giàu có hơn nhờ tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực như vàng và muối…
Ông lên ngôi vào năm 1312 và trong 25 năm trị vì của mình, lãnh thổ của Vương quốc Mali đã ngày càng mở rộng, bao gồm các quốc gia Senegal, Mali, Burkina Faso, Niger, Guinea và Bờ biển Ngà ngày nay.
Một trong những đoàn lữ hành vĩ đại nhất từng vượt qua Sahara được dẫn đầu bởi Mansa Musa, người cai trị huyền thoại của đế chế Mali rộng lớn ở Tây Phi. Năm 1324, Musa bắt đầu một cuộc hành hương tôn giáo đến Mecca (được gọi là Hajj). Ông đi cùng với đoàn tùy tùng bao gồm 8.000 cận thần, 12.000 người hầu và 100 con lạc đà chở 136 kg vàng ròng. Cuộc hành hương này đã lan truyền tin đồn về sự giàu có của ông khắp Địa Trung Hải.
Tờ Time từng miêu tả Musa "giàu hơn những gì người ta có thể nghĩ đến".
Tài sản khổng lồ của Mansa Musa
Một số nhà sử học tin rằng nếu được điều chỉnh theo lạm phát, khối tài sản của ông được tính ra theo giá trị ngày nay lên tới khoảng 400 tỷ USD. Tuy nhiên, ông không chỉ là một người giàu có, mà còn là một quốc vương. Sự giàu có của ông vượt xa bất kỳ người nào sống tại ngày nay và cả ở thời trung cổ.
Theo Rudolph Butch Ware, phó giáo sư lịch sử tại Đại học California: "Khi người đương thời tính toán về sự giàu có của Musa, chuyện khó tin đến mức gần như không ai hiểu được ông ấy giàu có và quyền lực đến mức nào".
Theo nhà nghiên cứu Kathleen Bickford Berzock, là một hoàng đế, Mansa Musa có khả năng tiếp cận gần như vô hạn tới những nguồn của cải giá trị cao nhất thế giới Trung cổ.
Các trung tâm thương mại lớn giao dịch bằng vàng và hàng hóa khác đều nằm trong lãnh thổ của Musa, ông giàu lên nhanh chóng nhờ hoạt động thương mại này.
Theo số liệu thu thập của Bảo tàng Hoàng gia Anh, dưới triều đại Musa, Mali nắm giữ một nửa lượng vàng của thế giới.
Một lần tiêu tiền khiến vàng mất giá 12 năm
Năm 1324 vua Musa đã thực hiện một cuộc hành hương tới thánh địa Mecca huyền thoại. Theo các tài liệu của Ibn Faḍl Allah al-Umarī (1301-1349), một học giả và nhà sử học Ả Rập sống cùng thời với vua Musa ở Ai Cập, quy mô chuyến hành hương năm 1324 của Đế chế Mali cực kỳ lớn. Vua Musa được cho là đã mang theo toàn bộ triều đình của mình trong chuyến thám hiểm này, bao gồm hơn 60.000 người hầu, quan chức, thương gia, người lái lạc đà và 12.000 nô lệ.
Ông ấy cũng đóng những đoàn tàu dài chỉ để chở gia súc, hàng hóa và tất nhiên cả một khối lượng của cải lớn toàn vàng và vàng. "Ông ấy rất, rất giàu có", Berzock giải thích. "Đoàn tùy tùng chính là một phản ánh quyền lực và sự giàu có của ông ấy".
Ibn Khaldun, một nhà sử học ở thời đó đã hỏi một trong những người tham gia cuộc hành hương của Musa và được kể lại rằng: "Mỗi lần dừng lại, Musa đều chiêu đãi đoàn tùy tùng bằng những loại thực phẩm và bánh kẹo quý hiếm".
Khi dừng chân ở Cairo, thủ đô của Ai Cập, ông đã cho người nghèo nhiều vàng đến nỗi lạm phát xảy ra hàng loạt trong 12 năm tiếp theo, dẫn đến nền kinh tế sụp đổ.
Các nhà sử học ước tính đoàn hành hương của Musa đã chi tiêu tổng cộng hết 12,3 tấn vàng dẫn đến sự mất giá trên khắp khu vực Trung Đông làm thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế ở đây thời kỳ đó.
Theo các bài viết của Al-Umari, vua Musa đã tiêu hết vàng ở Ai Cập, nhưng khi hết, ông tiếp tục vay của các thương gia Cairo để tiêu. Vị vua của Mali sẵn sàng trả một lãi suất cực kỳ lớn làm bất cứ ai cũng phải sáng mắt, được bảo đảm bằng trữ lượng vàng vẫn còn trong lòng đất ở quê nhà Mali.
Cuối cùng, Musa đã cai trị Đế chế Mali trong khoảng 20 năm. Trong thời gian đó, ông đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của các thương cảng và trở thành một trong những nhà cai trị quyền lực nhất thời bấy giờ.
Những câu chuyện về đoàn xe khổng lồ và sự hào phóng của ông vẫn tiếp tục được truyền tụng rất lâu sau khi ông qua đời. Cuộc hành hương, sự hào phóng và danh tiếng của Mansa Musa đã phần nào đánh thức thế giới về sự giàu có to lớn của châu Phi, và đặc biệt là Mali.