A+ A A- Kiểu đọc sách

'Thủa ấy xứ Đoài' đẹp mê hồn và choáng ngợp của đạo diễn Việt Tú

07:32 11/06/2017
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Với khách du lịch, Thủa ấy xứ Đoài đã ra mắt được gần chục đêm diễn nhưng tối 9/6, vở diễn trên sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam của đạo diễn Việt Tú mới chính thức ra mắt công chúng tại núi Sài, chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội.

Ra mắt Thủa ấy xứ Đoài cũng là lần đầu tiên đạo diễn Việt Tú đưa ra khái niệm: sân khấu thực cảnh khi lấy bối cảnh thiên nhiên xung quanh là một phần của sân khấu trình diễn.

Vì thế, nằm trong quần thể rộng đến 1,75 ha, là một sân khấu mặt nước rộng khoảng 3000 m2, khán đài với sức chứa lên đến 2000 chỗ ngồi cho khách và đặc biệt, background của vở diễn chính là ngọn núi Thầy linh thiêng của người dân nơi đây.

Các thiết kế sân khấu như ngôi nhà đình nặng hàng tấn, dài 20m chạy ra sau rặng tre; từ 10m sâu dưới đáy long trì, hiện lên thủy đình nguyên bản nặng gần 10 tấn cho đến trên đỉnh núi Thầy cao trăm mét, hàng chục ngọn đèn như hào quang tỏa chiếu, tô điểm cho hình ảnh của Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh hiển linh và hàng trăm ngọn đèn thắp sáng rực cả rừng tre xanh ngắt, nhuộm cả mặt hồ mênh mông đã làm nên một sân khấu "có một không hai" tại Việt Nam, khiến người xem phải choáng ngợp.

Nhưng hơn thế, những màn trình diễn của 140 diễn viên đến từ mảnh đất Sài Sơn đã đem đến cho người xem đi từ sự ngỡ ngàng này đến ngạc nhiên khác.

Đạo diễn Việt Tú đem Tứ phủ 'chu du' đến Anh

Đạo diễn Việt Tú đem Tứ phủ 'chu du' đến Anh

Sau hơn một năm trình diễn tại quê nhà, vở diễn Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú đã chính thức có mặt tại Hội chợ Du lịch Thế giới 2016 diễn ra từ 7-9/11 tại London, Anh.

Qua các tiết mục được dẫn từ các tích trò rối nước dân gian như: Tễu Giáo trò, Hội làng, Nông nghiệp cấy cày, Vinh qui bái tổ… những người dân chủ yếu sống bằng nghề làm nông đã kể câu chuyện cổ tích về cuộc sống sinh hoạt làng quê Bắc Bộ từ nghìn năm trước như những nghệ sĩ thực thụ.

Cuộc trình diễn vô cùng ấn tượng với 17 tích trò đã "hút hồn" người xem bằng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng và đặc biệt là cả một nền văn hóa đa dạng, tinh túy của người Việt đã được "cô đọng, súc tích" một cách chọn lọc tinh tế.

Và đạo diễn Việt Tú chính là chủ nhân lên ý tưởng dàn dựng vở diễn này trong gần 2 năm qua.

Đây cũng là tác phẩm nghệ thuật được anh thực hiện ngay sau vở diễn về nghi lễ hầu đồng Tứ phủ của Đạo Mẫu, góp phần vào hành trình đưa Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ trở thành Di sản văn hoá phi vật thể nhân loại UNESCO năm qua.

Một số hình ảnh của Thủa ấy xứ Đoài:

Công nghệ ánh sáng đã làm nên vẻ đẹp hoàn hảo cho từng tiết mục
Công nghệ ánh sáng đã làm nên vẻ đẹp hoàn hảo cho từng tiết mục 
Tiết mục độc tấu sáo Đào Liễu
Tiết mục độc tấu sáo Đào Liễu
Phần biên đạo được thực hiện bởi các vũ công Kiều Lê, Hà My, Xuân Sơn, Sơn Dương, Tùng Nguyễn, Đức Minh.
Phần biên đạo được thực hiện bởi các vũ công Kiều Lê,  Hà My, Xuân Sơn, Sơn Dương, Tùng Nguyễn, Đức Minh.
Phần trang phục được đầu tư cầu kì và công phu đến từ ekip designer Châu Uni thực hiện trong 6 tháng
Phần trang phục do ekip designer Châu Uni thực hiện trong 6 tháng
Một trong những yếu tố không thể thiếu đã làm nên thành công cho vở diễn là phần âm nhạc và hiệu ứng âm thanh, được thực hiện bởi nhóm Master Fader, những nhân tố chính của dàn nhạc giao hưởng đương đại Rhapsody Philharmonic. Với âm hưởng âm nhạc múa rối truyền thống kết hợp chèo và World Music,
Phần âm nhạc và hiệu ứng âm thanh, được thực hiện bởi nhóm Master Fader, với âm hưởng âm nhạc múa rối truyền thống kết hợp chèo và World Music,
Chú thích ảnh
Thủy đình nặng 10 tấn được thi công trong 6 tháng
Hình ảnh của "Se chỉ luồn kim"
Hình ảnh của "Se chỉ luồn kim"
Hoạt cảnh đánh cá được thể hiện sinh động
Hoạt cảnh đánh cá được thể hiện sinh động
Toàn cảnh sân khấu
Toàn cảnh sân khấu
Hình ảnh Vinh quy bái tổ
Hình ảnh Vinh quy bái tổ đã gây ấn tượng mạnh với nhà sử học Dương Trung Quốc

Chia sẻ về 2 năm gắn bó với tác phẩm nghệ thuật mới của mình, đạo diễn Việt Tú cho biết anh bắt đầu dự án này từ một ... bãi đất trống, ở giữa là một cái hố và rơi vào tình trạng... hoang mang.

Cho đến khi bắt tay vào thực hiện, không thiếu những lần anh muốn "đầu hàng số phận" vì có quá nhiều khó khăn tưởng như không thể vượt lên được.

Riêng câu chuyện anh "tìm ra" 140 diễn viên chính là những người dân ở Sài Sơn đang trở thành một "kỳ tích" đối với người làm nghệ thuật chuyên nghiệp.

Còn với anh, để có thể quy tụ được những nghệ sĩ đặc biệt ấy, anh cũng đã phải trải qua nhiều tình huống "cười ra nước mắt".

Nhưng chính những người dân nơi đây đã làm nên một phần hoàn hảo cho vở diễn.

Và bên cạnh đó, đạo diễn Việt Tú còn nhận được sự hỗ trợ về biên đạo của vũ công Kiều Lê, Hà My, Xuân Sơn, Sơn Dương, Tùng Nguyễn, Đức Minh hay các nghệ sĩ Quốc Khanh, Đoan Trang đến từ Nhà hát múa rối Thăng Long về phục dựng rối nước.

Vừa mới ra mắt nhưng vở diễn đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách du lịch và công chúng.

Chưa rõ trong tương lai, đạo diễn Việt Tú có ý định chỉnh sửa hay thay đổi tác phẩm không nhưng trước tiên, anh đã tiếp tục đem đến một "món ăn mới - lạ" cho công chúng yêu nghệ thuật.

Đồng thời, một lần nữa, anh đã khẳng định vai trò tiên phong của mình trong lĩnh vực này.

“Trong buổi biểu diễn thử nghiệm này, đáng nói nhất chính là sự đầu tư về con người khi đạo diễn đã sử dụng chính những người dân nơi đây làm diễn viên, làm sống tại những giá trị văn hóa dân gian rất đáng trân trọng của xứ Đoài này.

Điều đó làm tôi gợi nhớ lại thời kì mà người ta hay làm những vở kịch do người dân đóng, gây ấn tượng rất lớn. Cảm hứng đó sẽ mang lại những triển vọng rất tốt cho tác phẩm này" - Nhà sử học, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cho biết.

Thanh Tú

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...