Quyết tâm phục dựng 7 lễ hội của các dân tộc trong năm 2020

Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Bảo tồn lễ hội dân gian của các dân tộc là một giải pháp tốt nhất để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc. Đó cũng là lý do mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định phục dựng 7 lễ hội của các dân tộc trong năm 2020.
26/02/2020 10:51

(Thethaovanhoa.vn) - Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Bảo tồn lễ hội dân gian của các dân tộc là một giải pháp tốt nhất để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc. Đó cũng là lý do mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định phục dựng 7 lễ hội của các dân tộc trong năm 2020.

Bộ VH,TT&DL tiếp tục kiểm tra công tác quản lý lễ hội: Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền về phòng chống dịch

Bộ VH,TT&DL tiếp tục kiểm tra công tác quản lý lễ hội: Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền về phòng chống dịch

Tiếp tục chương trình kiểm tra công tác quản lý lễ hội, trong hai ngày 5-6.2, Bộ VHTTDL đã kiểm tra một số lễ hội, di tích trên địa bàn các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Giữ gìn bản sắc văn hóa

Theo Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, lễ hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Các lễ hội phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan các dân tộc trong một không gian, môi trường và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Lễ hội thể hiện mong ước của con người là được khỏe mạnh, may mắn, phát tài phát lộc, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, bản làng yên vui, được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động vất vả…

Đặc biệt, các lễ hội còn có chức năng cố kết cộng đồng, như một “mệnh lệnh thiêng” để đoàn kết tất cả cộng đồng cùng tham gia. Không những thế, trong quá trình tổ chức lễ hội, những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa, nghệ thuật trong các dân tộc cũng được thể hiện ra, đồng thời lễ hội cũng là môi trường tốt nhất để gìn giữ, phát huy các loại hình dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian của cộng đồng các dân tộc như hát giao duyên, ném còn, múa khèn, chơi quay, kéo co…

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu văn hóa và phát triển du lịch của nước ta hiện nay, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số càng có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, lễ hội góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, lễ hội trở thành yếu tố độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi đã thu hút một lượng lớn khách du lịch, góp phần làm thay đổi bộ mặt, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

Chú thích ảnh
 Đồng bào dân tộc Mông nắm tay nhảy múa trong ngày lễ hội. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Đơn cử như lễ hội Gầu Tào ở Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Trước đây chỉ là lễ hội của vùng Pha Long, nhưng ngày nay đã trở thành lễ hội chung của người Mông ở các huyện miền Đông tỉnh Lào Cai, thu hút đồng bào Mông ở Lào Cai, Hà Giang… tham gia. Từ việc chỉ có khoảng 500 người tham dự, đến nay lễ hội đã thu hút hàng vạn người tham gia. Hay như lễ hội Roóng Poọc của người Giáy thôn Tả Van, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai), cuối thế kỷ 20 trở về trước, chỉ là hội làng, có vài trăm người tham dự. Nhưng đến nay đã trở thành lễ hội của cả vùng hạ huyện Sa Pa. Đặc biệt, sau khi được quảng bá trên các trang web du lịch, lễ hội Roóng Poọc đã trở thành điểm đến của hàng trăm du khách với nhiều quốc tịch khác nhau…

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương bảo tồn, phát huy những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có lễ hội dân gian. Các cấp, các ngành, các địa phương cũng đã có những hành hành động thiết thực trong việc bảo lưu, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, nhân văn trong lễ hội dân gian của mỗi dân tộc. Đặc biệt, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục có chính sách hỗ trợ các địa phương bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là rất đáng hoan nghênh.  

Chú thích ảnh
Tiết mục văn nghệ trình diễn trong buổi lễ khai mạc lễ hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Phục dựng 7 lễ hội truyền thống

Trong năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn 7 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Si La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum.

Để thực hiện tốt chương trình này, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao các tỉnh cần chú trọng đến việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Các trò chơi truyền thống của đồng bào Mông diễn ra sôi nổi trong lễ hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Thông qua lễ hội các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, các yếu tố văn hóa mới tiến bộ được lồng ghép nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc. Hoạt động này cũng  góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng lưu ý rằng các lễ hội phục dựng phải được diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Đặc biệt, trong quá trình phục dựng, những người thực hiện không được tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc của lễ hội văn hóa dân gian; chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt; tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và tạo cảm giác xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số.

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc cũng lưu ý, điều quan trọng là cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lễ hội để phục dựng, tái hiện cho đúng, tránh việc làm sai lệch xa rời thực tiễn, tránh hiện đại hóa, mới hóa hoàn toàn lễ hội, tuy nhiên cũng không quá câu nệ, giữ nguyên xi như cũ… Điều quan trọng là các cơ quan quản lý văn hóa phải để cộng đồng tự tổ chức, phục dựng lễ hội, có như vậy lễ hội mới được bảo tồn một cách tốt nhất.

Phương Lan/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.