A+ A A- Kiểu đọc sách

Quảng Ninh: Lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2019

16:00 13/02/2019
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 13/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), tại chùa Ngọa Vân, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh - thuộc quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh và UBND thị xã Đông Triều phối hợp tổ chức Lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2019.

Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân tri ân công đức Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân tri ân công đức Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Ngày 24/2 (tức mùng 9 Tết Mậu Tuất), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh) đã khai mạc Lễ hội Xuân Ngọa Vân năm 2018, sự kiện đầu tiên trong chuỗi các hoạt động của thị xã Đông Triều hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh.

Lễ hội xuân Ngọa Vân là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, với ý nghĩa hướng về cội nguồn; là dịp để nhân dân, du khách hành hương về thánh địa Ngọa Vân, tri ân công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh những giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm.

Chú thích ảnh
Thượng tọa Thích Thanh Quyết thỉnh chuông khai mạc Lễ hội Xuân Ngọa Vân năm 2019. Ảnh: Lê Phú/ Báo Tin tức

Theo các nghiên cứu cũng như sử sách ghi lại, Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, văn võ song toàn, đã có công lớn lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh đuổi giặc Nguyên - Mông, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc. Sau khi khôi phục và đưa đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị, vua đã nhường ngôi cho con trai, xuất gia tu hành và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm, dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa Đại Việt với tinh thần nhập thế, khai phóng và vị tha.

Năm 1307, Điều Ngự Giác hoàng lên núi Bảo Đài dựng am Ngọa Vân làm nơi tu hành và hóa Phật tại đây vào ngày 1/11 năm Mậu Thân (1308).

Vì vậy, Ngọa Vân được xem là “Thánh địa” của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.

Sau khi Phật hoàng nhập niết bàn, am Ngọa Vân đã được xây dựng, mở rộng thành một trung tâm quan trọng của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần; đồng thời, triều đại nhà Trần đã biến An Sinh - Đông Triều trở thành kinh đô của Phật giáo.

Nhận thức rõ những giá trị to lớn của di tích Ngọa Vân, trong nhiều năm qua, thị xã Đông Triều đã tích cực phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh dồn tâm sức, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khai quật khảo cổ, nghiên cứu, đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích Ngọa Vân, cũng như khu di tích nhà Trần tại Đông Triều theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thảo Nhi

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...