Quang Khải - Con đường cải lương của giọng ca độc, lạ

Hơn 20 năm trước, rời xứ Nghệ, Quang Khải vào học lớp cải lương tại Khoa Kịch hát dân tộc, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Lựa chọn này ngay từ đầu Khải đã lường trước những khó khăn riêng: Do đặc điểm phương ngữ miền Bắc nên hát cải lương khó “mùi mẫn” như người Nam Bộ. Nhưng đến nay, con đường của Quang Khải chắc không dừng ở 2 HCV qua 2 vở diễn Mê cung và Mai Hắc Đế như hiện có.
22/12/2020 15:15

(Thethaovanhoa.vn) - Hơn 20 năm trước, rời xứ Nghệ, Quang Khải vào học lớp cải lương tại Khoa Kịch hát dân tộc, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Lựa chọn này ngay từ đầu Khải đã lường trước những khó khăn riêng: Do đặc điểm phương ngữ miền Bắc nên hát cải lương khó “mùi mẫn” như người Nam Bộ. Nhưng đến nay, con đường của Quang Khải chắc không dừng ở 2 HCV qua 2 vở diễn Mê cung và Mai Hắc Đế như hiện có.

Vở diễn 'Cây gậy thần': Ngỡ ngàng cải lương lồng xiếc!

Vở diễn 'Cây gậy thần': Ngỡ ngàng cải lương lồng xiếc!

'Cây gậy thần' là vở diễn về huyền tích dân gian quen thuộc với chúng ta – câu chuyện của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Điều tạo nên sự khác biệt của vở diễn là sự hòa quện không ngờ của xiếc và cải lương - hai môn nghệ thuật vốn rất khác nhau!

1. Tôi gặp chàng trai có chất giọng xứ Nghệ trầm ấm trong một cuộc giao lưu cùng các văn nghệ sĩ. Em trân trọng mời tôi xem vở cải lương mới Chuyện tình Khau Vai (tác giả là PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ). Mới gặp thôi nhưng em đã để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Sau vở diễn với bao cảm xúc về tình yêu đẹp như một bài thơ trên miền cao nguyên đá tai mèo nhọn sắc ấy, tôi lên lớp dạy môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và… gặp “chàng Ba” đang là sinh viên lớp Cải lương liên thông khóa 33 Khoa Kịch hát dân tộc, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội…

“Chàng Ba” ấy là Trần Quang Khải (nghệ danh Quang Khải) sinh ngày 7/2/1979 trong một gia đình thuần nông tại xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An. Là anh cả, từ nhỏ Khải đã làm đủ mọi công việc phụ giúp cha mẹ: Từ việc nhà nông như chăn trâu, cắt cỏ, làm ruộng… đến dấn thân chốn thương trường với một “tiểu thương” bán kem, giao bánh mì…

Chú thích ảnh
Quang Khải đóng vai Đặng Trần Thường trong vở cải lương "Người đi tìm minh chủ" (đạo diễn: Triệu Trung Kiên)

Gia đình Khải thuần nông, nhưng rất yêu nghệ thuật. Ông nội anh biết hầu hết các loại nhạc cụ dân tộc. Năm 16 tuổi, ông đã vào Huế chơi nhạc ở triều đình. Cây đàn kìm của nội có tuổi đời gần 100 tuổi vẫn được treo trang trọng trong nhà. Thừa hưởng gen của nội, cha và các cô chú trong gia đình đều biết chơi đàn, biết hát dân ca Nghệ Tĩnh và biết cả hát chèo. Khi có đoàn văn công nào về huyện, cha mẹ đều cho Khải đi coi. Thế nên, từ nhỏ, cậu bé Khải đã được xem các nghệ sĩ ở Đoàn Cải lương Bông sen trắng của tỉnh Nghệ An và các nghệ sĩ phía Nam về quê biểu diễn. Những vở cải lương như Mùa tôm, Gánh cỏ sông Hàn… đã gieo trong lòng cậu bé niềm khao khát, mơ ước.

Như mưa dầm thấm đất, không khí âm nhạc đã ít nhiều tác động đến cậu bé và vì thế năng khiếu nghệ thuật cứ âm ỉ gieo, chỉ chờ phát lộ. Là một cây văn nghệ của trường, cậu thích hát, thích diễn kịch, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ của trường và địa phương. Cậu có chất giọng đẹp. Phương ngữ xứ Nghệ thích hợp cho cậu hát dân ca Nghệ Tĩnh. Mỗi khi cất lên, giọng ca của Khải trầm ấm, vang ngân cùng những nốt luyến láy đầy truyền cảm.

Chú thích ảnh
Quang Khải vào vai chàng Ba trong vở cải lương "Chuyện tình Khau Vai" (kịch bản: Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn: Triệu Trung Kiên)

Năm 1997, tốt nghiệp trung học phổ thông, chàng trai xứ Nghệ cũng phân vân “giữa ngã ba đường”. Thương cha mẹ vất vả, cặm cụi đồng áng, lại là con cả, Quang Khải định học nghề chụp ảnh để có thể phụ giúp gia đình, giúp các em học hành. Nhưng thương cậu cả 12 năm đèn sách, cha mẹ đã động viên con thi vào một trường nào đó mà con thích. Nghe lời cha mẹ, Khải chủ động định hướng sự nghiệp của mình theo con đường nghệ thuật.

Quang Khải bồi hồi nhớ lại những ký ức về trường từ những ngày đầu bỡ ngỡ: “Chúng em từ nhiều miền quê ra Hà Nội học tập. Đứa nào cũng ngô nghê, ngô ngố, lạ lẫm mọi thứ... Lúc đó, em nhỏ thó, ốm nhom, gầy tong teo mà các thầy vẫn phân công làm lớp trưởng. Thời điểm đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập của trường còn thiếu thốn lắm. Nhưng với niềm đam mê học tập, ham học hỏi, nên em đã vượt qua tất cả. Mà khó khăn này đã thấm tháp gì với ngày em ở quê. Nhà nghèo, hai anh em chung nhau một chiếc cặp sách. Em học sáng, nên tan trường là phải chạy về ngay, để đứa em kế còn có cặp sách đi học buổi chiều. Em vẫn ám ảnh bữa ăn chỉ cà mặn, nhút muối, khoai lang…Có được chất nhờn bóng môi, hay miếng thịt chỉ chờ đến ngày Tết và trong giấc mơ thường trực.

Nhưng em nghĩ cái khó chỉ là tạm thời. Câu đúc kết về người xứ Nghệ "Do đất xấu dân nghèo nên chịu khổ nhẫn nại, cần cù kiệm ước đã quen nề nếp" (Bùi Dương Lịch) cho em thêm năng lượng. Vì thế, được ra Hà Nội, xa gia đình, sống tự lập, nhưng em tự giác, xác định phải tập trung cao độ cho học tập, không chây lười, biếng nhác và có lẽ cũng chính vì thế mà em quên hết chuyện khác. Khó khăn, gian khổ đến mấy cũng không còn là chuyện lớn và đều có cách khắc phục. Trong 3 năm học, em được nhận học bổng và đi hát kiếm tiền đỡ đần cho cha mẹ ở quê”.

Chú thích ảnh
Quang Khải vàovai nhạc sư Nguyễn Quang Đại giai đoạn từ Phú Xuân vào miền Nam trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi" (kich bản: Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn: Triệu Trung Kiên)

Những nỗ lực học tập của Quang Khải đã được ghi nhận. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, tháng 9/2000, Quang Khải đầu quân cho Nhà hát Cải lương Trung ương (nay là Nhà hát Cải lương Việt Nam).

2. Cho đến bây giờ, 20 năm vào nghề, Quang Khải đã khẳng định được chất giọng đẹp mang màu sắc riêng trầm ấm, trữ tình, tha thiết đầy đậm hơi ấm tình cảm.Với nghệ thuật cải lương, giọng hát là yếu tố quan trọng, nhưng vẫn chưa phải là tất cả. Sở hữu chất giọng vàng, nghệ sĩ Quang Khải thăng hoa trên sân khấu, bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giọng ca với khả năng diễn xuất phù hợp với từng loại nhân vật.

Từ Hội diễn Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 tại Đồng Nai, Quang Khải đã tạo được ấn tượng sâu sắc qua vai Thành trong vở cải lương Mê cung và đoạt HCV. Cũng từ thành công này, nhiều cơ hội có thể coi như “bàn đạp” đã đến với chàng trai xứ Nghệ.

Chú thích ảnh
Quang Khải vào vai Trương Lỗ trong vở "Ngàn năm mây trắng" (kịch bản: Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên-NSND Thanh Ngoan)

Sự nỗ lực lao động sáng tạo, cháy hết mình cho nghệ thuật của Quang Khải đã “lọt mắt xanh” của đạo diễn Triệu Trung Kiên vốn rất kỹ tính. Anh đánh giá cao tài năng tiềm ẩn của người em cùng Đoàn đã từng vì “cơm áo kéo lôi”, đã “bạc mặt” với đủ nghề mưu sinh, thậm chí có lúc phải “đày đọa” bản thân, lãng phí chất giọng vàng đến mức chùng dây thanh đới, ù tai, không nghe được nhạc và nguy cơ mất giọng rất cao: “Quang Khải là nghệ sĩ có tiềm năng. Khi Khải hát, có thể không lập tức đập vào tai người nghe, nhưng nghe lâu lâu một chút, đặc biệt khi Khải vào vai diễn, thì lạ và có sức hút. Khải hát dân ca Nghệ An rất hay, khi đưa cái e, cái rung đó vào cải lương thì tạo cho Khải lối hát có nét riêng”.

Vì thế, từ năm 2013 đến nay, nghệ sĩ Quang Khải khá bận rộn, liên tục nhận những vai diễn “nặng ký” được đầu tư kinh phí (có sự đóng góp xã hội hóa) trong các vở diễn: Chuyện tình Khau Vai (2013), Mai Hắc Đế (2014),Vua Phật (2015), Hừng đông (2016), Ni sư Hương Tràng (2017), Thầy Ba Đợi (2018), Người đi tìm minh chủ (2018)…

Chú thích ảnh
Quang Khải vào vai Mai Hắc Đế trong vở cải lương "Mai Hắc Đế" (kich bản: Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn: Triệu Trung Kiên)

Quang Khải có may mắn được giao những vai chính diện. Đó là những nhân vật lịch sử tầm cỡ, như: Mai Hắc Đế, Trần Nhân Tông, Phan Đăng Lưu; đồng thời là nhân vật có số phận, có nội tâm phức tạp. Quang Khải tự thấy cái tạng của mình hợp với những vai diễn tầm cỡ như thế và đó cũng là sở trường của “chàng Ba”. Nhưng đến vai Đặng Trần Thường trong vở Người đi tìm minh chủ, công diễn vào ngày 1/8/2018 tại Rạp hát Kim Mã (Hà Nội) khán giả thật sự bất ngờ cùng những ấn tượng sâu sắc về vai diễn mới.

Vở diễn tái hiện trên sân khấu cải lương cuộc đời của chí sĩ Ngô Thì Nhậm - một cuộc đời đầy biến cố, thăng trầm của một con người vẹn tròn tài, đức nhưng là hành trình đi tìm minh chủ để cống hiến cho nước, cho dân. Lần đầu tiên Quang Khải đảm nhận vai phản diện Đặng Trần Thường. Một lần nữa em đã chứng mình một cách thuyết phục tài năng nghệ sĩ không có “vùng cấm” với bất cứ vai diễn nào chính diện hay phản diện, tầng lớp vua quan hay thứ dân, đỉnh cao vinh quang hay kẻ ăn xin lấm đất…

Chú thích ảnh
Quang Khải vào vai Hồ Quý Ly trong vở "Vì sao lạc xứ" (kich bản: Nguyễn Toàn Thắng, đạo diễn: Triệu Trung Kiên)

Tôi xem Quang Khải vào vai Đặng Trần Thường ngọt đến mức, “đã” đến độ “bỗng dưng muốn ghét”. Chị bạn tôi ngồi bên cạnh khóc rưng rức khi Đặng Trần Thường hành hạ Ngô Thì Nhậm và chị nói với tôi còn ngân ngấn nước mắt: “Phải công nhận cái cậu diễn viên đóng Đặng Trần Thường đạt quá khiến mình ghét cay, ghét đắng, ghét không để đâu hết”.

3. Sau 14 năm tốt nghiệp, thành công trên con đường nghệ thuật, được ghi nhận qua từng vai diễn, nhưng chàng trai xứ Nghệ xác định “cái biết chỉ như một giọt nước”. Anh trở về trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tiếp tục học tập chuyên ngành diễn viên cải lương liên thông để làm đầy thêm tri thức như “biển cả mênh mông”. Năm 2016, Quang Khải tiếp tục nhận tấm bằng xuất sắc với vai Thành trong vở cải lương Mê cung do Triệu Trung Kiên vừa là tác giả, vừa là đạo diễn.

Ghi nhận nỗ lực cống hiến, tài năng nghệ thuật đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, năm 2019, Trần Quang Khải đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.

(Còn tiếp)

Quang Khải hiện đang là Phó Trưởng đoàn biểu diễn 1 (phụ trách chuyên môn) của Nhà hát Cải lương Việt Nam - Đoàn Thể nghiệm với mục đích là tìm và thử áp dụng các phương pháp mới nhằm tìm hướng mới cho sân khấu cải lương hiện nay.

PGS.TS Lê Thị Bích Hồng

Tin cùng chuyên mục

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.