Phát hiện cung điện năm 600 trước Công nguyên dưới đường hầm IS
(Thethaovanhoa,vn) - Trong quá trình ghi tài liệu những tàn tích bị phiến quân IS phá hủy tại lăng mộ Thánh Jonah, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cung điện có niên đại từ năm 600 trước Công nguyên, chưa hề bị đụng đến.
- Bất ngờ phát hiện 'tượng ông Trump' từ 700 năm trước
- Phát hiện kho tiền 20 triệu USD dưới gầm giường
- Phát hiện mới khẳng định Đoan Môn tại Hoàng thành Thăng Long thuộc thời Lê Trung Hưng
Ngôi đền Nebi Yunus gồm những gì mà người Hồi giáo và Công giáo tin là có mộ của Jonah, tên vị thánh trong kinh Thánh hoặc Yunus trong kinh Koran. Tuy nhiên, ngôi đền này đã bị phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) IS phá hủy ngay sau khi chiếm lĩnh nhiều vùng ở miền Bắc Iraq hồi năm 2014.
Tác phẩm điêu khắc bằng đá mang chân dung một nữ thần được mô tả là người rắc "nước của sự sống" cho những người được bà bảo vệ
Ngôi đền tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi Nebi Yunus ở Mosul, là một trong hai gò tạo nên một phần của thành phố cổ Nineveh.
Hồi tháng trước, quân đội Iraq đã giành lại được khu vực này từ tay IS, qua đó nhận thấy mức độ thiệt hại lớn do IS gây nên.
Các nhà khảo cổ cho biết, từ những đường hầm sâu dưới ngôi đền do IS đào, họ đã phát hiện ra một cung điện chưa hề bị đụng tới có niên đại từ năm 600 trước Công nguyên.
Nơi này từng được khai quật hồi năm 1852, từ đế chế Ottoman và trong những năm 1950 một số ban ngành cổ vật Iraq đã tới đây, nhưng chưa có nhóm nào tới cung điện.
Những đường hầm sâu dưới ngôi đền là bằng chứng cho thấy IS đã sử dụng chúng để săn cướp cổ vật. Bên trong một những đường hâm, nhà khảo cổ Iraq Layla Salih phát hiện ra một bản khắc chữ nêm bằng đá cẩm thạch của Vua Esarhaddon được cho là có niên đại vào năm 672 trước Công nguyên, trong đế chế Assyria.
Bản khắc chữ nêm bằng đá cẩm thạch bên trong một đường hầm dưới cung điện
Dù tên Vua không được nhắc tới trong bản khắc chữ song một sử gia nói rằng những dòng chữ trong đó rõ ràng được sử dụng để mô tả Layla Salih, đặc biệt là công trình tái xây dựng Babylon của ông sau khi vua cha Sennacherib phá hủy.
Cung điện này được xây dựng cho Sennacherib, sau đó được Esarhaddon (681-669 trước Công nguyên) tu bổ và mở rộng. Tiếp đó, cung điện tiếp tục được Ashurbanipal (669-627) tu bổ. Năm 612 trước Công nguyên, cung điện đã bị phá hủy một phần.
Bà Salih, cựu giám tuyển của Bảo tàng Mosul, người đang giám sát nhóm khảo cổ tiến hành ghi lại cấp bách những gì bị phá hủy, cho rằng IS đã đánh cắp hàng trăm cổ vật trước khi quân đội Iraq giành lại được phía Đông thành phố Mosul.
Bà Salih cảnh báo, những đường hầm sâu dưới ngôi đền không được xây dựng tử tế nên có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào và có thể chôn vùi, phá hủy những phát hiện mới.
Tuấn Vĩ
Theo Telegraph