loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Từ ngày 25 đến 29/11, tại Nhạc viện TP.HCM sẽ diễn ra “Cuộc thi độc tấu – hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc và Liên hoan âm nhạc dân tộc quốc tế” lần 1 năm 2018.
Đi vào lịch sử với tên gọi “bản giao hưởng định mệnh”, bản giao hưởng số 5 "Fifth Symphony" của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven vẫn chưa ngừng gây tranh cãi. Và, câu chuyện ấy lại được xới lên tại liên hoan âm nhạc Beethovenfest vừa qua.
Trong buổi chiều khai mạc các sự kiện trên, Giám đốc Nhạc viện TP.HCM Tạ Quang Đông cho biết: “Sau thành công của nhiều chương trình âm nhạc lớn để tôn vinh các tài năng âm nhạc ở nhiều lĩnh vực như Piano, Thanh Nhạc, Guitar và các bộ môn khác, Nhạc viện TP.HCM muốn làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá nhiều thể loại âm nhạc góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống văn hóa nghệ thuật của TP.HCM và cả nước.
Nhằm mục đích bảo tồn và phát huy hơn nữa âm nhạc truyền thống của Việt Nam, “Cuộc thi độc tấu – hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc và Liên hoan âm nhạc dân tộc quốc tế” lần đầu tiên diễn ra là một sự kiện quan trọng trong đời sống âm nhạc của TP.HCM và cả nước về quy mô và số lượng các thí sinh, nghệ sĩ nước ngoài về tham dự”.
Dù là lần đầu diễn ra nhưng đã có trên 90 thí sinh tham gia “Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc”. Cuộc thi gồm 6 chuyên ngành nhạc cụ: đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt (kìm), sáo trúc, đàn cò (nhị) và guitar phím lõm.
Tổng số thí sinh là 89 đến từ nhiều thành phố trên cả nước. Với 4 bảng khác nhau gồm bảng A: dành cho các thí sinh từ 12 tuổi trở xuống (11 thí sinh, nhỏ nhất 5 tuổi).
Đây là lĩnh vực cần được chú trọng để tạo nguồn cho tuyển sinh chất lượng cao của các trường chuyên nghiệp và đáp ứng được như cầu đòi hỏi của xã hội về âm nhạc truyền thống. Bảng B: dành cho các thí sinh từ 13 đến 17 tuổi (15 thí sinh). Bảng C: dành cho các thí sinh từ 18 tuổi trở lên (38 thí sinh). Bảng D: dành cho Hòa tấu (4 nhóm nhạc với 24 thí sinh).
Liên hoan âm nhạc dân tộc quốc tế TP.HCM 2018 cũng thu hút 99 nghệ sĩ tham gia biểu diễn trong đó có 38 nghệ sĩ đến từ 10 quốc gia trải đều khắp 5 châu lục. Các Nhạc viện, Học viện, các trường Trung cấp nghệ thuật, các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo âm nhạc truyền thống và các nghệ sĩ từ Bắc tới Nam về tham dự.
Chương trình Liên hoan âm nhạc được tổ chức theo mô hình quốc tế với các chương trình biểu diễn và work shop giới thiệu những nét đặc sắc về âm nhạc cũng như nhạc cụ dân tộc của Việt Nam và các nước.
Khán thính giả sẽ được tìm hiểu, giao lưu với các nghệ sĩ trong và ngoài nước, được nghe và giải đáp các câu hỏi của mình về âm nhạc dân tộc đa màu sắc văn hóa cũng như cơ hội tiếp cận với các nghệ sĩ chuyên nghiệp đến từ khắp nơi trên thế giới, Festival này được các nước bạn hoan nghênh và ủng hộ nhiệt tình. Các nghệ sĩ tham dự liên hoan đến từ các quốc gia Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Trung Quốc, Cu Ba, Hoa Kỳ, Ba Lan, Đảo Mauritius, Gana và chủ nhà Việt Nam.
“Chúng tôi hy vọng sự kiện âm nhạc này, một mặt sẽ tìm ra những tài năng mới về biểu diễn nhạc cụ dân tộc của Việt Nam, mặt khác, là điều kiện tốt nhất để giao lưu, học hỏi giữa các học sinh sinh viên, giảng viên Việt Nam với các nghệ sĩ tài năng của quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Sự kiện này còn mang tới một nguồn động viên, cổ vũ lớn lao tới những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc để cùng nhau đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam phát triển mạnh mẽ”, ông Tạ Quang Đông nói thêm.
Việt Hằng
loading...