Nhà báo Lê Quốc Minh: Nội dung là 'vua', phụng sự độc giả là trên hết!

Nhà báo Lê Quốc Minh (Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam) là gương mặt quen thuộc của báo chí Việt Nam, là nhà báo luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống báo chí nước nhà, đặc biệt là về những xu hướng phát triển của báo chí hiện đại.
19/06/2020 08:59

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà báo Lê Quốc Minh (Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam) là gương mặt quen thuộc của báo chí Việt Nam, là nhà báo luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống báo chí nước nhà, đặc biệt là về những xu hướng phát triển của báo chí hiện đại.

Sức mạnh của báo chí khi 'nhìn thẳng, đánh giá đúng, nói rõ sự thật'

Sức mạnh của báo chí khi 'nhìn thẳng, đánh giá đúng, nói rõ sự thật'

Trở thành dòng chủ lưu từ quyết định của Đảng năm 1986 khi tiến hành đổi mới đất nước, đưa đến những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tư tưởng “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” được báo chí phát huy như một vũ khí đắc lực.

Nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Lê Quốc Minh.

* Thưa ông, có ý kiến cho rằng, nền báo chí Việt Nam hiện nay vẫn đang vận hành theo kiểu nửa truyền thống, nửa digital, báo chí nói chung không còn theo nguyên tắc: "Nội dung là vua" (Content is King). Là một trong những nhà báo quan tâm sâu sắc đến xu hướng phát triển của báo chí, ông thấy gì ở bức tranh toàn cảnh báo chí nước nhà so với báo chí thế giới và khu vực?

- Khoảng 7-10 năm trước, báo chí quốc tế cũng chạy đua giành lượng truy cập từ độc giả và sản xuất nội dung theo những từ khóa đang được công chúng quan tâm, thậm chí xây dựng những chiến lược nội dung dựa theo thuật toán của Google và các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Snapchat… Tuy nhiên, họ đã rút ra nhiều bài học để quay trở lại với giá trị cốt lõi là chú trọng nội dung chất lượng cao (nội dung là vua) và phụng sự độc giả là trên hết (audience-first).

Các báo điện tử lớn trên thế giới bây giờ không coi lượng pageviews là tiêu chí quan trọng nhất mà chính là sự trung thành của độc giả, bởi chính độc giả trung thành mới là những người đọc nhiều bài viết, dành nhiều thời gian đọc cho mỗi bài viết và thậm chí có thể trở thành những người trả phí dài hạn cho những nội dung mà họ quan tâm.

Trong bối cảnh nguồn thu từ quảng cáo báo in sụt giảm trong khi nguồn thu từ quảng cáo digital không bù đắp được phần giảm sút từ báo in, nhiều cơ quan báo chí nước ngoài đã chủ động đa dạng hóa các chiến lược nội dung và chiến lược tạo nguồn thu - kể cả từ sản phẩm báo chí lẫn những hoạt động phi báo chí như tổ chức sự kiện, kinh doanh dữ liệu, cấp phép thương hiệu, thậm chí tham gia cả vào hoạt động thương mại điện tử, giáo dục, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, đầu tư, v.v…

Chú thích ảnh
Phó Tổng giám đốc TTXVN Lê Quốc Minh

Lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam thường có tư duy rằng cái gì diễn ra trên thế giới thì phải mất 4-5 năm mới xảy ra ở Việt Nam, và sự đi xuống cũng sẽ theo hướng từ từ như một con dốc vừa phải. Nhiều người cũng nghĩ khá đơn giản rằng cứ có lượng truy cập cao trên báo điện tử thì sẽ có nhiều tiền quảng cáo. Thực tế lại quá bất ngờ: Quảng cáo hiển thị đã chết, quảng cáo tự động thì chảy phần lớn vào túi Facebook và Google và lượng phát hành với báo in tại Việt Nam thì không giảm từ từ mà đột ngột theo chiều thẳng đứng.

Đại dịch Covid-19 là cú giáng mạnh bất ngờ nữa đối với nền kinh tế nói chung và với báo chí nói riêng. Nhiều cơ quan báo chí cho biết trong 2 quý đầu năm nay, doanh thu quảng cáo bị giảm tới 50% và cao hơn. Vấn đề nằm ở chỗ đa số các cơ quan báo chí chưa có sự chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ này, và vẫn coi quảng cáo là ưu tiên hàng đầu. Trông mong vào quảng cáo nghĩa là phụ thuộc vào sự trồi sụt của nền kinh tế, vào hoạt động của doanh nghiệp, nên khó khăn sẽ còn tiếp diễn với báo chí ngay cả khi dịch trôi qua.

Trong đợt xảy ra đại dịch Covid-19 vừa qua, một số đồng nghiệp khoe với tôi rằng bài này bài kia nhờ rút tít như vậy mà rất nhiều người đọc. Nêu trúng vấn đề để thu hút độc giả thì chẳng có gì sai, xét về kỹ năng nghề nghiệp, nhưng lấy tiêu chí pageview để đặt tít thì không nên, và càng không nên lấy pageview làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một sản phẩm báo chí.

Chú thích ảnh
Phó Tổng giám đốc TTXVN Lê Quốc Minh tham dự các hoạt động tại Đại hội Các hãng thông tấn Toàn thế giới (NAWC) lần thứ 6, diễn ra tại thủ đô Sofia (Bulgaria), ngày 13/6/2019. Ảnh: Ngọc Biên - TTXVN

* Có ý kiến cho rằng, trong kỷ nguyên số, khi mà báo điện tử mọc lên như những tòa nhà chọc trời, khái niệm về nhà báo đã thay đổi, đó là nhà báo tử tế thì ít, "nhà cắt - dán" thì nhiều, khiến cho nhiều tờ báo như “mặc đồng phục”... Có ý kiến cho rằng với tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền báo chí nhan nhản như hiện nay sẽ phá vỡ nền báo chí của chúng ta. Các nhà báo cắt – dán sẽ tự giết mình, giết chết tờ báo của mình và làm hại đến người khác (bạn đọc). Ông có nghĩ vậy không?

- Tôi đi dự khá nhiều hội thảo quốc tế, và hóa ra tình trạng cắt - dán vi phạm bản quyền xảy ra ở bất kỳ đâu. Nhưng ở Việt Nam, tình trạng tệ hơn khi nhiều nhà báo cắt - dán luôn thông tin từ thông cáo báo chí, từ báo cáo của các cuộc họp và đưa lên báo. Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ thông tin “đồng phục” mà như vậy thì báo chí không làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Trong thời đại hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có thể đưa thẳng thông tin của họ tới người dân thông qua website hoặc tài khoản mạng xã hội của riêng họ. Nếu nhà báo không có góc nhìn riêng về một vấn đề trên tinh thần bảo vệ những giá trị chuẩn của xã hội thì khác nào tự biến mình thành cơ quan phát ngôn của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân đó. Vậy làm gì còn lý do để độc giả đến với tờ báo?

Sự nguy hiểm tiếp theo là vi phạm bản quyền báo chí: Một tờ báo phải mất rất nhiều công sức và tài chính để có được một tấm ảnh, đoạn video hay một phóng sự cầu kỳ, nhưng chỉ sau vài phút đăng lên Internet là sẽ bị “nhân bản” ngay lập tức. Và nhiều khi, những bài viết sao chép lại được đọc nhiều hơn cả bài viết gốc, website sao chép nhờ đó còn thu thêm được tiền quảng cáo, trong khi những nhà báo chân chính đổ mồ hôi, nước mắt và cả sự an nguy của bản thân lại không được đền đáp xứng đáng.

Cũng có một tình trạng khá buồn cười và vô lý ở nước ta là các báo xin đăng lại nội dung của nhau và xin miễn phí. Về logic thì mỗi cơ quan báo chí đều phấn đấu để tạo ra sự khác biệt với những sản phẩm riêng mà báo khác không có, như vậy thì mới thu hút được độc giả và khán thính giả. Ở các nước phát triển, các báo chỉ mua tin của các hãng thông tấn để có những thông tin về các khu vực và vấn đề mà họ không có đủ nguồn lực để phụ trách, hoặc hợp tác với một số cơ quan báo chí lớn hoặc nguồn thông tin uy tín theo dạng mua quyền tái xuất bản (syndication).

Chú thích ảnh
Phát biểu tại diễn đàn "Talk show Tổng biên tập 4.0", trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2019 tại Hà Nội, ngày 16/3/2019, ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc TTXVN khẳng định: Khoảng 5 - 6 năm qua, TTXVN đã đầu tư công nghệ rất nhiều và những sản phẩm mà TTXVN đưa ra là hiếm hoi về công nghệ 4.0 trong giới báo chí Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

* Có một nghịch lý là ở ta, báo chí gần như cung cấp thông tin miễn phí cho bạn đọc, nhưng lượng độc giả, nhất là với báo chí chính thống lại càng ngày càng giảm? Trong khi, những áp lực về kinh tế luôn đè nặng lên vai các tòa soạn. Vậy thì bài toán thu phí đọc báo và lớn hơn là “kiếm tiền đều đặn” phải được “giải” như thế nào cho đúng, trúng, thưa ông?

- Báo chí chính thống thì thông tin phải chính thống và tin cậy. Nếu độc giả không tin cậy vào thông tin do báo cung cấp thì họ xa rời báo chí chính thống là điều dễ hiểu. Chúng tay nên đặt câu hỏi ngược lại rằng tại sao trước đây nhiều tờ báo chính thống có những bài phóng sự điều tra hấp dẫn như thế, những bài phân tích - bình luận chuyên sâu như thế mà ngày nay cũng viết báo theo từ khóa “hot,” cũng đầy những nội dung tầm phào và những câu chuyện gây sốc, có cả những thông tin chưa được kiểm chứng. Đương nhiên có cả những lý do khách quan của việc quá nhiều kênh thông tin - giải trí mọc lên như nấm, và phải thừa nhận là nhiều kênh cá nhân rất thú vị, rồi lý do về sự phát triển của mạng xã hội giúp người dùng tiếp cận và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn, nhưng xét cho cùng thì việc không níu chân được độc giả là lỗi của tòa soạn. Và khi không có độc giả thì khó mà thu hút được nhà quảng cáo.

Nhiều cơ quan báo chí thế giới giờ đây đã nhận ra sai lầm của việc tung mọi thông tin lên mạng Internet cho người dùng truy cập miễn phí. Một mặt, nó tạo ra hiệu quả tích cực là thông tin và kiến thức nhanh chóng đến được với mọi đối tượng bất chấp khoảng cách về địa lý và thời gian, giúp nâng cao dân trí, nhưng để làm ra một sản phẩm báo chí thì các tòa soạn phải đầu tư nhân lực - vật lực, nếu nguồn thu quảng cáo không bù đắp được thì tòa soạn sẽ tiếp tục hoạt động bằng cách nào, lấy tiền ở đâu để trả lương cho các nhà báo?

Bây giờ cũng khó trông cậy vào quảng cáo, vì thế báo chí thế giới hướng đến trọng tâm là nguồn thu từ độc giả, mà phí đọc nội dung digital chỉ là một trong số đó. Theo báo cáo về Xu hướng báo chí toàn cầu năm 2019 của Hiệp hội Báo chí và các Nhà xuất bản Tin tức Thế giới (WAN-IFRA), trong năm 2018, tổng doanh thu từ độc giả của các cơ quan báo chí đạt 66 tỷ USD, tiếp tục vượt doanh thu quảng cáo (57 tỷ USD), với 640 triệu người trả tiền mua tin tức trên báo in và báo điện tử mỗi ngày.

* Xin cảm ơn nhà báo Lê Quốc Minh về cuộc trò chuyện!

“Phải cam kết không sử dụng nội dung của nhau”

“Cách đây khá lâu, ở Việt Nam từng có liên minh 5 báo lớn để không cho các báo khác sử dụng tin bài của họ và chỉ 5 báo đó được dùng của nhau. Theo tôi, chiến lược này chưa đúng. Quan điểm từ lâu của tôi là các báo dù lập liên minh hay không thì cần phải cam kết không sử dụng nội dung của nhau và cùng hợp tác bảo vệ bản quyền, không cho các tổ chức, cá nhân khác đăng tải lại một cách trái phép. Chừng nào chưa xử lý được vấn đề bản quyền thì báo chí còn gặp khó khăn bởi sẽ mất đi bản sắc của tờ báo đó, không giữ được những nội dung độc quyền khiến độc giả và khán thính giả nhớ đến” (Phát biểu của nhà báo Lê Quốc Minh).

Huy Thông (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.