Nghệ sĩ Mạc Can và chiếc bếp lò của mẹ
(Thethaovanhoa.vn) - Mùa Vu Lan 2017, Phương
- Nghệ sĩ Mạc Can: Tuổi cổ lai hy, vẫn nhớ ba mẹ như con nít
- Mạc Can đau khổ kể 'bị cướp'...
- Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trao 20 triệu đồng cho Mạc Can qua Quỹ Tình nghệ sĩ của Lệ Quyên
Bộ sách xâu chuỗi những bài viết tản mạn, hồi ức về cha mẹ của các tác giả đang được mến mộ, nhất quán với thông điệp: thời cuộc dù đổi thay ra sao, các hệ giá trị sống có đảo lộn thế nào, thì ngọn “lửa thiêng”, “của báu” từ truyền thống đạo hiếu vẫn đang được chúng ta giữ gìn, tỏa sáng.
Độc giả sẽ gặp trong bộ sách này cụm bài viết có tính tư liệu về những người cha, người mẹ nổi tiếng một thời trong nhiều lĩnh vực khác nhau, là chứng nhân các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước: nhà báo Hồng Tiêu – Nguyễn Đức Huy, nghệ sĩ Ái Liên, nghệ sĩ Thành Tôn, nghệ sĩ Bảy Nam, nhà báo Nam Đồng… qua bài viết của Nguyễn Đông Thức, Ái Vân, Thành Lộc, Kim Cương, Nguyễn Tập…
Phần chính trong cuốn sách là hồi ức về những người cha, người mẹ bình thường, tưởng chừng chìm khuất, vô danh trong cuộc đời. Những người cha, người mẹ vô danh trước cuộc đời ấy lại trở nên vĩ đại trong chiều kích tinh thần: biết cách vun trồng, tiếp nối nơi tâm hồn con cái những phẩm chất sống cao đẹp, tử tế.
Chẳng hạn, tại buổi giao lưu, nghệ sĩ Mạc Can về chiếc bếp lò của mẹ ông. Đó là ba cục gạch được mẹ của Mạc Can kê thành chiếc bếp lò nấu ăn cho gia đình trong hành trình đi diễn khắp
Thật cảm động khi biết đằng sau hành trình làm báo của nhà báo Kim Hạnh là người cha chính trực, nghiêm khắc; đằng sau tâm hồn thi sĩ của Đỗ Trung Quân là bóng hình người mẹ lặng lẽ nhỏ nhoi trong dòng đời bề bộn nhưng luôn dành cho con sự chăm chút bảo bọc; đằng sau sắc thái truyền thống nơi những bức tranh của Lê Thiết Cương biết đâu là những đường nét được gợi ý từ những chiếc bánh ngon mà người mẹ vùng đồng bằng Bắc bộ đã làm, hòa quyện nên thứ hương vị đằm sâu mà anh gọi là “mùi mẹ”…
Nhiều và nhiều trang viết lay động khác nữa. Chắc chắn độc giả sẽ có những phút tìm thấy mình, bóng dáng đấng sinh thành của mình khi đọc qua hai tập sách này.
Không có tham vọng đúc kết hay đưa ra lời giáo huấn trực tiếp nào, tự thân những câu chuyện trong hai tập sách tìm cách đi vào trái tim người đọc bằng những tình cảm tự nhiên, ngọt ngào, những tâm tình ấm áp; nhẹ nhàng đánh thức trong mỗi người niềm hạnh phúc lớn lao - được có cha, có mẹ trong đời. Bộ sách còn là lời thầm thì nhỏ nhẹ, nhắc nhở ta rằng, việc thực hành đạo hiếu không thuần túy là trách nhiệm, mà là một cách thế tắm mình trong suối nguồn an lạc.
Cũng có thể xem đây là món quà tinh thần rất quý giá cho những người đang làm cha, làm mẹ. Lối dạy dỗ con cái, việc lấy chính cuộc đời mình nêu gương từ những người cha, người mẹ trong các hồi ức sẽ là cẩm nang quý giá để giúp ta làm tốt thiên chức với con cái, trách nhiệm với cuộc đời.
Có cha trong đời và Có mẹ trong đời, cuối cùng, còn có ý nghĩa như một dịp được cùng chia sẻ thông điệp yêu thương khởi phát từ sâu trong tâm khảm những người con hiếu thảo hướng về đấng sinh thành của mình trong mùa Vu Lan.
Hòa An