Ngày Đông chí năm nay lặp lại sau 4 năm có gì đặc biệt?
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày Đông chí là gì? Có gì đặc biệt? Khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc? Năm 2019 ngày Đông chí rơi vào những ngày nào và nó có ý nghĩa gì?
Nguồn gốc ngày Đông chí
Theo Thiên Văn học phương Tây, ngày Đông chí (Winter solstice) là ngày bắt đầu của mùa Đông ở Bắc bán cầu với thời gian ban đêm dài nhất trong năm và bắt đầu mùa Hè ở Nam bán cầu với thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
Trong khi đó, theo quan niệm của người phương Đông, Đông chí là ngày ở giữa mùa Đông. Chữ chí (至) trong Đông chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực.
Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng Nam trên bầu trời vào giữa trưa rồi từ từ quay trở lại phía Bắc.
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, Đông chí là một trong những yếu tố giúp người Trung Quốc xác định ngày tết Nguyên Đán. Thời phong kiến, vào ngày này các vua chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày còn các gia đình dân thường sẽ quây quần bên nhau ăn uống và múa hát để mừng ngày lễ này.
Ngày Đông chí 2019 có gì đặc biệt?
Theo quy ước, tiết khí Đông chí của tất cả các năm nói chung được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/12 và đến ngày 5/2 năm sau là kết thúc. Ngày Đông chí 2019 theo ghi nhận của Google doodles hôm nay được phân tích cách hiểu của thiên văn xác định ngày bắt đầu vào hôm nay 22/12 dựa vào độ nghiêng của trục Trái đất và cũng bắt đầu giai đoạn ngày ngắn đêm dài.
Ngày Đông chí 2019 rơi vào ngày 22/12 lần đầu tiên sau bốn năm vì nó có thể xảy ra vào bất kỳ ngày nào trong khoảng từ 20 đến 23/12, nhưng thường diễn ra vào ngày 21 của tháng.
Mùa đông thiên văn này sẽ kéo dài đến ngày 20 tháng 3 năm 2020, ngày của mùa xuân (hay vernal) Equinox ở Bắc bán cầu.
Vào ngày đầu tiên của Đông chí, kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bán cầu bắc và tiết Đông Chí được xác định vào đúng 12 giờ trưa của hôm đó.
Tuy nhiên theo khoa học phương Tây thì vào ngày Đông chí thì mùa Đông sẽ bắt đầu tại bán cầu Bắc và mùa hè sẽ bắt đầu tại bán cầu Nam do tại thời điểm này mặt trời xuống tới điểm thấp nhất về phía Nam trên bầu trời và bắt đầu quay trở lại phía Bắc. Lúc này Trái Đất sẽ nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và bán cầu nam của Trái Đất nghiêng về mặt trời nhiều nhất.
Ý nghĩa của ngày Đông chí
Vì Đông Chí được xác định theo văn hóa Trung Quốc cổ đại nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân ở đất nước này và các dân tộc có ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Vào ngày Đông Chí những người Hoa ở Việt Nam và trên toàn thế giới đều tổ chức phong tục ăn thang viên (món chè trôi nước) và các lễ hội truyền thống bởi họ xem đây là ngày tết truyền thống của mình.
Tuy nhiên, ý nghĩa ngày Đông chí ngày càng biến đổi theo thời gian, nó không chỉ còn là ngày cúng lễ tổ tiên, ông bà, cúng lễ để cầu một năm an lành, khỏe mạnh thành công, mà nó còn có ý nghĩa là ngày đoàn viên, đoàn tụ giữa các thành viên trong gia đình.
Đối với nhiều nước trên thế giới, ngày Đông chí cũng rất đặc biệt và náo nhiệt. Có rất nhiều lễ hội được diễn ra vào ngày này như lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa, lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ hội Hanukkah, lễ hội Huma Light…
Ở Việt Nam và nhiều nước khác vào ngày này đã tổ chức lễ Giáng Sinh bởi những người theo đạo Thiên Chúa Giáo cho rằng vào 0h00 ngày 25/12 chúa Jesus đã ra đời. Do đó, đây cũng là ngày vô cùng quan trọng của những tín đồ Thiên Chúa giáo, họ xem đây là ngày tết chính của mình và tổ chức rất lớn.
KN (tổng hợp)