loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch bị thiệt hại nặng nề do các hoạt động biểu diễn, các sự kiện tập trung đông người không thể được tổ chức trong thời gian giãn cách xã hội vì Covid-19. Toàn ngành cần học cách thích ứng, thay đổi để sớm trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”.
Hẳn vì có ấn tượng tốt đẹp trong lần tới Việt Nam trước và nhất là cảm động trước ca khúc fan Việt dành tặng riêng anh nên nếu được đi du lịch, Jimin muốn tới Việt Nam đầu tiên!
Đó là nội dung quan trọng nhất tại diễn đàn "Tác động của đại dịch Covid-19 - Hành động quyết liệt của Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) do Bộ VHTT&DL tổ chức sáng 22/9. Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cùng lãnh đạo các đơn vị đã nhìn lại những khó khăn thách thức lớn mà toàn ngành đang phải đối diện.
Thời điểm “4 không”
Năm 2020, ngành VHTT&DL chỉ chịu tác động của dịch bệnh ở một chừng mực nào đó bởi vẫn còn nhiều “vùng xanh”, các ca nhiễm Covid-19 chủ yếu là nhập cảnh được cách ly và điều trị ngay.
Năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động nặng nề hơn, toàn ngành rơi vào trạng thái 4 không: Không được thực hiện các chương trình nghệ thuật; Không có các chương trình thể thao lớn; Không có thị trường du lịch và du lịch quốc tế; và không có các hoạt động nghệ thuật, sự kiện ở cấp quy mô.
Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn nêu rõ, khi mọi hoạt động nghệ thuật, sự kiện bị hủy bỏ, các nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới khả năng sáng tạo, duy trì chuyên môn nghiệp vụ cũng như tình yêu nghề… Dù dịch bệnh đang từng bước được khống chế, nhưng chưa thể xác định điểm kết thúc. Việc tìm cách thích ứng, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội để chuyển mình trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là hết sức cần thiết.
Theo ông Lê Minh Tuấn, đơn vị đã đang tiếp tục định hướng đổi mới tư duy để sáng tác, dàn dựng nhiều chương trình tiết mục nghệ thuật đặc sắc đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, hướng tới đối tượng khán giả trẻ, tiến tới có những kênh phát sóng truyền hình, online có thu phí…
Ở lĩnh vực di sản, Cục trưởng Cục Di sản Lê Thị Thu Hiền cũng đưa ra những số liệu thống kê cho thấy tình trạng khó khăn của hầu hết các khu di tích, bảo tàng vốn đang đóng cửa. Bà Lê Thị Thu Hiền đề xuất giải pháp: Các bảo tàng cần quan tâm chú trọng tới nội dung không gian trưng bày, tổ chức những chuyên đề, triển lãm, trưng bày online hấp dẫn về nội dung và hình thức để thu hút khách tham quan.
Du lịch cũng là một vấn đề vô cùng được quan tâm, nhất là trong bối cảnh toàn ngành đang tích cực chuẩn bị thực hiện chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc theo chỉ đạo của Chính phủ, dự kiến bắt đầu vào tháng 10/2021.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài là nhiệm vụ lớn cấp bách và thiết yếu. Tuy nhiên, theo ông, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch cần có nguồn lực lớn về vật chất, con người và thời gian mới có thể triển khai.
Video Clip Quảng bá du lịch Việt Nam
“Hành động quyết liệt hơn”
Lắng nghe những ý kiến về khó khăn cũng như giải pháp của ngành, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhận định: "Trong đại dịch, hoạt động văn hóa nghệ thuật đã phục vụ nhiệm vụ chính trị tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo ra vaccine tinh thần, nghệ sĩ đi vào tâm dịch phục vụ nơi tuyến đầu, dùng âm nhạc xoa dịu nỗi đau, làm phong phú đời sống tinh thần người dân. Trong thời điểm khó khăn nhất, chúng ta phải cùng nhau nhìn lại, tiếp cận theo hướng tích cực để hành động quyết liệt hơn”.
Bộ trưởng nhấn mạnh, với quyết tâm cao, toàn ngành cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động 5 năm và cụ thể năm 2021 thật chất lượng, có tính khả thi được cấp có thẩm quyền chấp nhận, là cơ sở để ngành thực hiện.
Bộ trưởng yêu cầu ngành cần tập trung sớm nguồn lực, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch phải kết nối với các địa phương để bản đồ du lịch thể hiện được tính toàn diện; rà soát, thẩm định, nâng cấp, làm mới các sản phẩm du lịch. Chỉ tiêu đặt ra là mỗi tỉnh, thành phố phải có một sản phẩm du lịch độc đáo, kết nối các sản phẩm du lịch để tạo điểm nhấn, đẩy mạnh các hoạt động lữ hành... Tổng cục Du lịch nhanh chóng vận hành trang web mà Hội đồng Tư vấn du lịch đã thực hiện trước đó; các địa phương số hóa điểm đến, đưa lên không gian mạng. Các địa phương đã kiểm soát được dịch Covid-19 cần nhanh chóng chủ trì, phối hợp, kết nối với các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp để tổ chức diễn đàn, hội nghị xúc tiến quảng bá, đầu tư để du lịch “sống lại”.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc phải làm cho du lịch đi vững trên đôi chân của mình, trong đó chú ý thị trường nội địa và tiếp đó là thị trường quốc tế khi có điều kiện. Trong đó cần nhanh chóng đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động để tăng cường nguồn lực cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao hơn.
Từ văn hóa, bằng văn hóa, chúng ta lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất của văn hóa dân tộc, cùng Đảng và Nhà nước, nhân dân chiến thắng dịch bệnh. Qua đó khẳng định rằng khi đại dịch Covid-19 tác động, gây khó khăn dồn dập thì những giá trị tốt đẹp của ngành văn hóa, nền văn hóa Việt Nam được phát huy cao độ nhất, những người làm văn hóa, thực hành văn hóa xây dựng lối sống đẹp để từ đó có nhận thức đúng và hành động đẹp...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng
|
Ngô Thanh Trà
loading...