A+ A A- Kiểu đọc sách

Lập hồ sơ công nhận lễ hội Nguyễn Trung Trực là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

08:37 29/07/2020
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Tỉnh Kiên Giang vừa ban hành kế hoạch về việc lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh Anh hung dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Những lễ hội truyền thống diễn ra trong tháng Giêng không thể bỏ qua tại miền Bắc

Những lễ hội truyền thống diễn ra trong tháng Giêng không thể bỏ qua tại miền Bắc

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và những Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Yên Tử, Đền Trần, Đền bà chúa kho, Hội Lim... luôn được nhiều du khách lựa chọn du Xuân dịp đầu năm.

Nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và nâng cấp lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực trở thành lễ hội quốc gia. Từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị và quảng bá du lịch thông qua lễ hội lớn nhất của tỉnh Kiên Giang. Thời gian thực hiện từ tháng 8.2020 đến tháng 4.2021.

Chú thích ảnh
Khu di tích lịch sử văn hóa Đình Nguyễn Trung Trực

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia mộ và đình Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang và lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, trở thành di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, được các thế hệ nhân dân Kiên Giang gìn giữ, lưu truyền và cho đến ngày nay. Năm 1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cấp quốc gia.

Hàng năm, di tích đón có từ 2 -3 triệu lượt khách đến viếng, là một điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc biệt của tỉnh; riêng lễ hội thu hút gần hai triệu lượt khách đến tham quan, bày tỏ lòng tri ân, ngưỡng mộ vị Anh hùng của dân tộc. Nét văn hóa độc đáo của lễ hội, những ngày trước khi diễn ra lễ hội, người dân khắp nơi về đây để làm công quả, chung tay sửa sang đình thờ, dựng trại, nấu nước, nấu cơm, gói bánh, làm đậu hủ, làm tương... Tất cả mọi người đều có chung trách nhiệm cùng chung tay làm nên một mùa lễ hội chu đáo. Điều thú vị là hàng trăm ngàn lượt người đến đình thờ trong các ngày lễ đều được phục vụ ăn, nghỉ miễn phí, xem hát miễn phí và khám, chữa bệnh miễn phí. Kinh phí tổ chức chủ yếu do người dân và các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp.

Chú thích ảnh
Lễ dâng hương tại tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Ngày 14.2.2019, Ban Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực tổ chức Lễ đón nhân Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2013 đến năm 2017, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bản vệ Tổ quốc.

Kiên Giang cũng đang triển khai lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Theo Báo Văn hóa

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...