A+ A A- Kiểu đọc sách

Kết thúc Đại hội 12 Hội Nhà văn Hà Nội: 'Thừa' già, thiếu trẻ

07:00 10/08/2017
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Sau 2 ngày diễn ra, Đại hội 12 Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 đã kết thúc. Nữ nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã nhận được 100% phiếu bầu từ Ban chấp hành (BCH), trở thành Chủ tịch Hội. 3 Phó Chủ tịch gồm Nguyễn Sĩ Đại, Trần Quang Quý và Nguyễn Việt Chiến.

Trước đó, trong buổi họp trù bị chiều 8/8, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã được bầu vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 12 với số phiếu cao nhất: 224 phiếu.

Ngoài bà Huệ, 7 thành viên khác được bầu vào BCH gồm: Trần Hữu Việt (220 phiếu), Nguyễn Sĩ Đại (193 phiếu), Bùi Việt Mỹ (186 phiếu), Trần Quang Quý (176 phiếu), Y Ban (172 phiếu), Nguyễn Việt Chiến (169 phiếu), Trần Gia Thái (165 phiếu).

Chú thích ảnh
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ

Như vậy, không giống như BCH khóa 11 chỉ toàn thành viên nam, BCH khóa mới đã "có nếp, có tẻ". Nhưng được cái này lại thiếu cái khác. Cụ thể là trong BCH khóa 12 này, Hội Nhà văn Hà Nội không có thành viên nào của chuyên ngành lý luận phê bình văn học.

Bên cạnh đó là BCH không cho thấy sự trẻ hóa khi mà các thành viên trên 55 tuổi chiếm tới 80%. Người trẻ nhất chính là tân Chủ tịch Hội Nguyễn Thị Thu Huệ (sinh năm 1966). Nhà thơ Vũ Quần Phương nói với Thể thao & Văn hóa: "Hiện nay trong Hội, 50 tuổi vẫn được coi là trẻ, như thế là rất... nguy hiểm. Tôi mong rằng nhiệm kỳ này, ban lãnh đạo Hội sẽ đặt lòng tin vào thế hệ trẻ. Nhưng có lẽ phải 2-3 kỳ Đại hội nữa thì mới thực sự trẻ hóa được”.

"Để trẻ hóa được đội ngũ nhà văn trẻ Thủ đô, BCH trong thời gian tới sẽ "thân chinh" đi mời những cây bút trẻ hiện nay chưa phải là hội viên tham gia vào Hội, để tăng thêm luồng sinh khí mới cho văn học Thủ đô. Nếu chung ta chỉ ngồi một chỗ ngồi đợi những người viết trẻ mang đơn đến nộp, tiến hành làm các thủ tục thì khó có thể trẻ hóa được", Tân Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Huệ nói.

Nói về việc BCH "vắng bóng" thành viên chuyên ngành lý luận phê bình văn học, Phó Chủ tịch Trần Quang Quý cho biết, đó là việc ngoài ý muốn. "Tuy nhiên tôi cũng như cũng như các thành viên trong BCH đều có mối quan tâm đến văn học, sự ổn định và phát triển của Hội, nên sẽ có người được cử ra để "chăm sóc" chuyên ngành lý luận phê bình.

Đại hội muốn gì ở Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội khoá tới?

Đại hội muốn gì ở Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội khoá tới?

Hiện nay trong Hội 50 tuổi đã được coi là trẻ rồi, như thế rất nguy hiểm. Quan trọng là ban lãnh đạo phải đặt lòng tin vào thế hệ trẻ. Và tôi nghĩ rằng có lẽ phải 2-3 đợt Đại hội nữa thì mới thực sự trẻ hóa được”.

Vì thế cũng không nên quá bi quan, vì bên dưới BCH còn có các ban chuyên môn hỗ trợ nữa. Nhiệm vụ quan trọng nhất của BCH bây giờ là phải có phương án quản lý, bao quát và phát triển chuyên môn cho Hội thật tốt!", ông Quý nói.

Ông Quý cũng cho biết thêm, khoảng cuối tuần tới, BCH Hội Nhà văn Hà Nội sẽ tiến hành họp phân công nhiệm vụ của từng người, cũng như các hội đồng hỗ trợ bên dưới. Ngoài ra là bàn về phương hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới, theo Cương lĩnh hành động mà Đại hội đã đề ra. Trong đó, một vấn đề được Hội hết sức trú trọng là sẽ tập hợp, quy tụ những sáng tác có chất lượng về Hà Nội, đặc biệt là các sáng tác của các cây bút trẻ.

Vài nét về tân Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Huệ sinh năm 1966 tại Quảng Ninh. Chị tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Là ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 8, từng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khóa 10 và là Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam.

Phạm Huy
Thể thao & Văn hóa

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...