A+ A A- Kiểu đọc sách

Gặp lại các tác giả được đưa vào SGK: Nguyễn Phan Khuê trẻ mãi với thiếu niên nhi đồng

19:08 26/05/2021
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày cuối tháng 5/2021 ông Nguyễn Phan Khuê, Trưởng ban tổ chức giải bóng đá U13 Việt Nam, bận chỉ đạo thực hiện tốt giải đấu trong tình hình dịch bệch diễn biến phức tạp, nhưng vẫn dành thời gian để đọc lại bản thảo sách sắp in Hương hoa hoàng lan của mình.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Cao Nguyệt Nguyên người giỏi nhập vai nhân vật

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Cao Nguyệt Nguyên người giỏi nhập vai nhân vật

Tháng 4/2020, Cao Nguyệt Nguyên khiến người đọc và giới cầm bút trầm trồ khi cô “vào vai” nam anh hùng Từ Hải, vai nữ chủ chứa Tú Bà và 10 vai khác để thành tác giả sách "Truyện Kiều tự kể" khổ lớn, giấy láng, bìa cứng, 12 họa sĩ minh họa!

Đây là tập truyện ngắn có truyện được chọn vào sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều.

Đồng thuận với nguyên tắc biên soạn bớt kịch, thêm thơ

Đó là truyện Những dòng chữ diệu kỳ được biên soạn thành bài ôn luyện cuối tuần 28 với tên gọi mới Điều kỳ diệu:

“Nhà Bi có nhiều sách truyện, nhưng nó chỉ thích diều.

hôm, Bi khoe với tôi chiếc diều đẹp. Nó nói: “Em đổi cho anh Nguyên quyển sách vẽ mấy chú lùn và cô công chúa đấy!”. Tôi tiếc rẻ: “Ôi, truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.

Tôi kể cho Bi nghe về những chú lùn tốt bụng, nàng công chúa xinh đẹp và lâu đài dát vàng... Mắt Bi ngỡ ngàng, sáng hẳn lên. Tôi khuyên nó hãy ngoan ngoãn, năm sau đi học sẽ tự đọc được truyện, biết thêm nhiều điều kỳ diệu. Bi gật đầu bẽn lẽn”.

Chú thích ảnh
Nguyễn Phan Khuê và HLV Park Hang Seo

Trong nguyên bản dài hơn 600 chữ của Nguyễn Phan Khuê, nhân vật Bi sau khi đổi sách lấy diều còn xé báo làm máy bay và bị bố đánh đòn. Nguyên bản thật hấp dẫn xét về kỹ thuật dựng truyện với một cột truyện giàu kịch tính, đi dần tới cao trào để thắt nút truyện, rồi mới cởi nút bằng một kết thúc giàu chất thơ.

Nhưng học sinh lớp 1 chưa đủ sức đọc một bài dài như thế! Và giải pháp của nhóm biên soạn giáo khoa là bớt chất kịch, giữ nguyên, thậm chí thêm vào chất thơ. Bớt, chứ không bỏ kịch tính cho nên, truyện trực khởi bằng một mâu thuẫn “Nhà Bi có nhiều sách truyện, nhưng nó chỉ thích diều”.

Nhân vật xưng “tôi”, một cậu bé có học, lớn tuổi hơn Bi đã giải quyết được mâu thuẫn này, đã làm đứa bé con còn mù chữ “sáng hẳn lên” trước “điều kỳ diệu” là những quyển sách.

Trao đổi với người viết bài, tác giả Nguyễn Phan Khuê nói ông thấy hồn cốt truyện của mình còn giữ được, và thông điệp, làm sao văn hóa đọc phải hấp dẫn các em, đã gửi đến được người dạy và người học truyện này!

Trong tiếng Tiếng Việt 1(tập 2) bộ Cánh diều, Nguyễn Phan Khuê còn bài tập đọc Chuyện trong vườn ở trang 103. Bài được biên soạn từ truyện Vườn hoa xuân trích từ sách Hương hoa hoàng lan. Với nguyên tắc biên soạn bớt kịch, giữ thơ, thêm thơ đã bàn trên kia, lại được sự đồng thuật của tác giả văn liệu, những người biên soạn đã tỉnh lược những mâu thuẫn do hiểu lầm giữa bà và cháu và đi nhanh tới sự đồng cảm giữa 2 nhân vật, để từ hơn 500 chữ truyện chắt lấy gần 100 chữ, đẹp như nước mắt hoa hồng, rất thơ:

“Sáng sớm, Mai ra vườn đã thấy bà đang tưới hoa. Em gọi:

- Bà ơi!

- Cháu dậy rồi à? Đi cẩn thận kẻo ngã nhé!

Mai chạy về phía bà. Bỗng em vấp phải một mô đất, ngãsóng soài, làm gãy một cành hồng. Bà vội chạy lại đỡ cháurồi hỏi:

- Cháu có đau không?

Mai đau nhưng vẫn nói:

- Không sao ạ!

Nhìn cành hoa gãy đang ứa nhựa, Mai nghĩ: “Chắc hoa cũngđau lắm, nó đang khóc. Chỉ tại Mai chạy vội mà hoa bị đau”.

Chú thích ảnh
Bài “Điều kỳ diệu” của Nguyễn Phan Khuê trong sách “Tiếng Việt 1”

Từng sống ngay trong nhà xuất bản

Trong làng văn, Nguyễn Phan Khuê là con nhà nòi, ông kể: “ Hồi còn là học sinh trường cấp 3 Phan Đình Phùng, Hà Nội tôi sống cùng bố tôi - nhà văn Nguyễn Phan Hách tại một căn phòng nhỏ ở nhà số 65 Nguyễn Du, trụ sở NXB Hội Nhà văn, nơi bố tôi làm việc. Tôi được chào hỏi, được gần gũi với Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Đào Vũ, Phạm Hổ, Phong Thu, Ngô Quân Miện, Võ Quảng, Vũ Tú Nam, Nguyễn Kiên, Định Hải, Trần Hoài Dương, Đỗ Chu...,những người sau này giúp tôi rất nhiều trong công việc báo chí văn chương.

Ngày ấy, các bác bàn chuyện bài vở ngay trong phòng, hay ngồi uống trà với nhau ở ghế đá ngoài sân dưới gốc 2 cây bách xanh khổng lồ (2 cây này giờ đã bị chặt đi rồi). Sống ở đây, tôi còn biết cả những khó khăn, vất vả trong chuyện cơm áo của các nhà văn.

Tôi nhớ nhà thơ Xuân Quỳnh, người cùng cơ quan với bố, có những buổi phải mang cả bọc quần áo tới cơ quan, tranh thủ giờ nghỉ trưa ra vòi nước chỗ gara ô tô để giặt. Lại có lần cô mua về toàn bí xanh, cô bảo khu nhà cô ở (lúc đó còn ở phố Huế) bị mất nước nên mua bí rửa cho đỡ tốn nước. Có ngày cô đưa Mí (tên thân mật của Lưu Quỳnh Thơ) tới cơ quan với mình. Hồi đó Mí là cậu bé thông minh dĩnh ngộ, tóc để dài như con gái, vẽ đẹp, làm thơ hay. Trong khi mẹ giặt rũ, rau cỏ thì Mí chạy lăng xăng ngoài sân…”.

Nguyễn Phan Khuê cho biết, bố ông luyện văn cho các con bằng cách Tết nào cũng có thơ viết tặng từng đứa, tặng sớm từ chiều 30 để tới đúng Giao thừa thì đọc, (mà đọc thuộc lòng) trước bàn thờ tổ tiên và cả nhà cùng nghe. Riêng Nguyễn Phan Khuê còn được giao thêm việc chép sạch bản thảo các bài thơ của ông, để gửi in các báo.

Cả cha Nguyễn Phan Hách và con Nguyễn Phan Khuê đều có bài trong sách Tiếng Việt 1 theo chương trình mới 2018 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo. Tác phẩm của cha có trong bộ Cùng học để phát triển năng lực, con - trong bộ Cánh diều. Hai nhà văn chân quê gốc Bắc Ninh đều thuận tay bút viết về làng quê, cây cỏ.

Măng tre là bài trong Tiếng Việt 1 của Nguyễn Phan Hách:“Đất trong vườn tre nhà em rắn như đá. Thế mà một sáng mùa Xuân ấm áp, hàng chục mầm măng to bằng bắp chuối đội đất nhô lên tua tủa. Những mầm măng vươn thẳng lên trời. Rồi một ngày có mưa nhỏ, những mầm măng này cứng lên thành thân cây, lớp vỏ bọc nhọn và cứng mở ra. Những cây măng lớn lên làm khóm tre to ra, lá tre bung ra xanh biếc giữa trời”.

Nguyễn Phan Hách còn viết về đồi thông vể dàn mượp thời hậu chiến thật hay trong một truyện rất ngắn. Truyện thật hợp với một trang giáo khoa cho một lớp nào đấy của bậc phổ thông trung học.

Trường sức, kiên trì, biết kết hợp

Là con nhà nòi văn chương, đã ấn hành 1 tiểu thuyết và 2 tập truyện ngắn nhưng Nguyễn Phan Khuê lại đang là Trưởng ban tổ chức Giải bóng đá quốc gia U13 - một giải đấu đã duy trì hơn 20 năm, đã là lò đào luyện các cầu thủ quốc gia hôm này - những tên tuổi được yêu mến Quang Hải, Văn Hậu, Công Phượng, Duy Mạnh, Đình Trọng, Xuân Trường... và vẫn đang là lò luyện. Có thể nói đường bút Nguyên Phan Khuê băng băng như đường lên bóng của một chân sút trường sức, đủ kiên trì, và biết kết hợp cùng đồng đội để vượt qua những cản ngại.

Học Đại học Văn hóa những năm 1990, nhưng ngay trên ghế giảng đường anh đã viết tiều thuyết 200 trang Thiếu nữ bị lạc, in 5.000 bản, để có nhuật bút tự sắm cho mình cái xe đạp đặng mà đạp từ tòa soạn báo này qua báo kia gửi bài của mình, giữ đà vừa học vừa làm, vừa cầm vợt, vừa nhặt banh, để lấy thêm bằng thạc sĩ ở Học viện Báo chí Tuyên truyền 2016.

Từ năm 1992, anh vào làm báo Nhi đồng và cần mẫn “đi bóng” ở vị trí này tới 29 năm, từ phóng viên văn nghệ tới Thư ký Tòa soạn, tới Phó Tổng biên tập và rồi Tổng biên tập, để vào năm 2020, khi hợp nhất tờ Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng thành tờ Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng thì anh được trao trọng trách Tổng biên tập báo này.

Ông Tổng biên tập Nguyễn Phan Khuê cùng các đồng sự của mình đang làm báo như làm bóng đá tổng lực! Tiếng là tuần báo nhưng hầu như ngày nào cũng có báo mới, vì bạn đọc thiếu niên và nhi đồng được đọc những 11 ấn phẩm từ báo này: 3 cuốn Thiếu niên Tiền phong, 1 cuốn Hoa Trạng nguyên, 1 cuốn Học trò cười,1 cuốn Cười vui, 1 cuốn Chăm học, 2 cuốn Khám Phá, 1 cuốn Nhi đồng, 1 cuốn Cẩm nang kỹ năng sống.

Làm báo nhưng đã từng tổchức thi viết đẹp chữ Việt trong khuôn viên Văn Miếu -Quốc Tử Giám Hà Nội, tổ chức trại viết Cây bút tuổi hồng cho thiếu nhi cả nước và đang tổ chức Festival Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc 2021.

Ấy vậy mà bạn viết Nguyễn Phan Khuê vừa báo tin vui, năm nay được Cục Xuất bản mời làm giám khảo chọn lựa sách thiếu nhi để trao Giải thưởng Sách quốc gia.

Vài nét về Nguyễn Phan Khuê

Nguyễn Phan Khuê sinh 1971 tại Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh, tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội 1992, Thạc sĩ báo chí - Học viện Báo chí Tuyên truyền 2016. Từng làm báo Nhi đồng. Hiện là Tổng biên tập báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng. Tác giả của 3 đầu sách văn học.

(Còn tiếp)

Trần Quốc Toàn

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...