Đi vào thế giới truyện tranh (kỳ 4): Nhật Bản - Tiếp thu và biến truyện tranh thành bản sắc văn hóa

Nếu tại Mỹ, nền công nghiệp truyện tranh không tách rời khỏi quỹ đạo siêu anh hùng, kinh dị và những bộ phim bom tấn hoặc TV series chuyển thể; thì ở Nhật, truyện tranh (còn được gọi là manga) lại đi một lối đi riêng: Biến truyện tranh thành đặc điểm nhận diện của cả một nền văn hóa, thành “thương hiệu” của đất nước, đến mức chỉ cần nhắc đến truyện tranh, ai cũng sẽ nghĩ đến Nhật Bản.
06/04/2020 19:08

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu tại Mỹ, nền công nghiệp truyện tranh không tách rời khỏi quỹ đạo siêu anh hùng, kinh dị và những bộ phim bom tấn hoặc TV series chuyển thể; thì ở Nhật, truyện tranh (còn được gọi là manga) lại đi một lối đi riêng: Biến truyện tranh thành đặc điểm nhận diện của cả một nền văn hóa, thành “thương hiệu” của đất nước, đến mức chỉ cần nhắc đến truyện tranh, ai cũng sẽ nghĩ đến Nhật Bản.

Đi vào thế giới truyện tranh (kỳ 3): Mỹ - 'cái nôi' của nền công nghiệp truyện tranh thế giới

Đi vào thế giới truyện tranh (kỳ 3): Mỹ - 'cái nôi' của nền công nghiệp truyện tranh thế giới

Tại Việt Nam, comic (truyện tranh Mỹ), không được phổ biến như manga (truyện tranh Nhật Bản). Chính vì vậy, có thể sẽ có nhầm lẫn rằng Nhật Bản là nơi khởi nguồn của truyện tranh. Tuy nhiên, thực tế, Mỹ mới là “cái nôi” của nền công nghiệp truyện tranh trên toàn thế giới.

Ban đầu, nước Nhật không có truyện tranh. Thuật ngữ “manga” vốn dùng để chỉ những bức tranh được vẽ tràn trên trang giấy, thường là tranh động vật, phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt đời sống con người.

Mở cửa đón nhận giá trị mới

Xét về lịch sử, truyện tranh chỉ có thể xuất hiện sau khi chính phủ Nhật Bản kết thúc thời kỳ bế quan tỏa cảng vào năm 1855. Bởi vì sau khi mở cửa, văn hóa phương Tây mới có thể du nhập vào Nhật Bản, cùng với đó là sự ra đời của những tờ báo in theo mô hình Tây phương.

6 năm sau kể từ ngày Nhật Bản mở cửa, Charles Wirgman (người Anh) đến Yokohama, Nhật. Ông là phóng viên và là họa sĩ phác họa cho tờ Illustrated London News, một tạp chí tin tức có minh họa phát hành hàng tuần. Ở Nhật, ông mở ra một tạp chí châm biếm có tên Japan Punch. Tạp chí này bàn tán, châm biếm về các sự kiện (chủ yếu châm biếm người Mỹ và hành động của Mỹ) thông qua tranh vẽ và có rất nhiều người đọc. Nhờ có những bức tranh châm biếm này, Japan Punch tồn tại được trong suốt 25 năm.

Đối với người Nhật, sau một thời gian 200 năm bế quan tỏa cảng, thì câu chuyện cười kỳ quặc kiểu Anh của Wirgman và các tư liệu mở về các sự kiện và con người trong thực tế là điều gì đó rất mới mẻ. Từ đó, các họa sĩ Nhật học theo hình thức châm biếm kiểu Anh này. Cũng chính những bức hình đăng trên Japan Punch và kiểu châm biếm Anh quốc đã tạo cảm hứng cho những bộ tranh châm biếm chính trị xuất hiện tại Nhật Bản.

Chú thích ảnh
Osamu Tezuka - “cha đẻ” của truyện tranh Nhật Bản hiện đại

Cùng với việc mở các lớp nghệ thuật, Wirgman được học sinh và đồng nghiệp coi như là người hướng dẫn của họ trong lĩnh vực mỹ thuật Tây phương và kỹ thuật biếm họa.

Với tất cả những cống hiến đó, chúng ta có thể coi Wirgman chính là “tổ tiên” của truyện tranh và nghệ thuật Nhật Bản mang phong cách phương Tây. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng bong bóng hội thoại trong truyện tranh Nhật Bản (thay vì ghi chú ở bên cạnh hoặc ở dưới mỗi bức hình).

Tiếp thu và phát triển

Nhận ra tiềm năng phát triển từ những mẩu tranh và truyện tranh biếm họa của Japan Punch, hàng loạt các tạp chí biếm họa khác được thành lập tại Nhật.

Đến khi thấy tạp chí châm biếm phát triển và đạt được nhiều hưởng ứng từ công chúng, các ông chủ tòa soạn nhìn thấy cơ hội mở rộng đối tượng đọc sản phẩm của mình bằng cách tạo thêm nhiều sản phẩm khác có chủ đề đa dạng hơn. Từ đó, Sazanami Iwaya - chủ NXB Hakubunkan chuyên về mảng văn học thiếu nhi - muốn tạo ra một tạp chí kết nối mọi chàng trai ở mọi cấp độ khác nhau trong xã hội. Đến năm 1895, tạp chí Shonen Sekai (nghĩa là “Thế giới của tuổi trẻ”) được thành lập. Đây cũng là tạp chí Nhật Bản đầu tiên dành cho giới trẻ.

Shonen Sekai đem đến những truyện tranh Nhật Bản đầu tiên: chứa những câu chuyện về lịch sử Nhật Bản, tranh biếm họa và các bài viết về thế giới Nhật Bản đương thời.

Sau sự ra đời của Shonen Sekai, đến năm 1902, một NXB khác xuất bản một tạp chí có tên Shojo Kai (Nữ nhi quốc) và nhận được nhiều hưởng ứng. Từ sự hưởng ứng đối với tạp chí giành cho nữ giới đó, vào năm 1906, NXB Hakubunkan cũng ra tạp chí có tên Shojo Sekai (Thế giới của những cô gái). Các tác giả thuộc Shojo Sekai đều là những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: nhà thơ hòa bình có xu hướng nữ quyền Akiko Yosano, chính trị gia Tama Morita…

Cũng trong khoảng thời gian này, các NXB mở rộng thị trường, ra mắt các tạp chí khác như: Tanken Sekai (Thế giới thám hiểm) (1906); Bukyo Sekai (Thế giới của chủ nghĩa anh hùng); Shonen Puck (1907); Kodomo Puck (1924)...

Như vậy, hơn 20 năm đầu thế kỷ 20 là thời kỳ bùng nổ của các tạp chí và nhà xuất bản, với những với những bộ truyện tranh cho người lớn và trẻ nhỏ được đăng trên các báo và tạp chí. Thời kỳ này đã mở đường cho nhiều họa sĩ Nhật Bản tìm đến với một lĩnh vực mới mẻ: sáng tác truyện tranh.

Chú thích ảnh
Bộ đôi tác giả Fujiko F. Fujio: Hiroshi Fujimoto (trái) và Motoo Abiko (phải)

Biến truyện tranh thành bản sắc văn hóa

Trong suốt hơn 20 năm đầu thế kỷ 20, các họa sĩ truyện tranh Nhật Bản vẫn giữ nét vẽ truyền thống của Nhật, các bức tranh đều mang phong vị Ukiyo-e (tranh phù thế) với đường nét thanh mảnh và các nhân vật có vẻ ngoài mang dấu ấn Nhật rõ nét.

Đến những năm 30-40 của thế kỷ 20, chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, đặc biệt là từ nhân vật Felix Cat và chú chuột Mickey, các họa sĩ Nhật Bản dần thay đổi nét vẽ và hướng tới những nội dung mang tinh thần nhân văn, triết lý nhiều hơn. Tiêu biểu nhất phải kể đến những đóng góp của hai trụ cột: Osamu Tezuka và Fujiko. F. Fujio.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu truyện tranh đều cho rằng Osamu Tezuka chính là người đã đưa truyện tranh Nhật vươn ra thế giới. Thoát ra khỏi hội họa Nhật Bản truyền thống, Osamu Tezuka đưa người đọc vào thế giới hình ảnh mang phong cách phương Tây. Ngay từ khi còn rất trẻ, Osamu Tezuka đã có quan điểm: “sử dụng truyện tranh như một phương tiện giúp thuyết phục mọi người quan tâm đến thế giới”. Vậy nên những bộ truyện của ông thường có chủ để đa dạng và sở hữu nội dung sâu sắc: Tiêu biểu và quen thuộc nhất đối với độc giả Việt Nam là Black Jack, Astro Boy, Phoenix.

Chú thích ảnh
Những tập truyện đầu tiên của bộ “Astro Boy”

Có thể nói rằng, Tezuka không chỉ là “cha đẻ” của manga Nhật Bản, mà ông còn là… “cha đỡ đầu” của thể loại truyện tranh khoa học viễn tưởng, triết lý.

Không chỉ sở hữu những câu chuyện có nội dung triết lý, Tezuka còn có những đổi mới trong kỹ thuật vẽ truyện tranh, đặc biệt là ông học tập kỹ thuật điện ảnh. Tezuka sử dụng khung hình trên giấy giống như khung nhìn từ máy quay phim. Ông áp dụng các kỹ thuật điện ảnh như quay quét, thu phóng, và cắt cảnh. Vì truyện tranh không thể hiện được âm thanh thật như điện ảnh, ông dùng nét vẽ và các chữ cái để thể hiện hiệu ứng âm thanh, nhằm tạo ấn tượng như thật cho cảnh chiến đấu và âm thanh hàng ngày.

Việc này khiến cho truyện tranh không thể chỉ nằm trong vài khung hình hay vài trang giấy, mà đã kéo ra đến hàng ngàn trang. Sự đổi mới trong kỹ thuật vẽ truyện tranh này của Osamu là một đóng góp to lớn cho lịch sử phát triển của truyện tranh trên toàn thế giới nói chung, và đưa Osamu Tezuka thành “tượng đài” của nền truyện tranh Nhật Bản.

Nếu Osamu Tezuka đưa truyện tranh Nhật Bản vươn ra thế giới, thì Fujiko. F. Fujio đã đưa Doraemon (1969) lên thành biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.

Chú thích ảnh
“Doraemon” - biểu tượng của văn hóa Nhật Bản

Được viết và minh họa bởi Fujiko F. Fujio, bút danh của bộ đôi Hiroshi Fujimoto và Motoo Abiko, Doraemon xoay quanh một chú mèo máy tên Doraemon đến từ tương lai, về để giúp đỡ một cậu bé tên Nobita Nobi. Những câu chuyện trong Doraemon vui nhộn nhưng không kém phần sâu sắc về tình bạn, ước mơ, hy vọng. Đồng thời, thông qua sự xuất hiện của những bảo bối thần kỳ của chú mèo máy Doremon, Fujiko. F. Fujio đã thể hiện những dự đoán của mình về sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thời hiện đại. Những câu chuyện dài của Doraemon dù viết cho mọi lứa tuổi, đặc biệt hướng đến trẻ em, song lại kèm theo những thông điệp cấp thiết về môi trường, sự tiến hóa, những đe dọa ngoài không gian… Doraemon đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử truyện tranh, chú mèo máy từ tương lai mang quốc tịch Nhật Bản xuất hiện, mang theo đó là tất cả những niềm tin, hy vọng vào tình bạn, vào tương lại; và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một nhân vật truyện tranh được tôn vinh thành biểu tượng văn hóa của cả một quốc gia.

Bên cạnh những đóng góp của Osamu Tezuka và Fujiko. F. Fujio, các tác giả truyện tranh Nhật Bản vẫn liên tục nghiền ngẫm và mở rộng nội dung cho những câu chuyện của mình. Nếu ở Mỹ, truyện tranh chỉ xoay quanh các nhân vật anh hùng hoặc những câu chuyện giật gân, kinh dị, thì tại Nhật, hàng loạt những xu hướng truyện tranh mới nối tiếp nhau xuất hiện: xu hướng chiến binh và nữ anh hùng, xu hướng punk, xu hướng thể thao, xu hướng samurai và ninja, xu hướng trinh thám...

Đó là chưa kể đến thể loại “truyện tranh người lớn” lưu hành công khai (tất nhiên là hạn chế lứa tuổi) và trở thành một nền công nghiệp lớn mạnh ở Nhật. Đây là điểm khác biệt lớn so với truyện tranh Mỹ và truyện tranh Bỉ. Ở hai quốc gia này, truyện tranh về chủ đề nhạy cảm này không được xem là chính thống, số lượng cũng không đồ sộ bằng, nếu không muốn nói là cực kỳ hiếm.

Như vậy, có thể thấy rằng, đứng trước cuộc giao thoa văn hóa với phương Tây, Nhật Bản đã nhanh chóng hòa nhập, tiếp thu, và gặt hái nhiều thành tựu, đặc biệt là trong lĩnh vực truyện tranh.

Nếu Osamu Tezuka đưa truyện tranh Nhật Bản vươn ra thế giới, thì Fujiko. F. Fujio đã đưa Doraemon (1969) lên thành biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.

Trường Khanh

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.