A+ A A- Kiểu đọc sách

'Con đường Hạnh Phúc': Niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang

22:33 18/09/2019
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 18/9, tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Đảng ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang tổ gặp mặt đại biểu cựu thanh niên xung phong nhân dịp 60 năm Ngày khởi công “Con đường Hạnh Phúc” (10/9/1959 – 10/9/2019). 

Chủ sở hữu và Sở Hà Giang họp bàn quy chế quản lý khu nhà Vương

Chủ sở hữu và Sở Hà Giang họp bàn quy chế quản lý khu nhà Vương

Ông Vương Duy Bảo và ông Vương Quỳnh Sèo là con cháu dòng họ Vương đã đại diện làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang xung quanh quy chế quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật khu nhà Vương (Đồng Văn, Hà Giang).

Các đại biểu đã ôn lại những ngày tháng hào hùng và gian khổ khi thực hiện nhiệm vụ khai thông tuyến đường huyết mạch nối liền trung tâm tỉnh Hà Giang lên 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, mang lại hạnh phúc, ấm no cho hàng vạn đồng bào các dân tộc vùng cao.

Ngày 10/9/1959, con đường từ Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc được khởi công với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và đồng bào thuộc 16 dân tộc (Mông, Tày, Dao, Nùng, Pu Péo, Lô Lô,…) của 6 tỉnh phía Bắc gồm Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và hai tỉnh đồng bằng Hải Hưng, Nam Định. Đặc biệt, con đường xuyên đá cứng, nhiều khúc cua, lắm dốc, thử thách gian lao nhất chính là vượt đỉnh Mã Pí Lèng.

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN

Không khuất phục khó khăn, với tinh thần và ý chí quyết tâm đối diện hiểm nguy, trong từng ngày làm việc, các công nhân đã đặt những chiếc quan tài và truy điệu sống các thanh niên tình nguyện, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cao cả Đảng, Nhà nước giao cho. 17 thanh niên trong đội cảm tử đã treo mình bằng dây buộc trên đỉnh núi ròng từ trên xuống, bám vào các vách đá ở độ cao 1.600 mét so với mặt nước biển và cách mặt đất hàng trăm mét, vực sâu thăm thẳm ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng tay và dụng cụ thủ công để toàn thành đoạn vượt đỉnh Mã Pí Lèng.

“Con đường Hạnh Phúc” được hoàn thành ngày 15/6/1965 với chiều dài gần 200 km xuyên địa hình hiểm trở. Hàng vạn thanh niên xung phong, dân công đã phải mất tới 6 năm xây dựng với gần 3 triệu ngày công đục khoét trên 3 triệu mét khối đá chủ yếu là lao động thủ công, không có sự hỗ trợ của máy móc; 14 thanh niên xung phong đã hy sinh, mãi mãi nằm lại với cao nguyên đá Hà Giang.

Nhân dịp này, địa điểm khởi công “Con đường Hạnh Phúc” được công nhận là Di tích cấp quốc gia.

Nguyễn Chiến - TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...