A+ A A- Kiểu đọc sách

Triển lãm tranh khắc gỗ: 'Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại'

12:30 21/03/2016
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Sau triển lãm Nét Xuân 2016 - Di sản văn hóa tranh dân gian Việt Nam tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội hồi tháng 1-2016 được công chúng và giới truyền thông đặc biệt quan tâm, Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tiếp tục đứng ra tổ chức, giới thiệu triển lãm Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại (Sưu tập tranh khắc gỗ và mộc bản Trần Nguyên Đán 1970-2015).

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 27-3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Đến với triển lãm, du khách không chỉ được thưởng thức những tác phẩm tranh khắc gỗ độc đáo mà như còn được đi du lịch tới rất nhiều địa danh nổi tiếng và tìm hiểu những đặc sản văn hóa của đất nước qua góc nhìn của Họa sĩ Trần Nguyên Đán.

Trưng bày hơn 100 tác phẩm

Tại đây sẽ trưng bày hơn 100 tác phẩm, chủ yếu là tranh khắc gỗ và mộc bản, của họa sĩ Trần Nguyên Đán nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội. Đây là những bản khắc và tranh được họa sĩ Trần Nguyên Đán sáng tác từ những năm 1970 đến 2015.

Những dấu ấn thành công của ông bắt đầu từ năm 1970 với tác phẩm nổi tiếng là Chăm học chăm làm, Con trâu là đầu cơ nghiệp… Sau gần 50 năm sáng tác và gìn giữ tranh cũng như các mộc bản tại nhà riêng, đến nay, một phần sự nghiệp sáng tác tranh khắc của họa sĩ Trần Nguyên Đán đã nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa.


Cảm hứng làng Sình, Huế - 2006

Tất cả các bức tranh nằm trong bộ sưu tập này đều được họa sĩ Trần Nguyên Đán giữ gìn cẩn thận, trải qua nhiều năm tháng cùng với những biến cố, thăng trầm của lịch sử đất nước cũng như cuộc sống riêng của người nghệ sĩ, trong đó có cả bản khắc đi kèm.

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa cho biết, bà cảm thấy tự hào khi đã sưu tập được hơn 100 tác phẩm của họa sĩ Trần Nguyên Đán. “Đây là họa sĩ có nhiều tác phẩm như cây cầu nối truyền thống với hiện đại”, bà Thu Hòa nói: “Đây là họa sĩ đầu tiên tôi sưu tập được tác phẩm một cách hệ thống, từ những tác phẩm đầu tay khi họa sĩ còn ngồi Được biết, những tác phẩm tranh khắc gỗ và mộc bản đều là kết quả làm việc và sáng tác nghệ thuật miệt mài của họa sĩ Trần Nguyên Đán trong 45 năm (từ 1970 - 2015)".

Nguyễn Thị Thu Hòa là một trong số ít những nhà sưu tập tư nhân ở Việt Nam sưu tập tranh theo chủ đề trọn vẹn hay những tác phẩm ghi dấu chặng đường sáng tác của họa sĩ để hình thành những bộ sưu tập trọn đời. Hiện nay, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa có bộ sưu tập tranh khoảng hơn 150 bức, trong đó 100 bức là tranh của họa sĩ Trần Nguyên Đán.

Bà Hòa chia sẻ: “Có được nhiều tranh của ông, đó cũng là cái "duyên" vì không phải họa sĩ nào ở tầm tuổi ấy cũng lưu giữ được những bức từ hồi còn trẻ… Không phải cứ có tiền là có thể sở hữu được bức tranh quý. Mà còn phải có tâm - tầm thì họa sĩ mới nhường lại những đứa con tinh thần của mình”.


Cô gái Dao Đỏ và chàng trai H'Mông - 2012

Được biết, những tác phẩm tranh khắc gỗ và mộc bản đều là kết quả làm việc và sáng tác nghệ thuật miệt mài của họa sĩ Trần Nguyên Đán trong 45 năm (từ 1970 - 2015). Sự nghiệp của họa sĩ Trần Nguyên Đán khá đồ sộ, tranh ông hiện có mặt trong nhiều bảo tàng nổi tiếng của Việt Nam như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Bảo tàng Đà Nẵng… Xem tranh của Trần Nguyên Đán, người ta có thể nhận ra nét truyền thống phảng phất đan cài trong những tác phẩm đồ họa hiện đại, như lối in hiện đại nhiều màu, nhiều sắc độ từ một bản gỗ duy nhất.

Nhờ chất liệu dân gian thấm đẫm, mỗi tác phẩm của Trần Nguyên Đán đều toát lên “mộc vị” mộc mạc, đằm thắm, trữ tình và “đao vị” khỏe mạnh, rắn rỏi nhưng cũng tinh tế, uyển chuyển. Bởi thế, nhiều người yêu mến đã gọi người họa sĩ tài hoa này là “cây cầu nối giữa truyền thống và hiện đại”..


Cổng thành Huế - 1984

Họa sĩ Trần Nguyên Đán và tranh khắc gỗ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa nhận xét: “Họa sĩ Trần Nguyên Đán là một gương mặt đặc biệt trong làng Mỹ thuật Việt Nam bởi ông chuyên tâm gần như triệt để vào một chất liệu duy nhất: tranh khắc gỗ.

Cả một đời nghệ thuật, kể từ bước đầu khắc gỗ năm 1966- thuở còn sinh viên- đến nay (2016) đúng nửa thế kỷ trôi qua, mặc những ai ai “thử sức” hay “mở rộng” ra các chất liệu khác, ông chỉ chuyên chú đến mức đắm say vào tranh khắc gỗ mà thôi.

Tất nhiên, vì từng theo học mỹ thuật nghiêm chỉnh nên ông cũng đã từng vẽ lụa, tranh cổ động, bột màu, màu nước… nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc hiếm hoi một thời… (…) Trong khi đa số các thể loại hội họa và đồ họa nước ta có xuất xứ phương Tây và mới chỉ được định hình từ đầu thế kỷ XX thì tranh khắc gỗ có truyền thống lâu đời với các dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ, Hàng Trống… từ ba- bốn trăm năm nay, thậm chí có thể còn xa xưa hơn nếu kể đến tranh minh họa mộc bản Phật giáo và tranh bùa chú Đạo giáo. (…) Với rất nhiều giải thưởng đã giành được, Trần Nguyên Đán có quyền tự hào là một trong số không nhiều họa sĩ đồ họa tiêu biểu của Mỹ thuật VN suốt từ nửa cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI.

Tranh ông đáng chú ý ở chỗ: bao giờ cũng nổi bật tinh thần dân tộc Việt từ bố cục, mảng đậm nhạt đến đường nét, màu sắc… thậm chí cả cái duyên dáng làm điệu cũng có hồn dân tộc”.

Một số tác phẩm tại triển lãm:


Cổng thành Kiên Giang

Chợ trâu Tây Bắc

Chùa Cầu Nhật Bản Hội An - 1992

Chùa Tây Phương - 1977

Đêm Hội An - 2002

Đền Ngọc Sơn - 2011

Hà Nội trong mắt tôi - 2011

Hồ Gươm - Dấu ấn Hà Nội - 1989

Hội An phố - 1991

Khuê Văn Các

Làng quan họ quê tôi - 1973

Mỗi người một dân tộc - 2012

Múa rối nước - 2007

Nghệ nhân tranh Hàng Trống - 1976

Người bán tò he Hội An - 1998

Nhớ sông Hương - 2000

Phố cổ Hội An - 1992

Phố cổ Hội An

Sông Hương

TP Thăng Long

Thuyền sông Hương - 1996

P.V

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...