(Thethaovanhoa.vn) - Một số nhà nữ quyền có thể phê bình BTC Hoa hậu Hoàn vũ (HHHV) vì cứ theo mãi một khuôn mẫu đánh giá cái đẹp suốt mấy chục năm. Nhưng trên thực tế, có một số khoảnh khắc mà "nữ quyền" thực sự tỏa sáng trong những đêm thi, điều khiến khán giả có cớ tiếp tục hy vọng nhiều hơn vào cuộc thi năm nay.
Xét về chủ nghĩa ủng hộ nữ quyền, nhiều người có thể lập luận rằng, các cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ nhìn tổng thể là quá trình khuyến khích sự gợi cảm của phái đẹp mà thôi. Tuy đây là 1 nhận định đúng đắn, vẫn còn một điều quan trọng cần nhớ, đó là giá trị bên trong của một sự kiện hoặc tổ chức có thể mang màu sắc phân biệt giới tính, nhưng không phải mọi khoảnh khắc trong đó đều như vậy.
Trong tinh thần đó, hãy cùng điểm lại một số thời khắc mà nữ quyền được tôn vinh tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, trong suốt lịch sử.
Khi vấn đề bạo lực phụ nữ được nhắc tới trong vòng thi ứng xử năm 2014
Trong cuộc thi năm 2014, giám khảo Emilio Estefan đã hỏi Hoa hậu Jamaica Kaci Fennell về tác động của bạo lực lên phụ nữ. "Cứ 3 phụ nữ sẽ có 1 người phải hứng chịu bạo lực trong cuộc đời. Chúng ta có thể làm gì để con số đó giảm xuống"?
Khi một câu hỏi như vậy được đưa ra, nó không chỉ giúp tăng nhận thức về một vấn đề mà còn mang lại cho thí sinh cơ hội giải quyết vấn đề đang thực sự tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Khi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 nói đàn ông và phụ nữ bình đẳng
Stefania Fernandez của Venezuela, người chiến thắng trong cuộc thi năm 2009, từng được hỏi về bình đẳng giới trong vòng thi cuối, và cô trả lời rằng: "Tôi cảm thấy chúng tôi (phụ nữ) đã đạt tới mức độ của những người đàn ông" - cô nói. Trong khi một số người có thể cảm thấy câu trả lời này chưa giải quyết được câu hỏi về sự chênh lệch giới tính vẫn còn tồn tại giữa nam giới và phụ nữ, nhưng ít nhất cô đã cởi mở hơn về niềm tin vào sự bình đẳng này.
Khi Shanna Bukhari "phớt lờ" những chỉ trích nhằm vào mình tại HHHV Anh
Một phiên bản Hoa hậu Hoàn vũ ít được truyền thông chú ý hơn là Hoa hậu Hoàn vũ Anh, được tổ chức hàng năm ở quốc gia này. Trong năm 2011, Bukari bị chỉ trích vì đã tham gia cuộc thi, dù cô là phụ nữ gốc châu Á. Giám khảo Rehna Azim sau đó đã lên tiếng bênh vực, khi viết trên tờ The Guardian về việc cô đã thay đổi như thế nào nhờ cuộc thi và không bị ảnh hưởng bởi những phản ứng dữ dội kia ra sao.
Khi Hoa hậu Mỹ Nina Davuluri (2014) tham dự Hoa hậu Hoàn vũ
Dù có những tranh cãi kịch liệt về phân biệt chủng tộc trong cuộc thi năm 2013, cô vẫn là thí sinh mang 2 dòng máu Ấn Độ-Mỹ đầu tiên trở thành Hoa hậu Mỹ, điều khí phụ nữ da màu ở đất nước này tự tin hơn vào cơ hội tỏa sáng và được đối xử bình đẳng của mình.
Hoa hậu Hoàn vũ 2014 giành vương miện nhờ phần trả lời thuyết phục
Paulina Vega của Colombia là người chiến thắng cuộc thi HHHV mùa trước. Cô đã trả lời câu hỏi của giám khảo Rob Dyrdek "Phụ nữ có thể học gì từ đàn ông?" rằng "Tôi tin rằng vẫn có những người đàn ông tin tưởng vào sự bình đẳng. Và tôi tin rằng đó là những gì phụ nữ nên học hỏi từ họ".
Duy An
Theo Bustle