Nhà báo Tạ Bích Loan: Quan trọng là có giúp văn hóa tốt lên hay không?
* Chỉ trong hai năm 2012 và 2013 THTT tăng trưởng chóng mặt về số lượng, điều này có khiến chị ngạc nhiên?
- THTT là một trào lưu đã được báo trước. Trước đó đã từng có trào lưu về game show mà mọi người cũng kêu là ồ ạt. Đó là những đợt sóng, cứ hết đợt này sẽ đến đợt khác. Mỗi đợt dài bao nhiêu còn phụ thuộc vào độ hấp dẫn của chương trình và khán giả. THTT đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và vẫn đang là một thể loại được ưa chuộng, Việt Nam chúng ta cũng không thể tránh được làn sóng này, đó là tất yếu. Vừa qua, các đơn vị tư nhân mua về Việt Nam những chương trình rất thành công trên thế giới, để đảm bảo thành công về thương mại và khán giả.
- Nếu chúng ta nhận được 50-100 cái thư của khán giả phàn nàn về THTT thì cũng chỉ là một phần của sự thật, nhóm khán giả này không đại diện cho tất cả khán giả. Tôi cho rằng đa số khán giả còn lại vẫn còn thích nên chương trình vẫn còn đất sống. Điều mà tôi quan tâm nhất, đó là chương trình đóng góp cái gì cho xã hội, có giúp cho văn hóa tốt lên hay không. Còn về tần suất, nó phụ thuộc vào nhà đài, vào các công ty quảng cáo và rất nhiều thứ khác nữa.
* Nhập khẩu quá nhiều format ngoại, có ảnh hưởng đến sản xuất nội địa không, thưa chị?
- Ồ, thực ra nó lại kích thích sản xuất nội địa hơn đấy. Khi nhập khẩu thì các đơn vị xã hội hóa trong nước cũng sản xuất đấy chứ. Chưa nói đến việc nên nhập hay không, nhập nhiều hay ít…, nhưng nói về năng lực sản xuất thì một vài năm trước Việt Nam chưa sản xuất được các format lớn như thế. Ví dụ như chương trình Khởi nghiệp ban đầu VTV làm, mày mò nên còn rất thiếu chuyên nghiệp. Quy trình sản xuất THTT như thế nào đã là một câu hỏi lớn. Rồi đầu tư về máy quay, con người, cách thức làm sao để quay từ sáng đến tối mà lại còn tạo được hình huống mà không chán. Qua thực tế, trình độ sản xuất các đơn vị đã được nâng lên rất nhiều.
Hiện chúng tôi đã bắt đầu phát triển format nội địa. VTV6 xác định THTT sẽ là một thể loại mũi nhọn. Thay vì làm các chương trình THTT mang tính chất giải trí, chúng tôi chú trọng phát triển THTT mang phong cách tài liệu, có thể lấy ví dụ như các chương trình V6 du ký, Ngược chiều, Sống khác... Đó là những chương trình quay dài ngày, bám theo nhân vật, đặt ra những thử thách cho nhân vật. Khi đem Sống khác sang Australia và Đức họ đã rất thích thú khi mình dùng một hình thức như THTT vốn bị coi là thương mại để làm một chương trình mang tính giáo dục.
Tôi nghĩ quan trọng nhất là chúng ta đưa ra được giá trị văn hóa gì. Ví dụ như Big Brother, rất khác biệt với văn hóa Việt. Vấn đề ở đây là tầm của người sản xuất, quan điểm văn hóa của họ đến đâu, đưa ra thông điệp gì trong chương trình ấy - Nhà báo Tạ Bích Loan |
- Đó cũng là rào cản tốt để phát triển sản phẩm nội địa. Tôi nghĩ Trung Quốc làm thế vì họ muốn tạo điều kiện cho nội địa. Bản thân THTT không bao hàm cái xấu, nó chỉ là một thể loại, quan trọng là cách thực hiện.
Việt Nam mình hoàn toàn có thể làm format nào đó cho riêng mình nhưng phải nâng cao trình độ lên.
Cái khán giả cần bây giờ là bên cạnh yếu tố độc đáo, mới lạ, các chương trình phải mang tính nhân văn, để khi xem xong khán giả có cảm xúc tốt đẹp hơn với cuộc sống. Đó là giá trị cốt yếu của truyền hình, chứ không phải quan trọng nó đang ở thể loại nào.
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần