Cannes 2016: Cành cọ vàng đã thuộc về 'I, Daniel Blake' của Ken Loach
- Lý Nhã Kỳ đẹp tựa tiên nữ khiến Cannes 'không thể không ngắm nhìn'
- Cannes giờ có giống Cannes xưa?
- LHP Cannes: Phim về người vô gia cư khắc hoạ mặt trái của xã hội Singapore
Đạo diễn Ken Loach (Anh) giành Cành cọ vàng với "I, Daniel Blake"
Từng có đến 16 phim được trình chiếu tại Cannes kể từ thập niên 1970, đạo diễn Ken Loach là gương mặt quen thuộc tại sự kiện điện ảnh danh giá hàng đầu châu Âu. Với I, Daniel Blake, ông tái ngộ nhà biên kịch Paul Laverty - người từng giúp Loach thắng giải Cành cọ vàng với The Wind That Shakes the Barley (2006).
Chuyện phim I, Daniel Blake, xoay quanh nỗ lực sinh sống nhờ tiền trợ cấp chính phủ của một người thợ mộc bị tàn phế và một bà mẹ đơn thân.
Phim "I, Daniel Blake" của đạo diễn Ken Loach (Anh) giành Cành cọ vàng 2016
Sau đây là các clip về phim I, Daniel Blake:
Các chủ nhân của Cành cọ vàng 2016 lần lượt được xướng tên lại lễ bế mạc LHP Cannes 2016. Các phim tranh giải năm nay khá đa dạng, tới từ những cường quốc phim như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… đến những nền điện ảnh non trẻ hơn như Hàn Quốc, Iran, Bosinia…
Trong 21 phim, duy chỉ có bộ phim The Last Face của đạo diễn Sean Penn bị chê tơi tả. The Last Face bị đánh giá là tội lỗi khi xây dựng chuyện yêu đương lãng mạn của hai người da trắng nước ngoài ngay giữa bi kịch chiến tranh châu Phi. Phim bị giới phê bình đánh giá 1 sao.
Trong khi đó, Toni Erdmann đặc biệt được giới phê bình ca ngợi và cho là ứng viên sáng giá của giải Cành cọ vàng năm nay. Phim của đạo diễn người Đức Maren Ade, dài 3 tiếng, kể về câu chuyện cảm động của một người cha lặn lội tới Bucharest mong chinh phục lại tình cảm của cô con gái.
Ngoài ra, hai đề cử nặng kí khác là Personal Shopper của đạo diễn Pháp Oliviver Assayas xây dựng câu chuyện về làng thời trang Paris có lồng ghép yếu tố siêu nhiên và phim The Neon Demon là phim kinh dị về một người mẫu trẻ bị đối thủ hãm hại vì ghen tị.
Toni Erdmann hứa hẹn sẽ đoạt giải Cành cọ vàng năm nay
Ngoài giải chính, lễ bế mạc đêm nay sẽ công bố các giải thưởng phụ khác như giải Cành cọ vàng cho phim ngắn. Hiện có 10 phim tranh giải này, mỗi phim tới từ một quốc gia khác nhau.
Trước đó, đã có nhiều phim được trao giải ở các hạng mục khác. Trong đêm hôm qua, giải Nhãn quan độc đáo, trao cho phim của đạo diễn trẻ có ý tưởng mới mẻ đã vinh danh đạo diễn Phần Lan Juho Kuosmanen với phim The Happiest Day in the Life of Olli Mäki.
Danh sách các phim tranh "Cành cọ vàng" 2016
Aquarius, đạo diễn Kleber Mendonca Filho (Brazil): Xuất thân là nhà phê bình phim, Kleber Mendonca Filho từng gây ấn tượng qua tác phẩm điện ảnh đầu tay mang tên Neighboring Sounds (2012) cách đây bốn năm. Tại Cannes 2016, anh mang tới Aquarius - tác phẩm xoay quanh một nữ sáng tác nhạc nay đã giải nghệ, góa chồng và sở hữu khả năng du hành thời gian. American Honey, đạo diễn Andrea Arnold (Anh): Nhà làm phim đến từ xứ sở sương mù từng là người cầm cân nảy mực tại Cannes 2012, cũng như từng thắng giải ban giám khảo với Red Road (2006) và Fish Tank (2009). Bộ phim đầu tiên trên đất Mỹ của bà mang tên American Honey, theo chân một nhóm bạn trẻ chuyên đi tìm kiếm khách hàng đặt tạp chí dài hạn. Dự án có sự tham gia của Shia LaBeouf và Sasha Lane. Elle, đạo diễn Paul Verhoeven (Hà Lan): Phải sau 24 năm kể từ Basic Instinct - Bản năng gốc (1992), nhà làm phim hay gây tranh cãi người Hà Lan mới lại có cơ hội tranh giải Cành cọ vàng. Elle là tác phẩm điện ảnh sử dụng tiếng Pháp đầu tiên của Paul Verhoeven, có minh tinh Isabelle Huppert sắm vai chính. Nhân vật của bà trong phim là nhà lãnh đạo quyền lực của một công ty trò chơi điện tử, nhưng cuộc sống bị đảo lộn sau khi nhà riêng bị một kẻ lạ mặt ghé thăm. From the Land of the Moon, đạo diễn Nicole Garcia (Pháp): Đây là lần thứ ba trong sự nghiệp nữ đạo diễn có xuất thân là diễn viên Nicole Garcia tranh giải Cành cọ vàng. Dự án mới của bà dựa trên loạt truyện ngắn của Milena Agus, được xuất bản từ năm 1943 cho tới giữa thập niên 1960, xoay quanh chuyện tình cảm của một cô gái trẻ. Sắm vai chính trong phim là minh tinh Marion Cotillard. Graduation, đạo diễn Cristian Mungiu (Romania): Từng nâng cao giải Cành cọ vàng với 4 Months, 3 Weeks & 2 Days năm 2007, nhà làm phim nổi tiếng người Romania bí mật thực hiện dự án mới trong mùa hè 2015 tại quê hương. Graduation của Cristian Mungiu xoay quanh những câu chuyện về việc làm cha mẹ tại một vùng thị trấn nhỏ, và có nhân vật chính là một nam bác sĩ do Adrian Titieni thể hiện. The Handmaiden, đạo diễn Park Chan-wook (Hàn Quốc): The Handmaiden đánh dấu cuộc trở lại quê hương của Park Chan Wook - tác giả bộ phim Oldboy (2003), sau khi ông hoàn thành Stoker (2013) tại nước Mỹ. Tác phẩm điện ảnh mới của nhà làm phim lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết Fingersmith của nhà văn Sarah Waters, xoay quanh kế hoạch lừa đảo một tiểu thư giàu có. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện nay được Park Chan Wook đặt trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên khi vẫn còn đang nằm dưới ách đô hộ của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ XX. I, Daniel Blake, đạo diễn Ken Loach (Anh): Từng có đến 16 phim được trình chiếu tại Cannes kể từ thập niên 1970, đạo diễn Ken Loach là gương mặt quen thuộc tại sự kiện điện ảnh danh giá hàng đầu châu Âu. Với I, Daniel Blake, ông tái ngộ nhà biên kịch Paul Laverty - người từng giúp Loach thắng giải Cành cọ vàng với The Wind That Shakes the Barley (2006). Chuyện phim xoay quanh nỗ lực sinh sống nhờ tiền trợ cấp chính phủ của một người thợ mộc bị tàn phế và một bà mẹ đơn thân. It’s Only the End of the World, đạo diễn Xavier Dolan (Canada): Mới làm giám khảo tại Cannes 2015, “thần đồng điện ảnh” 27 tuổi lập tức trở lại ghế đạo diễn và mang tới sự kiện năm nay bộ phim mới mang têb It’s Only the End of the World. Tác phẩm sử dụng tiếng Pháp, có sự góp mặt của ba ngôi sao hạng A là Marion Cotillard, Léa Seydoux và Vincent Cassel. Lấy cảm hứng từ vở kịch Juste a fin du monde, phim theo chân một nhà biên kịch trở về nhà và thông báo với gia đình rằng mình chắc chắn sắp bỏ mạng. Julieta, đạo diễn Pedro Almodovar (Tây Ban Nha): Lấy cảm hứng từ một số câu chuyện nằm trong cuốn Runaway của Alice Munro, đạo diễn nổi tiếng người Tây Ban Nha chọn hai nữ diễn viên Adriana Ugarte và Emma Suarez cho bộ phim mới của ông, kể lại cuộc đời một người phụ nữ trải dài qua 30 năm. Đây là bộ phim thứ tư tranh giải Cành cọ vàng trong sự nghiệp Pedro Almodovar. The Last Face, đạo diễn Sean Penn (Mỹ): Mới gây tranh cãi về cuộc phỏng vấn bí mật với chúa tể ma túy “El Chapo”, Sean Penn mang tới Cannes 2016 bộ phim The Last Face - câu chuyện tình giữa hai nhân viên cứu trợ trong cuộc nội chiến Liberia. Sắm hai vai chính trong phim là Javier Bardem và Charlize Theron - bạn gái gần đây nhất của Penn. Đạo diễn kiêm diễn viên người Mỹ từng một lần tranh giải Cành cọ vàng với The Pledge (2001) và làm chủ tịch giám khảo của Cannes 2008. Loving, đạo diễn Jeff Nichols (Mỹ): Chỉ vài tháng sau khi tranh giải Gấu vàng tại LHP Berlin 2016 với Midnight Special, Jeff Nichols lập tức trình làng tác phẩm mới tại Cannes mang tên Loving. Phim lấy bối cảnh bang Virginia, nước Mỹ vào năm 1958, khi Richard và Mildred Loving - hai người mang hai màu da khác nhau, bị phạt tù do quyết định kết hôn. Sắm vai chính trong phim là Joel Edgerton và Ruth Negga. Ma’ Rosa, đạo diễn Brillante Mendoza, Philippines: Nhà làm phim chuyên trị dòng nghệ thuật người Philippines rất kín tiếng về dự án mới của anh. Mới năm 2015, anh tranh giải Un Certain Regard (Nhãn quan đặc biệt) tại Cannes với Trap. Còn trong quá khứ, Mendoza từng thắng giải Đạo diễn xuất sắc của ban giám khảo với Kinatay (2009). The Neon Demon, đạo diễn Nicolas Winding Refn (Đan Mạch): Gặt hái thành công vang dội với Drive (2011) nhưng sau đó lại gây tranh cãi với Only God Forgives (2013), Nicolas Winding Refn nay tái xuất với bộ phim mới thuộc dòng kinh dị. Elle Fanning sắm vai chính là một nữ người mẫu trẻ, sở hữu tương lai xán lạn. Tuy nhiên, cô sớm bị các đối thủ ghen tị và hãm hại. Xuất hiện trong The Neon Demon còn có Keanu Reeves, Christina Hendricks, Jena Malone, Bella Heathcote và Abbey Lee. Paterson, đạo diễn Jim Jarmusch (Mỹ): Không nóng bỏng như Only Lovers Left Alive năm 2015, Jim Jarmusch năm nay muốn kể câu chuyện về một tài xế xe buýt yêu thi ca, cũng như cuộc sống thường nhật của anh tại thành phố New Jersey, Mỹ. Sắm vai chính trong phim là Adam Driver - ngôi sao của siêu bom tấn Star Wars: The Force Awakens (2015). Đây là phim thứ sáu của Jim Jarrmusch tranh giải Cành cọ vàng. Personal Shopper, đạo diễn Olivier Assayas (Pháp): Sau thành công của Clouds of Sils Maria (2014), đạo diễn nổi tiếng Olivier Assayas tiếp tục cộng tác với nữ diễn viên Kristen Stewart. Personal Shopper là những câu chuyện trong làng thời trang Paris, nước Pháp, nhưng được lồng ghép thêm yếu tố siêu nhiên. Trong phim, ngôi sao của loạt Twilight sắm vai cô gái người Mỹ chuyên đi sắm đồ cho một người nổi tiếng. Sierra-Nevada, đạo diễn Cristi Puiu (Romania): Tuy Cristi Puiu luôn được giới phê bình đánh giá cao, nhưng Sierra-Nevada mới là tác phẩm đầu tiên của ông tranh giải Cành cọ vàng. Hai bộ phim The Death of Mr. Lazarescu (2005) và Aurora (2010) của Puiu từng chỉ tham gia hạng mục Un Certain Regard của Cannes. Bộ phim mới xoay quanh cuộc hội ngộ của một đại gia đình sau khi người đứng đầu gia tộc qua đời. Slack Bay, đạo diễn Bruno Dumont (Pháp): Chiêu mộ hai ngôi sao Fabrice Luchini và Juliette Binoche, đạo diễn Bruno Dumont muốn đưa khán giả trở lại mùa hè năm 1910 tại miền Bắc nước Pháp. Hàng loạt vụ mất tích xảy ra khiến nhà chức trách buộc phải vào cuộc và họ cho rằng bí mật nằm ở vịnh Slack - địa điểm mà dòng sông Slack và đại dương gặp nhau mỗi khi thủy triều dâng. Staying Vertical, đạo diễn Alain Guiraudie (Pháp): Gây dựng tên tuổi qua bộ phim giật gân mang đề tài đồng tính Stranger by the Lake (2013), Alain Guiraudie nay trở lại bằng một tác phẩm có phần nhẹ nhàng hơn. Staying Vertical là câu chuyện về một nhà làm phim một mình vất vả nuôi dạy con trai. Toni Erdmann, đạo diễn Maren Ade (Đức): Đây là tác phẩm tranh giải Cành cọ vàng tại Cannes 2016 thứ ba đến từ một đạo diễn nữ. Trùng hợp thay, Toni Erdmann cũng là bộ phim thứ ba trong sự nghiệp Maren Ade. Trong phim, một người cha (Peter Simonischek) lặn lộn bay tới Bucharest, Romania để tìm cách giúp đỡ và nối lại mối quan hệ với con gái (Sandra Huller). The Unknown Girl, đạo diễn Jean-Pierre & Luc Dardenne (Bỉ): Sau hai lần cộng tác với Marion Cotillard, anh em đạo diễn nhà Dardenne đặt niềm tin ở ngôi sao đang lên của điện ảnh nước Pháp là Adele Hanel. The Unknown Girl là cuộc điều tra thân phận một bệnh nhân tử vong sau khi từ chối được chữa trị của một bác sĩ trẻ. Theo Zing.vn |
Giả Bình (Tổng hợp)