Đoàn Cầm Thi: Văn học VN chưa có tự truyện

Đoàn Cầm Thi có buổi thuyết trình về văn học Pháp đương đại mang tên: "Những biến tấu của thể loại tự sự". Theo chị, văn học VN chưa có tác phẩm nào có thể gọi là tự truyện.
26/07/2008 12:27
(TT&VH) - Sang Pháp du học từ năm năm 1989, Đoàn Cầm Thi từng bảo bảo vệ luận án tiến sĩ về văn học Pháp (năm 1997). Sau đó, chị chuyển sang nghiên cứu văn học VN và hiện là giảng viên dạy văn học VN tại ĐH Paris VII (sắp tới chị sẽ được phong PGS của Inalco - Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông). Chị vừa về nước và có buổi thuyết trình về văn học Pháp đương đại mang tên: Những biến tấu của thể loại tự sự tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 - Tràng Tiền, HN). Đoàn Cầm Thi trò chuyện cùng TT&VH ngay sau buổi nói chuyện.
 
Đoàn Cầm Thi
 
- Bùng nổ khoảng bốn năm thập kỷ gần đây, văn chương tự sự phát triển đa dạng qua các thể loại tự truyện (autobiographie), chân dụng tự kể (autoportrait), tự truyện hư cấu (autofiction), nhật ký (journal intime) … Các nhà văn tên tuổi của Pháp đều đã ít nhất một lần thử nghiệm lối viết tự sự: S.Beauvoir với Hồi ký một cô gái khuôn nếp (Mémoires d’une jeune fille rangée, 1958), G.Perec với Tôi còn nhớ (Je me souviens, 1978), N.Sarraute với Tuổi thơ (L’Enfance, 1983), M.Duras với Người tình (L’Amant, 1984). Nhiều tác giả hàng đầu của Pháp hiện nay viết theo thể tự sự… Qua tác phẩm của mình, các tác giả nữ bóc trần cuộc sống riêng tư, bằng những cái “tôi” nửa thật nửa hư cấu. Nguyên tắc của họ là có thể viết về mọi đề tài. Với họ không còn gì là cấm kị. Đặc biệt đề tài tình dục được khai thác một cách cụ thể, sống sượng, không úp mở và qua đó mang lại cho tiểu thuyết Pháp những chiều kích mới. Ở đây, tôi không có ý định đánh giá toàn bộ nền văn học Pháp đương đại, mà chỉ muốn xem xét dòng văn học tự sự, được coi là mạch chính của văn học Pháp hôm nay.

* Tự truyện có quy ước ngầm với độc giả là phải nói lên sự thật, nhưng dù người phương Tây dám phơi bày sự thật trần trụi của mình, thì độc giả vẫn không tin những tác phẩm đó nói chính xác 100% sự thật?

- Để nói được sự thật phải qua hư cấu. Có rất nhiều sự thật, kể cả nói thật cũng không phải là sự thật, mà phải qua hư cấu. Vậy cái sự thật đó là cái quy ước. Làm thể nào để đạt được sự thật? Nhiều khi hư cấu là giải pháp hữu hiệu nhất...

* Cũng như ở Pháp, ở VN gần đây cũng xuất hiện nhiều thể loại tự truyện, nhưng lý do vì sao chị lại nhận xét rằng văn học VN chưa có thể loại này?

- Đúng là trong lịch sử văn học VN, chưa có tác phẩm nào có thể gọi là tự truyện. Xét theo định nghĩa của Philippe Lejeune, nhà lý thuyết Pháp về thể loại này. Theo ông, đó là "một câu chuyện mà một người có thật ngược dòng thời gian, kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt tới sự hình thành tính cách". Như vậy một tác phẩm chỉ có thể coi là tự truyện khi tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một. Philippe Lejeune còn lưu ý trong tự truyện bao giờ cũng có một hợp đồng ngầm giữa tác giả và người đọc: tác giả cam kết sẽ chỉ kể sự thật. Dường như có một câu nói cất lên ngay từ lúc mở đầu tác phẩm: "Tôi tên là X, tôi sẽ kể cho các bạn nghe sự thật đời tôi…".Tóm lại, một tác phẩm tự truyện phải kết hợp được hai động tác: hướng vào nội tâm và hướng về quá khứ, để tìm cách giải đáp câu hỏi: “Tại sao tôi hôm qua lại là tôi hôm nay?”
 
Tác phẩm “Câu chuyện của một người đàn bà”
của tác giả Annie Ernaux

Viết về những kỷ niệm cá nhân là một hiện tượng có từ lâu trong văn giới VN, Cao Bá Nhạ viết Tự tình khúc, Phan Bội Châu viết Ngục trung thư. Song các tác giả này cư xử với quá khứ đơn giản như một nhân chứng: họ quan tâm đến thế sự nhiều hơn là câu chuyện của chính mình. Sau này, trong tác phẩm Cát bụi chân ai, khi Tô Hoài nói về "năng khiếu văn học", kỷ niệm thời "thơ ấu" hay "tuổi trẻ" của mình, ông thường lướt nhanh và chấp nhận một lối kể chung chung, mà không tìm cho nó một lý giải độc đáo. Vì vậy, những tác phẩm này chỉ thuộc thể loại hồi ký.

Còn gần đây, cái "tôi" cá thể, sau một thời buộc phải nhường chỗ cho cái "tôi" tập thể, đã quay về chiếm lĩnh sân chơi,… thì đó chỉ đơn thuần là những cái "tôi" hư cấu. Lê Vân yêu và sống có lẽ là tác phẩm duy nhất trong đó một người bằng xương bằng thịt kể lại cuộc đời riêng của mình một cách ít nhân nhượng. Tiếc rằng về mặt nghệ thuật, nó chưa có nhiều tìm tòi trong câu chữ để đạt đến một văn phong độc đáo. Tôi rất quan tâm đến Nhật ký Đặng Thùy Trâm - một trong những tác phẩm nhật ký cho bản thân mình, khó có thể coi là một tác phẩm văn học được. Nhưng khi in, xuất bản giới thiệu nó đã biến thành một tác phẩm văn học thực sự.

* Vậy theo chị, đâu là nguyên nhân của thiếu vắng đó?

- Theo tôi, là vì khi viết tự truyện, tác giả được quyền công khai xưng "tôi", thoải mái nói những điều mình nghĩ, tỏ rõ thái độ cá nhân, rọi xuống cuộc đời mình một cái nhìn riêng... Tuy nhiên, không phải xã hội nào cũng dễ dàng chấp thuận những điều đó. Dâu vậy, cuộc sống đang từng ngày từng giờ thay đổi, và tôi tin chắc là các tác giả VN sẽ bị lôi kéo bởi thể loại này.

* Giảng dạy văn học VN nhiều năm tại ĐH Paris VII. Vậy văn học VN được đón nhận tại Pháp như thế nào, thưa chị?

- Văn học Việt Nam ít được quan tâm tại Pháp. Vì nhiều lý do. Nó khó cạnh tranh nổi các nền văn học Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, Hàn Quốc... đã đành, nhưng trên hết, vì nó không được giới thiệu một cách đầy đủ ngay tại một đất nước mà cộng đồng người Việt thành hình từ lâu và được coi là bám rễ khá chặt vào cuộc sống tại đây. Có lẽ vì dân Việt thường chỉ chuyển qua làm văn hóa khi đã cảm thấy no đủ về vật chất, tức là lúc đã cầm chắc sổ hưu trong tay? Nói vậy thì hơi quá đáng, nhưng thực tế thì gần như thế… Nếu có viết có in, thì cũng chỉ loanh quanh đồng bào với nhau. Văn học VN tại Pháp vì vậy vẫn ì ạch. Lâu lâu cũng dấy lên được vài tháng, song lại lịm đi mất vài năm. Người làm chuyên môn, được đào tạo bài bản về nghiên cứu và phê bình hầu như không có ai. Dịch giả thì có thể đếm trên đầu ngón tay...

* Xin cảm ơn chị!
 
Lê Duy

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

Bức tranh văn xuôi đương đại sau năm 1975 ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ của nhiều thể loại. Trong đó, tiểu thuyết và truyện ngắn được đánh giá có nhiều thành tựu hơn cả khi phản ánh những chiều hướng vận động phát triển mới của nền văn học Việt Nam.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.