Chữ quốc ngữ là sáng tạo của người Việt?

Nhân đọc bài Tự hào abêxê của tác giả Đinh Trần Toán, tôi buộc phải suy nghĩ lại một chủ đề không mới: chữ quốc ngữ có phải là một sáng tạo to lớn trong lịch sử Việt Nam hay không? Nếu phải, thì công lao ấy thuộc về ai?
03/12/2009 08:36
(TT&VH Cuối tuần) - Nhân đọc bài Tự hào abêxê của tác giả Đinh Trần Toán, tôi buộc phải suy nghĩ lại một chủ đề không mới: chữ quốc ngữ có phải là một sáng tạo to lớn trong lịch sử Việt Nam hay không? Nếu phải, thì công lao ấy thuộc về ai?

Câu trả lời của tôi là: “Chế” ra chữ quốc ngữ - nói theo ngôn ngữ bây giờ - chỉ tương đương với một đề tài khoa học cấp Bộ/cấp viện mà thôi, hàm lượng sáng tạo tự thân nó không quá lớn. Nhưng chính những người sớm vận dụng chữ quốc ngữ làm công cụ để chấn hưng đất nước… đã SÁNG TẠO ra những cơ hội to lớn cho cả dân tộc Việt Nam trong thời kỳ cận và hiện đại.


 Alexandre De Rhodes
1.
Trước hết, tôi thực sự ấn tượng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và bay bổng của tác giả Đinh Trần Toán khi từ dấu sắc mà nghĩ tới “nhát chém xuống”, rồi nghĩ đến tính chất của hành kim (kim loại, sắt thép). Dấu huyền là hành thủy (mặt nước nằm ngang), dấu nặng là hành thổ (đất cát, khoáng chất nặng chìm xuống), dấu ngã là hành hỏa (hình ngọn lửa ngả theo cơn gió nhẹ). Riêng dấu hỏi là hành mộc, tác giả giải thích là hình cái cây đứng thẳng, thì cá nhân tôi thấy chưa giống lắm. Tôi có hỏi bố tôi là người mê cây cảnh thì ông cho rằng, phải là hình cái cây cảnh dạng bonsai thì đúng hơn. Nếu không thì là hình cây giá đỗ, chứ một cái cây thông thường thì dù có cong queo đến đâu thì cũng không thể chúc đầu xuống như hình dấu hỏi được. Đã chúc đầu xuống như dấu hỏi thì là “mười cây chết chín một cây gật gù”, tức sắp… tiêu mục xuống đất đen thành hành thổ, hay hành… than đá rồi!


Rõ ràng không thể gán ghép hình thái của các dấu trong tiếng Việt với những ý nghĩa to tát, viển vông để rồi đi kết luận các vấn đề thuộc về lịch sử được.

2. Chữ quốc ngữ, dù bạn vẫn cứ cực đoan cho rằng nó được sáng tạo ra bởi các giáo sĩ thực dân với ý đồ làm công cụ xâm lược đi nữa thì cũng không vì thế mà bạn cảm thấy xấu hổ khi đọc những dòng chữ tôi đang viết đây, bằng thứ chữ ấy. Bởi một lẽ đơn giản, dù cây súng vốn là của quân thù nhưng đã ở trong tay bạn rồi thì bạn vẫn có thể nâng niu mơ mộng “vòng tay ôm súng ngỡ rằng người yêu” vì bạn có thể sử dụng nó như phương tiện để đạt được mục đích cao đẹp của mình. Đấy là tôi ví dụ thế thôi, chứ chữ quốc ngữ thân yêu của chúng ta, là biểu tượng của văn hóa, hòa bình đời nào lại giống với cây súng giết người. Chưa kể, câu chuyện lịch sử về chữ quốc ngữ còn nhiều uẩn khúc lắm, cần có những cách tiếp cận tôn trọng lịch sử, văn hóa của thời kỳ ấy.…

3. Tôi không biết ông A. de Rhodes và nhóm của ông ta vào thời kỳ đó đã mất bao nhiêu lâu để chế ra chữ quốc ngữ, dĩ nhiên là ở dạng sơ khai, nhưng tôi biết chắc rằng, ngày nay để Latin hóa (chữ viết) cho một ngôn ngữ chẳng phải là điều gì kinh thiên động địa. Chứng cớ là người ta (có thể gồm cả các thời kỳ trước) đã chế ra được ít nhất 22 bộ chữ cho các dân tộc ở VN bằng cách Latin hóa ngôn ngữ của họ - tức ghi âm tiếng nói của các dân tộc bằng các mẫu tự Latin. Đứng về mặt khoa học thì cách làm này chẳng khác là bao so với việc A. de Rhodes đã chế ra chữ quốc ngữ, tức là Latin hóa tiếng Việt từ 4 thế kỷ trước.

Sự so sánh có vẻ hơi khập khiễng, nhưng ở đây chúng ta đang bàn đến sự sáng tạo thì tôi cho rằng hàm lượng sáng tạo kết tinh tự thân trong bộ chữ quốc ngữ không phải là khổng lồ, mặc dù việc Latin hóa tiếng Việt có vẻ hoàn hảo hơn và thành công hơn so với công việc tương tự ở một số ngôn ngữ khác do tiếng Việt có nhiều thanh không dẫn tới hiện tượng đồng âm tràn lan. Nhưng rốt cục A. de Rhodes vẫn được định danh nhà truyền giáo chứ không phải là nhà bác học. Và tôi cho rằng trên hành trình truyền giáo vào thời kỳ đó thì việc Latin hóa một ngôn ngữ họ gặp trên đường cũng là việc… thường xuyên thôi, có khi thành “công nghệ” rồi chứ chẳng chơi, chứng cớ là khi các giáo sĩ phương Tây đến Nhật Bản, Triều Tiên họ cũng làm những điều tương tự với ngôn ngữ các dân tộc này.

Vậy công lao Alexandre de Rhodes với dân tộc ta ở chỗ nào? Không phải ngẫu nhiên mà các nhà Nho, các trí thức thời Hội Khai trí Tiến Đức ngay từ đầu thế kỷ 20 đã từng lập bia để thờ ông “mắt xanh mũi lõ này” ở cạnh đền Bà Kiệu (Bờ Hồ hiện nay), và càng không phải ngẫu nhiên, cho tới tận bây giờ, dù còn nhiều tranh luận, nhưng vẫn có con đường mang tên Alexandre de Rhodes tại TP.HCM. Công lao của ấy theo tôi chính là ở chỗ ông ta đã chế ra chữ quốc ngữ từ thế kỷ 17 (chứ không phải đến bây giờ mới chế ra), tức là ông ta đã cấp một số vốn (dù chưa hoàn hảo) để chúng ta đã có 4 thế kỷ sau đó sử dụng và sinh ra lời lãi, hình thành nên truyền thống … Đấy là CÔNG LAO MANG TÍNH LỊCH SỬ không thể phủ nhận.

Thế nhưng, chỉ có A. de Rhodes thôi (cùng các đồng nghiệp của ông ta) thì chữ quốc ngữ chỉ gói gọn trong công tác truyền giáo. Chính những trí thức Việt Nam hô hào truyền bá chữ quốc ngữ để nó tồn tại, phát triển và qua đó bắt rễ trong đời sống như một “công cụ” mới thực sự là những người SÁNG TẠO trong chấn hưng dân trí, đào tạo nhân tài... Rồi sau đó, việc công nhận bộ chữ Latin này thành chữ quốc ngữ - chữ của quốc gia - cho chúng ta dùng ngày nay - đã thực sự là một SÁNG TẠO có tầm chiến lược lâu dài tạo trong việc phát triển đất nước, tạo cơ hội cho cả dân tộc tiến lên. Tôi dám khẳng định điều này, vì đã có những bộ chữ Latin tạo ra cho người dân tộc, nhưng người dân tộc đó không mặn mà sử dụng, hoặc do sự “phổ cập” không đến nơi đến chốn mà rốt cục bộ chữ ấy cũng “chết” hoặc có sống cũng sống “vất va vất vưởng”.

Vì thế chúng ta hãy tự hào abêxê và cũng hãy tự hào từ A đến Z về chữ quốc ngữ.

4. Trở lại băn khoăn có lẽ là rất chính đáng của tác giả Đinh Trần Toán, rằng, hình như chữ quốc ngữ đã gián tiếp làm đứt hay dứt mạch truyền thống văn hiến dân tộc, và nếu không có chữ quốc ngữ, chúng ta vẫn sử dụng chữ Hán - Nôm thì có phải tốt hơn không?

Mặc dù lịch sử không cho phép “giá như”. Nhưng ta cứ thử “giá như” không có A. de Rhodes và các đồng nghiệp của ông ta thì sao?

Trung Quốc sớm từ bỏ ý định thay thế chữ Hán bằng bộ chữ Latin hóa, vì nhiều lý do, nhưng theo tôi, còn có một lý do đương nhiên nữa là chữ Hán là “truyền thống” của Trung Quốc, chẳng dại gì mà họ bỏ cái vốn có ấy để lấy bộ chữ cái abc. Nhưng với Việt Nam, tiếng Hán Việt ai cũng biết không phải là bản địa của chúng ta, nó là một sản phẩm vay mượn nửa vời. Nửa vời ở chỗ, chữ thì mượn của người Trung Quốc (chữ Hán), còn âm thì là cách đọc của người Việt. Âm Hán Việt, người Việt không hiểu được đã đành (phải dịch sang tiếng Việt) mà người Trung Quốc cũng chịu chết, chính thế tiếng Hán Việt tồn tại cả nghìn năm ở Việt Nam, nhưng không thể phổ cập được, nó lập tức trở thành tử ngữ khi chế độ thi cử cũ bị xóa bỏ. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, nếu lấy tiếng Hán Việt làm “quốc ngữ” thì thầy giảng “nhân chi sơ tính bản thiện” thì phải có người dịch sang tiếng Việt câu đó (nghĩa là “con người ta tính vốn tốt”), kẻo lũ “nhất quỷ nhì ma” lại đọc trại ngay thành “nhân chi sơ là…sờ tí mẹ”. Phiên âm Hán Việt lằng nhằng đến nỗi, khoảng năm 2000, có mỗi tên nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel thôi, mà người thì phiên âm Hán Việt thành Cao Hành Kiện, người thì là Cao Hưng Kiến. Thử hỏi nếu dùng tiếng Hán Việt làm “quốc ngữ” thì phải có bao nhiêu người canh gác từ mới để “phiên âm chuẩn” cho xã hội?

Còn chữ Nôm? Chúng ta đều thấu hiểu khát vọng của những nhà yêu nước Việt Nam ngay từ thời phong kiến đã muốn sử dụng thứ chữ thể hiện tiếng nói của dân tộc này làm “quốc ngữ”, mà tiêu biểu là vua Quang Trung. Nhưng có lẽ ai cũng hiểu rằng, chữ Nôm quá phức tạp, để biết chữ Nôm phải hiểu qua tiếng Hán Việt, tức là phải biết một ngoại ngữ mới có cơ hội viết được tiếng nói của chính mình…Cầu kỳ quá thay!

Còn chuyện người Nhật, người Hàn vẫn sử dụng thứ chữ tượng hình của họ mà vẫn phát triển được đất nước. Tôi không là nhà ngôn ngữ, nên không lý giải được điều này, nhưng tôi hiểu rằng để so sánh bất cứ điều gì cũng cần phải phân tích đến hoàn cảnh kinh tế chính trị văn hóa của đất nước họ, cũng như bản chất của thứ chữ tượng hình có nguồn gốc Hán ngữ ấy của họ (xem giống và khác so với tiếng Hán Việt của ta như thế nào đã). Nhưng tôi có một bằng chứng ngược lại là người Tày người Dao ở Việt Nam, dù không có ông A. de Rhodes nào chế ra bộ chữ Latin hóa để “phá” chữ của họ như cách nghĩ của tác giả Đinh Trần Toán, nhưng chữ Nôm Tày, Nôm Dao cho đến ngày nay cũng đang cần phải nỗ lực bảo tồn như một thứ di sản… đang “ngắc ngoải”.

Đông Kinh

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.