Văn hóa đọc: Nhớ 'tha nhân' Vũ Bằng

Những ngày kỷ niệm 66 năm Hiệp định Geneve (21/7/1954-21/7/2020) vừa qua, tôi bỗng nhớ tới Vũ Bằng. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Vũ Bằng là một tha nhân đặc biệt.
31/07/2020 11:30

(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày kỷ niệm 66 năm Hiệp định Geneve (21/7/1954-21/7/2020) vừa qua, tôi bỗng nhớ tới Vũ Bằng. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Vũ Bằng là một tha nhân đặc biệt.

Nỗi nhớ trần ai của Vũ Bằng

Nỗi nhớ trần ai của Vũ Bằng

Một triển lãm tác phẩm Vũ Bằng (3/6/1913 - 7/4/1984) kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn tài hoa này vừa ra mắt tại Nhã Nam thư quán (TP.HCM) với gần 40 đầu tài liệu gồm sách, báo, thủ bút bản thảo của ông.

Trong trí nhớ ấu thơ lờ mờ của tôi, ông là một người to béo, mắt nhỏ, nước da ngăm đen. Vũ Bằng là người như thế.

Độ ấy, Hải Phòng là vùng 300 ngày. Các bạn của bố tôi lần lượt từ Hà Nội xuống Hải Phòng để di cư vào Nam. Trong nhiều bữa sáng tiễn đưa bạn bè, đôi khi, bố cho tôi “bám” theo tới nhà hàng Tân Tân ăn bánh mì bít-tết. Tôi nhớ bữa bố mời bác Vũ Bằng ăn sáng, còn có một anh đi theo. Sau này, tôi hỏi anh Vũ Hoàng Tuấn - con trai Vũ Bằng - rằng người ấy có phải là anh không. Anh Tuấn gật đầu. Vừa ăn, bố vừa nói với tôi: “Bác Bằng bạn bác Vỹ ở Hà Nội với bố ngày xưa”.

Theo lời bố kể, khi bố dạy học ở trường Thanh Niên phố Khâm Thiên, mấy người bạn văn chương thân với bố là Lê Văn Trương, Lê Tràng Kiều, Trương Tửu và Nguyễn Vỹ. Cuộc đời cũng thật khéo bày đặt, tôi đâu có ngờ sau cái ngày bánh mì bít-tết ấy một phần tư thế kỷ, tôi lại về ngụ cư ở Hà Nội, trở thành công dân phường Hàng Gai của ông, trở thành nhà văn và nhà báo theo gót ông và viết chân dung về ông trên báo Lao động vào mùa Thu 1991 mang tên Vũ Bằng - một giai điệu sầu xứ!

Vũ Bằng sinh năm 1913 - bằng tuổi mẹ tôi - ở Hàng Gai, nhưng trước khi vào Nam thì ở 11 Hàng Da, cũng quanh nhà 60 Hàng Bông của tôi cả. Cậu học sinh trường Hàng Vôi (đồng môn với Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Liên…) rồi đến trường Albert Sarraut đã đến với nghề báo quá sớm. Chính ở cái trường định “Tây hóa” người Việt này, Vũ Bằng cùng bạn bè đã làm ra tờ viết tay mang tên Hồn nước Nam mà Vũ Bằng phụ trách mục “Linh tinh beng”. Rồi sau khi cộng tác với vài tờ như Hữu Thanh, Đông Tây… Vũ Bằng thành thư ký tòa soạn tờ Rạng Đông.

Rạng Đông chết thì sang Bắc Kỳ thể thao. Bắc Kỳ thể thao chết thì lại Nhật Tân, rồi Trung Bắc Tân văn. Tất cả đều loanh quanh phố cổ. Khi thì là Nhà Thờ. Khi thì là Hàng Đào. Khi thì là Phủ Doãn. Rồi lại quành về giữa Hàng Bông.

Chú thích ảnh
Nhà văn Vũ Bằng

Bước vào trường kỳ kháng chiến, ông còn làm báo xôm trò. Nào là viết cho “vui sống”, thích tờ “kháng chiến”. Vừa viết kịch “bom ba càng”, vừa thành nhân vật Hoàng với câu chửi đổng: “Tiên sư thằng Tào Tháo” nổi tiếng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đấy là những ngày “cực khổ nhưng cũng thật là vui lạ”, “những ngày ăn cơm với cà chua, rau cải…”. Rồi đến tờ Chống giặc, Bạn trẻ. Ở Hải Phòng 8 tháng chờ di cư, ông đã làm tờ Lửa sống in tới vạn bản.

Nhưng ở trong nhà báo Vũ Bằng còn có một nhà văn Vũ Bằng. Ông thành công trong nghề văn khá sớm. Tùy bút châm biếm Lọ văn của ông được ấn hành năm ông 16 tuổi. Sau đó là tiểu thuyết Một mình trong đêm tối. Vừa gắng tìm ra giọng điệu riêng cho mình với tư cách là một nhà báo văn nghệ, ông đã đưa ra hàng loạt những tác giả mới từ bàn biên tập của mình. Sau hết là sự ảnh hưởng văn tài của ông với các tác giả trẻ như Nam Cao, Tô Hoài…

Công bằng và nghiêm khắc, vừa cố gắng giới thiệu những tài năng mới, Vũ Bằng vừa làm “nguội đi” những “ảo vọng” không “thực tài” khác. Ông đã từng biên tập văn xuôi của Văn Cao. Ông từng kể: “Tôi đã từng chọn thơ Văn Cao in trong Tiểu thuyết thứ Bảy, nhưng thơ Văn Cao không ai nói tới lúc bấy giờ. Ngoài ra, Văn Cao cũng có một vài truyện ngắn và kịch ngắn nữa nhưng cũng như thơ, cách kết cấu và lối diễn đạt cũng như thuật trình bày ý tưởng không có gì đặc biệt”. Nhận xét của ông và nhất là khi đọc Nam Cao, Văn Cao mới dứt khoát từ bỏ văn xuôi và kịch để rồi trở thành nhạc sĩ, thi sĩ và họa sĩ.

***

Nhưng có điều không văn nghệ sĩ nào ngờ chính khi Vũ Bằng được Nam Cao với cách nhìn của mình đã biến ông thành nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt, một con người không mấy thiết tha với kháng chiến, thì lại là lúc ông nhận nhiệm vụ đặc biệt làm tình báo cho ta ở cấp chiến lược. Bởi thế, ông đã cùng gia đình “dinh tê” về Hà Nội 1952 rồi lại từ Hà Nội di cư vào Nam. Đầu 1954, Tô Hoài đã từng viết thư cho Vũ Bằng nhờ cơ sở đưa tới nơi.

Bây giờ, khi chúng ta đã biết rõ về một chiến sĩ tình báo Vũ Bằng, nghĩ lại mà lòng không khỏi ngạc nhiên vì sao Vũ Bằng có thể giỏi giang tạo được một “vỏ bọc” khá kín đáo cho mình suốt bao nhiêu năm âm thầm hoạt động. Nghĩ thế, mới thấy cái sự “tương kế tựu kế” trong cái giọng báo Vũ Bằng thật đáng kính nể! Có phải cứ “dinh tê” là phải nịnh Tây, hót Mỹ? Có khi “lộ bem” ngay. Cứ đóng vai một ông nhà báo “gàn bát sách” giữa đường là “an toàn” cao nhất.

Chú thích ảnh
Tuyển tập Vũ Bằng

Nhưng bây giờ, khi ta đã rõ và kính trọng ông nhất mực, mới thấy một vệt dài thời gian ông lắng đọng để ra Miếng ngon Hà Nội (từ 1952 đến 1960), Thương nhớ mười hai (từ 1960 đến 1971) và giữa đó là Bốn mươi năm nói láo (từ 1967 đến 1969) là thấy hằn lên cái nét ẩn chìm của một người yêu nước khác thường.

Giai điệu sầu xứ - giai điệu ấn tượng trong văn xuôi Vũ Bằng có gì tương tự như Bốn mùa Lịch thiên nhiên của M. Prishvin - nhà văn Nga. Đọc Vũ Bằng còn có cảm giác như nghe Bốn mùa của Vivaldi, Tchaikovsky. Và đâu đó thấy lai láng một khúc chèo thuyền của Tháng sáu nóng nôi kỳ lạ.

Nỗi nhớ về Hà Nội, về miền Bắc là nguồn năng lượng chủ yếu, là tâm tư nghẹn ngào chân thực chảy ra chầm chậm trong suốt nhiều năm tha phương, lưu lạc như nàng Kiều, dưới một ngòi bút tài hoa, cô đơn. Nhớ về miền Bắc là nhớ về một phong tục, một thiên nhiên, một nhân bản vẹn nguyên ở giữa một khung cảnh Sài Gòn sôi sục tốc độvà máy móc của hiện tại.

Vũ Bằng không hề chơi văn, ông xót xa, chia sẻ rung cảm của mình với người đọc trong từng chữ, từng giai điệu. Hãy nghe Vũ Bằng kêu lên trong văn xuôi của mình. “Ới ơ người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa Xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn…”.

Thật hạnh phúc cho bà Quỳ - người đàn bà được nhà văn gọi đến tên và dành tặng một cặp tác phẩm, người đã cho nhà văn “thưởng thức những miếng ngon đất Bắc” và giọng đọc “Tam Quốc” thu hút đến suốt đời vẫn nhớ. Hơn thế nữa, cùng các con chịu đựng sự xa cách suốt bao nhiêu năm ròng, cùng sự kỳ thị của xã hội mà tất cả các thân nhân của những người tình báo đều phải chịu như thế, để đảm bảo bí mật tuyệt đối cho công việc của họ cũng như sự an toàn trong “vỏ bọc”. Một sự dâng hiến vô giá để lại cho đời những tương lai sáng sủa, khi mình cứ chìm dần vào bóng tối của sự quên lãng.

Thời kỳ đổi mới, mở cửa mới trả lại công bằng cho nhiều nhà văn trong đó có Vũ Bằng khi Miếng ngon Hà Nội Thương nhớ mười hai được in lại. Lúc ấy, nhiều người mới có dịp thưởng thức một văn tài, một tha nhân đặc biệt đã vì nghĩa lớn mà ôm nỗi buồn sầu xứ bên sông Sài Gòn suốt bao nhiêu năm trường.

Không chỉ thế, ông còn phải đấu trí từng khoảnh khắc để vừa cống hiến cho dân tộc, lại vừa giữ mình nguyên vẹn.Người là như thế, tha nhân vì sự nghiệp dân tộc là như thế, nhưng bi kịch cuộc đời vẫn là không tránh khỏi. Do hoạt động đơn tuyến, bị đứt liên lạc vì có thể người liên lạc trực tiếp bị hy sinh, sau ngày thống nhất, Vũ Bằng không có ai để chứng minh mình đã từng hoạt động. Đến khi có xác nhận năm 1976 do chính quyền quan liêu đã bỏ quên ông. Gặp Tô Hoài, khi Tô Hoài hỏi sao không ra Hà Nội. Ông hỏi lại rằng sẽ ra bằng tư cách gì?

Đến đầu những năm 1990, khi những tài liệu về hoạt động bí mật của nhà văn Vũ Bằng được công bố, tên tuổi và sự nghiệp của ông mới được gột rửa, mặc dù khá muộn màng. Ông mất năm 1984 và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Giai điệu sầu xứ - giai điệu ấn tượng trong văn xuôi Vũ Bằng có gì tương tự như Bốn mùaLịch thiên nhiên của M. Prishvin - nhà văn Nga. Đọc Vũ Bằng còn có cảm giác như nghe Bốn mùa của Vivaldi, Tchaikovsky. Và đâu đó thấy lai láng một khúc chèo thuyền của Tháng sáu nóng nôi kỳ lạ.

Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.