Trừng trị những tội phạm chiến tranh cuối cùng thời Đức Quốc xã
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 18/4, các công tố viên Đức đã buộc tội Bruno Dey, 92 tuổi, đồng lõa và tiếp tay cho vụ thảm sát 5.230 người khi còn làm bảo vệ tại một trại tập trung của Đức quốc xã ở Ba Lan trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo nhật báo Die Welt, Bruno Dey, cư trú tại Hamburg (Ham-buốc), phạm phải những tội danh trên tại trại trập trung Stutthof, gần khu vực Danzig (Đan-dích) trước kia mà nay là Gdansk ở Ba Lan. Dù đã ở độ tuổi cao, bị cáo vẫn sẽ bị xét xử tại một tòa án xét xử tội phạm ở tuổi vị thành niên ở Hamburg do thời điểm bị cáo bắt đầu làm việc tại Stutthof mới 17 tuổi.
Năm 2018, các công tố thành phố Hamburg đã từng thẩm vấn bị cáo, và ông Bruno Dey không phủ nhận sự hiện diện của mình tại trại tập trung Stutthof - một phần trong mạng lưới trại tập trung của Đức quốc xã. Tuy nhiên, trong cuộc thẩm vấn này, bị cáo khẳng định chưa bao giờ là thành viên của Đức quốc xã và chỉ làm việc tại tiểu đoàn SS-Totenkopfsturmbahn - đơn vị vận hành trại tập trung do mắc bệnh về tim. Dey khai nhận ông làm công tác bảo vệ tại tháp canh và ông biết về các gian phòng khí ga ở trại - nơi ông nhìn thấy nhiều tù nhân SS bị đẩy vào trong. Bruno Dey thừa nhận tận mắt chứng kiến vô số người sống trong cảnh ngày càng suy kiệt, song ông khẳng định bản thân không có tội.
Các công tố viên Đức cáo buộc Bruno Dey có can dự vào việc thư thi lệnh giết người của Đức quốc xã và được mô tả như "một bánh răng trong cỗ máy giết người". Đây có thể là một trong những vụ xét xử cuối cùng liên quan đến tội ác chiến tranh Đức quốc xã.
Trước đó, đầu tháng 4, một thẩm phán Đức đã hoãn phiên xét xử một cựu bảo vệ khác cũng làm việc tại trại tập trung Stutthof sau khi bị cáo 95 tuổi này phải nhập viện vì các bệnh về tim và thận.
- Tiết lộ bí mật về 'bác sĩ quái vật' vốn là 'cỗ máy chết chóc' của Đức quốc xã
- Giải Goncourt 2017: Cuốn sách phơi bày sự thật về Đức Quốc xã
- Giải mã tài liệu mật: Đức Quốc xã từng sở hữu bom hạt nhân?
Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2, Đức quốc xã ban đầu sử dụng Stutthof làm trại tập trung do các tù nhân Ba Lan, song sau đó đã chuyển cả những người Do thái bị bắt giữ tới cơ sở này.
Lan Phương - TTXVN