TRỰC TIẾP lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021 (VTV6 VTV5, 18h00 hôm nay)
(Thethaovanhoa.vn) - TRỰC TIẾP lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021 (VTV6 VTV5). Xem trực tiếp khai mạc Olympic 2021 trên kênh VTV6 và VTV5, vào lúc 18h00 hôm nay, dự kiến kéo dài 3 tiếng rưỡi.
Xem trực tiếp Olympic Tokyo 2021:
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
- Lịch thi đấu Olympic 2021: VTV6 VTV5 trực tiếp bóng đá Olympic Tokyo 2021
- Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic 2021: VTV6 VTV5 trực tiếp bóng đá hôm nay
+ Hình ảnh đoàn thể thao Việt Nam ở Lễ khai mạc Olympic 2021 (Ảnh: Getty)
+Ca khúc Imagine của John Lennon vang lên tại lễ khai mạc dưới sự trình bày của các ca sĩ Angelique Kidjo, Alejandro Sanz, John Legend và Keith Urban.
+Các đoàn thể thao tiến vào sân vận động
+Các VĐV Việt Nam chụp ảnh trước khi tham gia lễ diễu hành
+ Lễ diễu hành của các đoàn thể thao tham dự Olympic 2021 bắt đầu!
+Biểu tượng của Olympic với 5 chiếc vòng xuất hiện ở sân vận động. 5 chiếc vòng được làm từ gỗ, có đường kính 4 m và đi kèm với những chiếc đèn lồng giấy.
+Ca sĩ Misia của Nhật hát quốc ca của đất nước Mặt trời mọc (bài Kimigayo)
+Lá quốc kỳ của chủ nhà Nhật Bản xuất hiện tại lễ khai mạc Olympic 2021. Trong số những người mang lá cờ bước vào có những VĐV của Nhật Bản từng đoạt HCV tại Olympic.
+ Màn bắn pháo hoa rực rỡ ở lễ khai mạc Olympic 2021
18h00: Lễ khai mạc Olympic 2021 chính thức bắt đầu!
+Những hình ảnh trước lễ khai mạc Olympic 2021
Dự đoán bảng tổng sắp huy chương Olympic 2021: Trung Quốc sa sút, Nhật Bản lập kỷ lục
Đoàn thể thao Trung Quốc được dự đoán sẽ giành được số huy chương thấp nhất kể từ Athens 2004 tại Olympic Tokyo 2021, theo khảo sát của Gracenote.
Gracenote- công ty thuộc sở hữu của tập đoàn Nielsen, đã đưa ra bảng huy chương ảo để dự đoán thành tích của các đoàn thể thao tại Thế vận hội Tokyo 2021. Theo bảng tổng sắp được Gracenote công bố, Trung Quốc sẽ giành được số huy chương thấp nhất kể từ Athens 2004 với tổng số 66 chiếc, trong đó có 33 vàng, 11 bạc và 22 đồng.
Số lượng này sẽ tiếp nối đà đi xuống trong thành tích của đoàn thể thao Trung Quốc qua các kỳ Thế vận hội. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Trung Quốc giành được 100 huy chương. Con số này ở Olympic London 2012 là 91 và ở Rio de Janeiro 2016 là 70.
Nhiều vận động viên Trung Quốc đã không thi đấu quốc tế kể từ năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là yếu tố chính được đưa vào dự đoán, ảnh hưởng tới số lượng huy chương của đoàn thể thao Trung Quốc ở Olympic Tokyo. Tại Thế vận hội lần này, Trung Quốc cử 431 VĐV tới Nhật Bản, ít hơn 233 người so với lượng VĐV tham dự Olympic Bắc Kinh năm 2008. Mặc dù vậy, họ vẫn là quốc gia có số lượng VĐV đông nhất tại Thế vận hội.
Trong bảng tổng sắp huy chương mà Gracenote dự đoán vào tháng 4, Trung Quốc đứng thứ hai. Tuy nhiên, họ hiện bị đẩy xuống thứ 3, xếp sau ROC (đoàn thể thao trung lập gồm 333 VĐV người Nga thi đấu dưới danh nghĩa của Ủy ban Olympic Nga ROC).
Cầu thủ Hàn Quốc bị chỉ trích vì không bắt tay đối thủ
U23 Hàn Quốc đã thua 0-1 trước U23 New Zealand ở trận ra quân tại Olympic 2021. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Chris Wood. Sau trận đấu, truyền thông New Zealand đã chỉ trích cầu thủ Lee Dong-gyeong của Hàn Quốc không bắt tay đối thủ. Sự việc xảy ra sau khi trận đấu kết thúc, Chris Wood đã chủ động bước tới bắt tay Lee Dong-gyeong nhưng cầu thủ này đã phớt lờ. Điều đáng nói là trong khi các cầu thủ Hàn Quốc khác bắt tay với đối thủ thì Lee Dong-gyeong lại khước từ.
Hành động trên của Lee Dong-gyeong đã bị chỉ trích là phi thể thao, đi ngược lại với tinh thần Olympic. Các CĐV của New Zealand và Hàn Quốc đều chỉ trích Lee Dong-gyeong trên mạng xã hội. “Trận đấu có thể thua nhưng hành vi của anh ta là phi thể thao và khiến người ta quá thất vọng”, một CĐV viết trên mạng xã hội.
“Thậm chí vì quy định giãn cách COVID-19, Lee Dong-gyeong vẫn có thể từ chối bắt tay một cách lịch sự nhưng anh ta lại không làm như thế”, một CĐV khác lên tiếng.
Người Hàn Quốc không quan tâm Olympic 2021
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc công bố 1 cuộc khảo sát gần đây cho thấy chỉ có 30% người dân xứ Kim Chi quan tâm tới Olympic 2021. Cuộc khảo sát trên được thực hiện bởi Gallup Korea, một công ty nghiên cứu của Hàn Quốc.
Theo kết quả khảo sát, có 32% người quan tâm, trong khi đó có 66% người không quan tâm chút nào tới Olympic 2021 và 2% từ chối trả lời.
Theo Gallup Korea, đây là "mức quan tâm thấp nhất" của người dân Hàn Quốc với Olympic kể từ năm 1992.
Ở câu hỏi liệu Olympic 2021 có thể tổ chức thành công hay không, chỉ có 7% người tham gia khảo sát tin rằng kỳ Thế vận hội này sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, trong khi đó có 84% người đưa ra câu trả lời ngược lại. Trong các môn thể thao ở Olympic 2021, người Hàn Quốc quan tâm nhất là bóng đá (40%), sau đó là bóng chày (20%), bắn cung (16%) và bóng chuyền (7%).
Ánh Nguyệt và Phi Vũ không vào vòng 1/8 đôi nam, nữ
Nguyễn Hoàng Phi Vũ đã đứng ở vị trí thứ 53 vòng đấu xếp hạng nội dung cung 1 dây nam nên không thể cùng Đỗ Thị Ánh Nguyệt không thể giành vé vào vòng đấu 1/8 dành cho 16 đôi VĐV có thành tích xuất sắc nhất ở nội dung này
Cụ thể, ở nội dung cung 1 dây nữ có tổng cộng 64 cung thủ tham dự. các VĐV bắn tổng cộng 72 loạt để tính điểm xếp hạng, sau đó phân nhóm dựa trên thành tích chung cuộc.
Ánh Nguyệt đạt thành tích tổng điểm là 628, xếp hạng 49/64 VĐV tham gia thi đấu vòng xếp hạng. Đây là thành tích tốt nhất trong năm 2021 của Ánh Nguyệt.
Ở nội nung này, An San (Hàn Quốc) dẫn đầu với 680 điểm, phá kỷ lục Olympic do cung thủ người Ukraine Herasymenko Lina giữ từ năm 1996 (673 điểm).
Hai vị trí tiếp theo của bảng xếp hạng cũng đã thuộc về những cung thủ Hàn Quốc Jang Min Hee (677 điểm) và Kang Chae Young (675 điểm).
Như vậy, ở vị trí thứ 49/64, Đỗ Thị Ánh Nguyệt sẽ đối đầu Ren Hayakawa (Nhật Bản) lúc 10h45 ngày 27/7 vòng 1/32.
Tokyo 'nóng' trước giờ khai mạc Olympic Tokyo 2020
Bất chấp thời tiết oi bức và nỗi lo dịch bệnh, hàng ngàn người từ khắp các ngả đường vẫn đang đổ về Sân vận động Quốc gia ở trung tâm Tokyo. Trước cửa sân vận động, nhiều đám đông đang tụ tập để chuẩn bị xem lễ khai mạc.
Khác với các kỳ đại hội thể thao thế giới từng diễn ra trong lịch sử, Thế vận hội mùa Hè năm nay diễn ra trong lúc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới. Do đó, Chính phủ Nhật Bản không cho phép khán giả nước ngoài nhập cảnh nước này để theo dõi Olympic, trong khi các nhà tổ chức không cho các khán giả trong nước vào sân để theo dõi lễ khai mạc. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tập trung ở trước cửa sân vận động để được nhìn tận mắt các thần tượng của mình diễu hành vào sân.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo, anh Furusawa Yoshikata, đến từ thành phố Osaka, chia sẻ: “Là người dân Nhật Bản, chúng tôi đều mong muốn được xem trực tiếp Olympic Tokyo. Tuy không thể vào sân nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui với không khí ở đây trước thời điểm khai mạc Olympic. Và tôi nghĩ, mọi người nên giữ ý thức bảo vệ bản thân bởi vì ở những nơi như thế này có rất nhiều người tập trung trong khi chúng ta không thể biết ai là người mắc COVID-19”.
Cũng cảm thấy tiếc khi không được vào sân theo dõi lễ khai mạc nhưng anh Vaishak, người Ấn Độ đang làm việc ở Tokyo, vẫn cảm thấy vui khi có mặt tại Tokyo vào thời khắc lịch sử này. Trên tay cầm biểu ngữ “Gook luck Team India” (Chúc đoàn thể thao Ấn Độ may mắn), anh Vaishak cho biết: “Trước hết, tôi rất vui mừng khi có mặt ở Tokyo vào thời điểm này, khi mà nhiều người nước ngoài không được phép nhập cảnh Nhật Bản vì dịch bệnh. Tuy nhiên, thật không may là chúng tôi không thể vào sân vận động. Đây là thời khắc khó khăn đối với Tokyo khi tổ chức thế vận hội này trong bối cảnh đại dịch. Do số ca mắc COVID-19 ở Tokyo đang tăng nên nhiều người sợ hãi. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người đang tụ tập ở đây. Đó là một bầu không khí sôi động”.
Huy Hoàng và Quách Thị Loan cầm cờ trong lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021
Tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2021 diễn ra vào tối nay, hai VĐV Nguyễn Huy Hoàng (bơi) và Quách Thị Loan (điền kinh) sẽ vinh dự cầm cờ cho đoàn thể thao Việt Nam.
Thế vận hội mùa hè Olympic Tokyo 2020 sẽ được khai mạc vào lúc 20h00 ngày 23/7/2021 giờ địa phương (18h00 giờ Hà Nội). Lễ khai mạc sẽ kéo dài 3 giờ 30 phút (dài hơn dự kiến ban đầu 30 phút để các VĐV có thời gian giãn cách vật lý), tại sân vận động quốc gia mới của Nhật Bản ở Shinjuku, Tokyo (sức chứa 68 nghìn chỗ ngồi). Sự kiện này sẽ được phát trực tiếp trên kênh VTV6, VTV5 và ứng dụng VTVGo.
Tham gia Lễ khai mạc Thế vận hội lần này, Đoàn Thể thao Việt Nam do Trưởng đoàn Trần Đức Phấn dẫn đầu. Được lựa chọn để cầm cờ Tổ quốc ở kỳ Thế vận hội lần này là Nguyễn Huy Hoàng (Bơi) và Quách Thị Lan (Điền kinh). Đây là 2 VĐV xuất sắc của thể thao Việt Nam và lần đầu tiên được tranh tài tại Olympic. Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ là đoàn thứ 158 xuất hiện tại Lễ khai mạc.
Theo tin từ ban tổ chức, do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên số lượng các đoàn cũng sẽ hạn chế hơn so với các kỳ Thế vận hội trước. Tổng cộng sẽ có 24/43 thành viên Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia Lễ khai mạc. Do thời gian tham gia diễu hành tại Lễ khai mạc mất khá nhiều thời gian (khoảng 7 tiếng, từ quá trình chuẩn bị đến khi kết thúc) nên nhiều HLV sẽ tham dự lễ diễu hành thay để các VĐV nghỉ ngơi, trước các cuộc tranh tài lớn.
Lễ khai mạc, bế mạc Olympic Tokyo 2021
Thế vận hội mùa hè Olympic Tokyo 2020 sẽ được khai mạc vào lúc 20h00 ngày 23/7/2021 giờ địa phương (18h00 giờ Hà Nội). Lễ khai mạc sẽ kéo dài 3 giờ 30 phút (dài hơn dự kiến ban đầu 30 phút để các VĐV có thời gian giãn cách vật lý), tại sân vận động quốc gia mới của Nhật Bản ở Shinjuku, Tokyo (sức chứa 68 nghìn chỗ ngồi). Sự kiện này sẽ được phát trực tiếp trên kênh VTV6, VTV5 và ứng dụng VTVGo.
Lễ bế mạc diễn ra từ 20h đến 22h30 ngày 8/8/2021 - rút ngắn 30 phút so với dự kiến do chương trình được đơn giản hóa, và số lượng VĐV cũng sẽ giảm bớt. Lễ bế mạc cũng diễn ra trên sân vận động quốc gia Shinjuku.
Xem trực tiếp Olympic Tokyo 2021 ở đâu?
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã chính thức sở hữu bản quyền phát sóng trực tiếp Olympic 2021. VTV6, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV9 là các kênh trực tiếp bóng đá nam Olympic 2021, bóng đá nữ Olympic 2021 và các sự kiện đua tranh ở môn thể thao Olympic khác.
Lịch thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam:
Lễ bế mạc diễn ra từ 20h đến 22h30 ngày 8/8/2021 - rút ngắn 30 phút so với dự kiến do chương trình được đơn giản hóa, và số lượng VĐV cũng sẽ giảm bớt. Lễ bế mạc cũng diễn ra trên sân vận động quốc gia Shinjuku.
Số quốc gia tham dự
Macedonia đã thi đấu dưới cái tên "Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ" từ khi ra mắt vào năm 1996. Nhưng do tranh chấp đặt tên với Hy Lạp, họ đổi tên thành Bắc Macedonia hồi tháng 2/2019 và sẽ lần đầu xuất hiện ở Thế vận hội mùa hè dưới tên mới.
Ngày 9/12/2019, Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) đã cấm Nga tham gia tất cả các môn thể thao quốc tế trong thời gian bốn năm, sau khi chính phủ Nga bị phát hiện đã giả mạo dữ liệu phòng thí nghiệm mà họ cung cấp cho WADA vào tháng 1 năm 2019. Nhưng đến ngày 17/12/2020, CAS ra phán quyết giảm hình phạt. Theo đó, Nga được phép tham gia Thế vận hội nhưng trong 2 năm không được sử dụng tên, cờ hoặc quốc ca Nga và phải thể hiện mình là "Vận động viên trung lập" hoặc "Đội trung lập".
Vào ngày 19 tháng 2 năm 2021, có thông báo rằng Nga sẽ thi đấu dưới từ viết tắt "ROC" theo tên của Ủy ban Olympic Nga dù tên của ủy ban đầy đủ không thể được sử dụng để chỉ phái đoàn. Nga sẽ được đại diện bởi lá cờ của Ủy ban Olympic Nga.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2021, Triều Tiên tuyên bố sẽ không tham gia Thế vận hội Mùa hè 2020 Tokyo do lo ngại về COVID-19.Điều này sẽ đánh dấu sự vắng mặt đầu tiên của Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa hè kể từ năm 1988. Như vậy, tính đến ngày 4/7, có 206 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Olympic Tokyo 2020.
Số môn thể thao, bộ huy chương
Olympic Tokyo 2020 là kỳ Thế vận hội mùa hè thứ 2 được tổ chức tại Nhật Bản (lần đầu là năm 1964). Các vận động viên sẽ thi đấu 33 môn thể thao với 339 nội dung, 339 bộ huy chương. Bên cạnh 5 môn thể thao mới dự kiến sẽ được giới thiệu ở Tokyo, 15 nội dung thi đấu mới trong các môn thể thao hiện có cũng được lên kế hoạch, bao gồm Bóng rổ 3x3, BMX tự do và sự trở lại của xe đạp Madison, cũng như các nội dung thi đấu hỗn hợp mới trong một số môn thể thao.
Điểm đặc biệt ở kỳ Olympic này đó là huy chương vàng sẽ được làm từ kim loại tái chế từ rác thải điện tử. Sáng kiến này được IOC cũng như khán giả thế giới đánh giá cao, góp phần trong chiến dịch làm nên một Tokyo thân thiện với môi trường.
Bóng đá và bóng mềm là những môn thể thao thi đấu đầu tiên, từ ngày 21/7 - tức là hai ngày trước lễ khai mạc. Các môn thể thao sẽ kết thúc muộn nhất vào ngày 8/8 trước lễ bế mạc.
Sơn Tùng