Trên những nẻo đường SEA Games
(Thethaovanhoa.vn) - Trong khoảng 20 năm trở lại đây, SEA Games 28 năm 2015 diễn ra tại Singapore được xem là hoàn hảo nhất cả về công tác tổ chức cũng như khía cạnh chuyên môn. Chuyện này thật ra cũng không có gì khó hiểu, bởi bản thân Singapore đã là quốc gia đứng trong nhóm đầu thế giới về GDP, nên việc tổ chức một Đại hội thể thao ở tầm cỡ khu vực không phải là vấn đề với họ.
- HLV Mai Đức Chung: ‘Tôi muốn nhảy cẫng lên vì HCV SEA Games’
- Kết quả bóng đá nam SEA Games 2017
- CẬP NHẬT tối 24/8: U22 Việt Nam bị loại khỏi SEA Games 29, Neymar rồi sẽ sang Real, Chelsea chi 100 triệu bảng cho 3 ngôi sao
1. Cũng vì SEA Games 28 năm 2015 được tổ chức quá hoàn hảo nên SEA Games 29 năm 2017 tại Malaysia dù muốn dù không cũng bị đặt lên bàn cân so sánh, nhất là khi Singapore và Malaysia lại là 2 quốc gia láng giềng. Khác biệt lớn nhất giữa Singapore và Malaysia là việc 2 quốc gia này có diện tích rất chênh lệch, khi diện tích của Singapore chỉ là 697,25 km², còn lãnh thổ Malaysia rộng tới 329.847 km².
Vì thế, trong khi Singapore hầu như gom hết các môn thi đấu chính thức của SEA Games 28 vào tổ hợp thể thao Sports Hub thì Malaysia lại phân chia các môn của SEA Games 29 vào từng khu vực khác nhau, và số lượng các môn thể thao được tổ chức phụ thuộc vào quy mô của từng khu vực.
Tuy nhiên, khác với Singapore sở hữu hệ thống tàu điện ngầm hoàn hảo nên việc đi lại bằng phương tiện công cộng trong trung tâm thành phố rất tiện lợi thì Malaysia mới chỉ khánh thành hệ thống đường tàu điện trên cao ngay trước thềm SEA Games, và vì không phải địa điểm thi đấu nào của SEA Games 29 cũng nằm gần ga tàu điện nên việc sử dụng phương tiện này để di chuyển là không thật sự phù hợp với các phóng viên vốn rất hạn hẹp về thời gian.
Trong khi đó, tắc đường lại là vấn nạn ở Kuala Lumpur, nhất là vào ngày thường, nên việc di chuyển đúng giờ trở thành thách thức lớn nhất với các thành viên tham dự SEA Games 29, không chỉ với các phóng viên mà còn cả với các HLV, VĐV. Bản thân đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam cũng đã hơn một lần nếm trải cảm giác phải tới sân tập muộn giờ vì lái xe đến muộn hơn giờ hẹn.
2. Thế nhưng, tắc đường không phải là câu chuyện đáng nói duy nhất ở SEA Games 29, bởi mạng Internet và mạng di động tại Malaysia cũng là một chủ đề không thể bỏ qua. Ở SEA Games năm nay, BTC đã phát cho mỗi phóng viên một tài khoản và mật khẩu riêng để truy cập vào hệ thống wifi dành riêng cho truyền thông của Đại hội.
Tuy nhiên, ở những địa điểm thi đấu mà có quá nhiều phóng viên tập trung thì hệ thống mạng wifi này cũng không hoạt động thật tốt, khiến cho công việc truyền tải bài vở hình ảnh về nước của các phóng viên gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, với một số không ít phóng viên Việt Nam thì đây lại là kỳ SEA Games mà họ không phải lo lắng quá nhiều về đường truyền nhờ thiết bị wifi bỏ túi Laxgo (https://goo.gl/758Nfj).
Không cần phải mua sim 3G hay 4G ở Malaysia, các phóng viên vẫn có thể dễ dàng sử dụng Internet tốc độ cao với 3, 4 thiết bị có thể truy cập cùng lúc nhờ một bộ phát wifi Laxgo duy nhất. Trong số vô vàn nhà mạng di động ở Malaysia, Maxis là nhà mạng có băng thông Internet tốt nhất, và tại Malaysia thì Laxgo lại hoạt động trên đường truyền của Maxis nên đã giúp ích được rất nhiều cho các phóng viên.
Nhờ có Laxgo, công việc truyền tài bài vở và hình ảnh của giới truyền thông trở nên cực kỳ dễ dàng, bởi các phóng viên có thể ngồi ở bất cứ đâu, có thể là địa điểm thi đấu, hoặc sân tập giữa vùng rừng đồi xa vắng, hoặc kể cả trên ôtô, nhưng đều có thể tác nghiệp thuận lợi.
Đường truyền của Laxgo cho phép các phóng viên ảnh có thể gửi ảnh về nước với tốc độ không thua kém gì so với Internet cáp quang. Vì thế, ở mỗi địa điểm thi đấu chính của SEA Games 29, chỉ cần bật bộ thu sóng wifi lên là có thể nhận thấy sự xuất hiện của trên dưới 10 thiết bị phát sóng wifi Laxgo. Sẽ không quá lời để nói rằng Laxgo thực sự đã trở thành người bạn đường tin cậy của các phóng viên tại SEA Games 29.
Huy Anh (Từ Malaysia)