'Tôi đã thấy thần chết'

Trước đây 120 năm, Conrad Roentgen phát minh ra tia Roentgen hay còn được biết nhiều hơn với tên X-quang, nhờ đó nhận giải Nobel Vật lý đầu tiên trong lịch sử.
24/11/2015 08:42

(Thethaovanhoa.vn) - Trước đây 120 năm, Conrad Roentgen phát minh ra tia Roentgen hay còn được biết nhiều hơn với tên X-quang, nhờ đó nhận giải Nobel Vật lý đầu tiên trong lịch sử. Chưa bao giờ trước đó người ta có thể nhìn thấu cơ thể người, đây quả là một thành tựu tuyệt vời trong chẩn đoán y học. Tuy nhiên chưa ai biết đến tác hại của tia sáng thần kỳ đó, và cứ thế hàng trăm nhà khoa học, nhân viên y tế và những người vô can khác đã chết một cái chết lặng lẽ.

Tối 8/11/1895

… Hiệu trưởng Trường Đại học Wuerzburg (Đức) phát hiện một hiện tượng khiến ông ngỡ ngàng. Ông làm việc một mình trong phòng thí nghiệm, khi các nhân viên đã về nhà từ lâu. Wilhelm Conrad Roentgen dọn dẹp các dụng cụ trên bàn rồi cố làm xong một thí nghiệm nhỏ cuối cùng. Ông tạo hình bằng tia huỳnh quang chiếu lên một tấm kính. Thí nghiệm này không có gì mới, đã được chép trong sách giáo khoa từ 1869.

Nhưng trái với quy định thí nghiệm, ông đã lấy giấy đen chắn đường tia sáng. Và đột nhiên nhận ra một số đồ vật quanh đó tỏa sáng. Roentgen nhận ra: có tia gì đó vô hình đã đi xuyên qua giấy chắn!


Nghe khó tin, nhưng quả thật 1897 đã có chiếc máy chiếu điện đầu tiên được sử dụng tại hải quan để dò đồ buôn lậu

6 tuần sau đó ông thử đủ các vật liệu khác, để đúc kết ra một ứng dụng khả dĩ làm cách mạng trong giới y khoa. Ngày 22/12/1895 ông dặn vợ ngồi thật yên và chiếu tia qua tay bà xuống một tấm kính tráng chất cản quang liên tục trong 25 phút.

Tấm hình X-quang đầu tiên trong lịch sử cho thấy xương tay của bà Bertha, phần mềm chỉ lờ mờ, và nhẫn thì như lơ lửng trong không khí. “Tôi đã thấy thần chết”, tương truyền Bertha đã thốt lên.

Câu cảm thán đó

… cho thấy mọi người phải choáng váng ra sao vào những năm chuyển sang thế kỷ mới, khi đột nhiên làm quen với một dạng chụp ảnh mới - khám phá cơ thể từ bên trong, phanh phui nó khi con người vẫn sống! Các tấm phim chụp bằng tia Roentgen biến con người thành một cỗ máy sinh học và có vẻ như giải thiêng sự sống thành một hiện tượng không còn màu thần bí.

Hiện tượng khoa học đó lan truyền vòng quanh thế giới như một cơn bão, vì tính kỳ dị cũng như sau này là tác động đe dọa của nó. Ngày 28/12/1895 Roentgen cho phát hành tiểu luận “Về một loại tia mới”, và Đại học Wuerzburg tổ chức đón nhận với một cuộc họp báo rầm rộ. Chỉ sau vài tuần, cả thế giới biết đến phát hiện này, và cả từng chi tiết trong thí nghiệm nói trên. Xuất thân từ một gia đình cực giàu có, Hiệu trưởng Roentgen đã không hề có ý định bảo vệ ý tưởng của mình. Trong ngôn ngữ thời @ có lẽ ta sẽ gọi đó là “nguồn mở”.


Hình một bàn tay do Roentgen chụp hôm 23/1/1896

Nhiều người tận dụng phát kiến của ông, nhưng chỉ một phần nhỏ đem áp dụng trong y tế, còn chủ yếu để làm trò chơi: không phiên chợ nào vắng một “chiếc máy ma” giúp khán giả nhìn thấy người mình từ bên trong. Giữa khoa học và giải trí hầu như không có biên giới. Cái duy nhất còn thiếu là ý thức về rủi ro. Với công suất máy chiếu điện thời ấy, người ta phải chiếu tia hàng giờ đồng hồ.

Ai hôm nay đi chiếu điện

… cũng biết quá trình bắn tia chỉ kéo dài trong nháy mắt, nhưng kiến thức thời Roentgen còn sơ khai. Năm 2011, một chuyên gia về X-quang là Gerrit Kemerink ở Bệnh viện Đại học Maastricht (Hà Lan) đã tái tạo chiếc máy chiếu tia Roentgen của nhà phát minh vĩ đại từ năm 1896. Máy đo cường độ xạ cho thấy tay bà Bertha đã “bị” chồng chiếu tia mạnh hơn hôm nay gấp mười ngàn lần. Và đó là nguyên nhân khiến hàng trăm người vô tình nhiễm xạ vì đứng gần, chủ yếu là nhân viên y tế và bệnh nhân của họ trong niềm tin ngây thơ vào kỹ nghệ mới.

Ban đầu đa số máy chiếu tia Roentgen không ở bệnh viện, mà được đem làm trò tiêu khiển ngoài đường, do đó con số nạn nhân có thể không được thống kê đầy đủ. Nhiều nhà hát đã bắt diễn viên chạy qua chạy lại trước màn hình. Hãng sản xuất đồ chơi Maerklin của Đức còn tung ra máy Roentgen cỡ nhỏ làm đồ chơi trẻ con! Lập tức có ngay một nhà thời trang kiếm bộn tiền với “quần lót không thể nhìn xuyên”.


Bên cạnh chẩn đoán gãy xương, X-quang giúp nhận ra các bệnh phổi. Đây là hình chụp lồng ngực cô đào Marilyn Monroe nổi tiếng

Thomas Alva Edison

… ông tổ vĩ đại của bóng điện, cũng nằm trong số “điếc không sợ súng” đó. Ông thiết kế một dạng máy Roentgen mini cho toàn dân (!) với trợ thủ đắc lực là Clarence Madison Dally, và hai người đem máy đi biểu diễn khắp New York. Dally là một thợ thủ công khéo tay, từng ngồi hàng trăm giờ để thử lấy bàn tay tạo bóng trên màn bạc.  

Một thời gian sau Dally rụng hết tóc, rồi tay bị bỏng nhiều chỗ, khiến Edison cũng bắt đầu ngờ ngợ về tác hại của tia xạ. Năm 1900 trên mặt Dally xuất hiện nhiều mụn rộp và ở tuổi 35 ông đã mất sức lao động. Tay trái ông sưng đỏ - chính là bàn tay che tia xạ, như hầu hết những ai thuận tay phải trong nghề này. Chậm nhất vào năm 1902, các vết phồng trên tay Dally không khó khăn để nhận ra là hậu quả ung thư da. Và người ta phải cưa tay Dally lên tận khuỷu.    

Edison, nhà phát minh thiên tài và thương gia máu lạnh, hoàn toàn sốc khi trợ lý của ông dần dần bị cưa cả hai tay. Ông chấm dứt bán những chiếc máy giết người và rút khỏi mọi nghiên cứu về tia X-quang. “Đừng bao giờ hỏi tôi về tia Roentgen nữa”, số báo hôm 3/8/1903 của tờ New York World nhắc lại lời ông, “tôi sợ lắm rồi!”

Clarence Dally qua đời

… tháng 10/1904 ở tuổi 39, có lẽ là nạn nhân đầu tiên của tia Roentgen được sách vở ghi lại, còn kéo theo nhiều người nữa. Hôm nay một tượng đài nho nhỏ trong vườn của Bệnh viện St.George ở Hamburg nhắc ta nhớ đến 159 bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên và nhà khoa học đã chết trước khi người ta nhận ra tác dụng phụ chết người của tia Roentgen.

Nhưng, dù không phải chủ ý, đó là cái giá phải trả cho hàng triệu người được sống tiếp nhờ con mắt thần của Roentgen nhìn thấu tiểu vũ trụ mà tìm ra các mầm bệnh chưa ai trông thấy.

Cho đến nay, chừng 40 giải Nobel được trao cho các phát minh hay thành tựu dựa trên phát kiến của Roentgen mà trong đó tia xạ mang tên ông không phải là duy nhất. Sau khi ông chết, người ta buộc phải tuân theo ý nguyện cuối đời và đốt hết mọi tài liệu. Ai biết, liệu trong đó cũng ẩn vài tia chớp trí tuệ khác nữa?

Lê Quang
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.