A+ A A- Kiểu đọc sách

Thực hiện nghiêm Thông điệp 5T, 'pháo đài' trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

21:44 01/09/2021
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 31/8 đến 17 giờ ngày 1/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận có thêm 11.434 ca nhiễm mới; trong đó 5 ca nhập cảnh; 11.429 ca trong nước.

Vaccine Covid-19 - vũ khí chủ lực trong chiến lược '5K cộng'

Vaccine Covid-19 - vũ khí chủ lực trong chiến lược '5K cộng'

Việt Nam đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19 ở 3 đợt bùng phát trước đây. Tuy nhiên, để duy trì thành tích này thì nước ta cần đẩy nhanh việc sử dụng 'vũ khí chủ chốt' trong cuộc chiến với SARS-CoV-2 ở đợt bùng phát thứ tư – vaccine.

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận số ca mắc cao nhất nước (5.368 ca); tiếp đó là Bình Dương (3.440 ca); Đồng Nai (759 ca); Long An (594 ca); Tiền Giang (194 ca); Khánh Hòa (112 ca); Kiên Giang (106 ca); Quảng Bình (103 ca). Trong số này có 6.759 ca trong cộng đồng.

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 473.530 ca mắc COVID-19; trong đó có 248.722 ca được điều trị khỏi bệnh; 11.868 ca tử vong. Hiện, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 4.032 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 1.227 ca; thở máy không xâm lấn: 144 ca; thở máy xâm lấn: 907 ca; ECMO: 24 ca.

Để bảo đảm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội Bộ Y tế kêu gọi người dân thực hiện Thông điệp 5T - “Pháo đài”: Tuân thủ nghiêm 5K; Thực phẩm đủ tại nhà; Thầy, thuốc đến tận gia: Test COVID tất cả; Tiêm chủng tại phường/xã

Để nền y học Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới

Chiều 1/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp gỡ, làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành Y tế, các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu ngành y dược học; đại diện các hội đồng khoa học và cơ quan quản lý khoa học ngành Y tế.

Dịch Covid-19, Thực hiện thông điệp 5T, Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, thực hiện nghiêm Thông điệp 5T, nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 thực hiện thông điệp 5T
Để đảm bảo phòng dịch, người mua hàng và người bán đều không tiếp xúc trực tiếp. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Sau khi lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nhân tố cốt lõi để Việt Nam đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh có thể khái quát hóa 3 trụ cột chính là: Sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của Nhân dân; việc ứng dụng các biện pháp khoa học chống dịch, dự phòng bằng vaccine và các biện pháp chữa trị cùng với thuốc.

Do đó Thủ tướng cho rằng, các cán bộ y tế là trụ cột quan trọng trong công tác chống dịch; đồng thời mong muốn các nhà khoa học tiếp tục đóng góp về biện pháp khoa học chống dịch. Để chiến thắng dịch COVID-19 nói riêng và dịch bệnh nói chung, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần sự cố gắng, nhiệt huyết hơn nữa của đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển nền y học Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Trước tình hình khan hiếm vaccine và thuốc chữa COVID-19 hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia tận dụng tối đa sự liên kết với mạng lưới các nhà khoa học, các tổ chức khoa học trên thế giới để tìm kiếm các nguồn cung vaccine, thuốc điều trị COVID-19 cho Việt Nam và hướng dẫn khám chữa bệnh COVID-19 cho Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Y tế ban hành Chỉ thị về tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch

Ngày 1/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ trưởng Y tế yêu cầu người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm COVID-19; tăng cường tập huấn cho cán bộ y tế về chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19, hồi sức cấp cứu, sử dụng máy thở; tập huấn về lấy mẫu, xét nghiệm; thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm chéo. Chuẩn bị nhân lực sẵn sàng chi viện cho các địa phương...

Đối với công tác y tế dự phòng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly.

Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và các địa phương đang triển khai các Trạm Y tế lưu động, tiếp tục tăng cường thực hiện và vận hành hiệu quả mô hình này; thực hiện tốt chương trình điều trị có kiểm soát người mắc COVID-19 tại nhà, cộng đồng và triển khai gói chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà. Các địa phương khác chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai Trạm Y tế lưu động; đảm bảo đủ máy thở, oxy y tế, giường bệnh, thuốc điều trị…đối với các cơ sở điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Dịch Covid-19, Thực hiện thông điệp 5T, Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, thực hiện nghiêm Thông điệp 5T, nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 thực hiện thông điệp 5T
Duy trì sản xuất ở các “vùng xanh” trong bối cảnh dịch COVID-19

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh thuốc

Ngày 1/9, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19. Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19. Các trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm. Khi phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, các đơn vị phải kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo hệ thống cơ quan giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá các thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi; tích cực phối hợp các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra khi được yêu cầu.

Thêm hơn 2 triệu liều vaccine COVID-19 Astra Zeneca về Việt Nam

Theo thông báo của nhà nhập khẩu, Việt Nam vừa nhận được hơn 2 triệu liều vaccine AstraZeneca thuộc 3 lô, lô thứ 3 vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, nâng tổng số vaccine từ các nguồn Việt Nam đã và sẽ nhận được tính đến ngày 1/9 là xấp xỉ 29,5 triệu liều.

Trong số này có 10,1 triệu liều Bộ Y tế mua thông qua VNVC, 3 triệu liều Nhật Bản tài trợ, 6 triệu liều Mỹ tài trợ thông qua cơ chế COVAX...

Ngày 1/9, Bộ Y tế  đã có công văn gửi các Sở Y tế tỉnh, Bộ Công an, Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng... và một số đơn vị liên quan về việc tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19.

Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, tính đến ngày 29/8, Việt Nam đã tiêm hơn 19,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó đã có hơn 14,7 triệu người đã được tiêm 1 liều và hơn 2,5 triệu người tiêm đủ 2 liều.

Để đảm bảo tiêm đủ mũi, đủ thời gian, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát các đối tượng đã tiêm mũi 1 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 đủ thời gian tại đơn vị mình. Các đơn vị chủ động tổ chức tiêm chủng ngay khi tiếp nhận từng đợt vaccine.

Cơ sở tiêm chủng sử dụng loại vaccine để tiêm mũi 2 theo hướng dẫn tại Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 của Bộ Y tế về tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19.

Cùng ngày, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương; Đồng Nai; Long An về việc sử dụng vaccine COVID-19

Bộ Y tế đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương báo cáo ngay tiến độ và kết quả tiêm chủng vaccine COVID-19 tại địa phương tính đến ngày 2/9/2021, nêu rõ số đối tượng tiêm 1 mũi, 2 mũi; tỷ lệ vaccine đã sử dụng so với số vaccine đã được phân bổ; kế hoạch tiêm số vaccine đã được cấp; Trong thời gian tới dự kiến số đợt tiêm, số lượng vaccine cụ thể của từng đợt và thời gian tiêm cụ thể của từng đợt; Báo cáo đề nghị gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 6/9/2021 để làm cơ sở cung ứng các đợt vaccine tiếp theo.

Việt Nam đã tiếp nhận hơn 29 triệu liều vaccine COVID-19 từ các nguồn khác nhau, gồm: Hơn 19 triệu liều vaccine AstraZeneca, hơn 5 triệu liều vaccine Moderna, khoảng 3 triệu liều vaccine Pfizer, 2,5 triệu liều vaccine Sinopharm và 12.000 liều vaccine Sputnik V. Bộ Y tế đã phân bổ hầu hết số vaccine đã tiếp nhận về các địa phương, đơn vị.

Nhiều bệnh nhân nặng và nguy kịch đủ điều kiện ra viện

Để tăng cường hệ thống oxy cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 15.000 giường bệnh có gọng thở oxy, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị UBND Thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp lập hồ sơ trình phê duyệt và thực hiện xây dựng công trình khẩn cấp theo quy định, triển khai thi công hoàn thành lắp đặt tại các bệnh viện.

Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND Thành phố chấp thuận việc lập các trạm chuyển oxy hóa lỏng và sử dụng xe bồn làm tạm trung chuyển oxy lỏng lưu động; giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tìm thêm nguồn oxy lỏng. Sở Xây dựng đề nghị Bộ Tư lệnh Thành phố hỗ trợ vận chuyển chai oxy cho bệnh viện, Sở Giao thông Vận tải giao 10 xe tải 5 tấn cho Bộ Tư lệnh điều động. Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh về bồn oxy lỏng đã giao cho Công ty Oxy Đồng Nai và Công ty Sovigaz cung cấp lắp đặt theo thực tế, làm cơ sở để điều chỉnh hợp đồng.

Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng đề nghị Thành đoàn Thành phố chịu trách nhiệm vận chuyển, phân phối chai oxy cho các trạm y tế lưu động, điểm tập kết oxy tại các quận, huyện. Lực lượng thanh niên xung phong giao 7 xe tải và Sở Giao thông Vận tải giao 150 xe taxi tham gia chương trình vận chuyển chai oxy cho Thành đoàn Thành phố điều động.

Ngày 1/9, Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai tại Bệnh viện Dã chiến số 16 Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ xuất viện cho 7 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch.

Hiện Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 đang điều trị cho hơn 300 bệnh nhân nặng từ các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Dù mới chỉ gần một tháng đi vào hoạt động, nhưng đã có hơn 200 bệnh nhân từ nặng và nguy kịch chuyển sang nhẹ, tốc độ hồi phục rất tốt. Ngoài 7 bệnh nhân được xuất viện hôm nay thì còn có 23 bệnh nhân khác cơ bản đủ điều kiện để ra viện. Trung tâm sẽ làm các thủ tục cuối cho các bệnh nhân này được về địa phương. Mỗi bệnh nhân trước khi xuất viện đều được thực hiện đầy đủ các quy trình xét nghiệm, lâm sàng.

Cũng trong ngày 1/9, thông tin từ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đã phối hợp đa chuyên khoa, cứu sống mẹ con sản phụ suy hô hấp, nguy kịch do mắc COVID-19. Đó là trường hợp của bệnh nhân N.T.C (44 tuổi), nhập viện khi mang thai 31 tuần tuổi trong tình trạng khó thở, dương tính với SARS-CoV-2. Các bác sỹ nhận xét, đây là trường hợp bệnh nhân mang thai khi đã lớn tuổi và diễn biến viêm phổi rất nguy kịch, có nhưng giây phút tưởng chừng bệnh nhân không qua khỏi vì tình trạng oxy máu và huyết áp tụt rất thấp. Đến ngày 1/9, bệnh nhân đã 2 lần âm tính liên tục với SARS-CoV-2 và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Áp dụng cao hơn một mức việc giãn cách trong Quốc khánh 2/9

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 1/9/2021 về “Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố”. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu toàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, triệt để, nghiêm túc, có hiệu quả thực chất việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố, đặc biệt là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.

Theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, toàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, triệt để, nghiêm túc, có hiệu quả thực chất việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố, đặc biệt là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9. Đặc biệt, Chỉ thị yêu cầu thành phố cần có các giải pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”. Đối với khu vực “vùng xanh”, giao đồng chí Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...