loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 2/12 đến 16 giờ ngày 3/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.670 ca mắc mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 13.661 ca ghi nhận trong nước (giảm 16 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố; có 8.628 ca trong cộng đồng.
Tối 2/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện hỏa tốc số 26/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.311 ca), Cần Thơ (982 ca), Hà Nội (791 ca), Sóc Trăng (791 ca), Tây Ninh (779 ca), Đồng Tháp (608 ca), Bình Thuận (581 ca), Bến Tre (571 ca), Vĩnh Long (564 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (560 ca), Đồng Nai (496 ca), Cà Mau (489 ca), Bình Phước (477 ca), Khánh Hòa (450 ca), Kiên Giang (350 ca), Bạc Liêu (334 ca), Bình Dương (302 ca), An Giang (285 ca), Trà Vinh (226 ca), Bình Định (204 ca), Hải Phòng (198 ca), Hậu Giang (192 ca), Đắk Lắk (171 ca), Đắk Nông (138 ca).
Nghệ An (133 ca), Thừa Thiên Huế (128 ca), Bắc Ninh (127 ca), Hà Giang (120 ca), Đà Nẵng (119 ca), Tiền Giang (117 ca), Long An (112 ca), Thái Nguyên (98 ca), Lâm Đồng (98 ca), Ninh Thuận (82 ca), Thanh Hóa (73 ca), Quảng Nam (67 ca), Gia Lai (48 ca), Phú Thọ, Hà Tĩnh (mỗi địa phương 45 ca), Vĩnh Phúc (40 ca), Quảng Ngãi (39 ca), Nam Định (38 ca), Phú Yên (37 ca), Hải Dương (34 ca), Tuyên Quang (30 ca), Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang (mỗi địa phương 26 ca), Hòa Bình (23 ca), Yên Bái (19 ca), Quảng Bình, Kon Tum (mỗi địa phương 16 ca), Lào Cai, Quảng Ninh (mỗi địa phương 7 ca), Cao Bằng (5 ca), Bắc Kạn (4 ca), Hà Nam (3 ca), Điện Biên (2 ca), Sơn La (1 ca).
Ngày 3/12/2021, sau khi rà soát và bổ sung đầy đủ thông tin, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đăng ký bổ sung thông tin cho 822 ca mắc đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó tại địa phương trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thành phố Hồ Chí Minh (427 ca), Bạc Liêu (158 ca), Bình Dương (112 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (292 ca), Hải Phòng (161 ca), Đắk Lắk (113 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.649 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.280.780 ca mắc, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.993 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.275.518 ca, trong đó có 1.003.642 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (475.182 ca), Bình Dương (283.589 ca), Đồng Nai (88.726 ca), Long An (38.516 ca), Tây Ninh (30.904 ca).
Trong ngày,1.149 ca được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.006.459 ca.
6.449 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó: 4.219 ca thở ô xy qua mặt nạ; 1.366 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 189 ca thở máy không xâm lấn; 661 ca thở máy xâm lấn;14 ca ECMO.
Ngày 3/12, cả nước ghi nhận 200 ca tử vong: tại Thành phố Hồ Chí Minh có 68 ca, trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Long An, Vĩnh Long, Bình Dương, Đắc Nông, Tiền Giang (mỗi địa phương 1 ca), Tây Ninh (2 ca). Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (22 ca), An Giang (16 ca), Bình Dương (14 ca), Cần Thơ (13 ca), Tây Ninh (10 ca), Tiền Giang (9 ca), Kiên Giang (8 ca), Vĩnh Long, Long An (mỗi địa phương 7 ca), Bình Thuận (5 ca), Đồng Tháp (4 ca), Bạc Liêu, Sóc Trăng (mỗi địa phương 3 ca), Bình Phước, Hà Nội, Cà Mau (mỗi địa phương 2 ca), Ninh Thuận, Hà Giang, Hoà Bình, Lâm Đồng, Hậu Giang (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 188 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.858 ca, chiếm 2% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 222.341 xét nghiệm cho 444.580 lượt người; từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 26.736.470 mẫu cho 69.433.777 lượt người.
Ngày 2/12 có 710.914 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 125.857.027 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 72.632.858 liều, tiêm mũi 2 là 53.224.169 liều.
Bộ Y tế cho biết, tại nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hàng ngày trong cộng đồng, số mắc mới đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây. Dịch bệnh lưu hành rộng, luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trong cộng đồng, có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. Sự lây lan nhanh của biến thể mới Omicron trên thế giới cũng làm tăng nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới vào nước ta.
Do vậy, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương cần chủ động giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến thể mới; Xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định; Tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.
Theo các các chuyên gia y tế, những người đã được tiêm chủng vaccine vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người đã được tiêm vaccine, khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm.
Tuy vậy, những người đã tiêm vaccine, khi mắc bệnh vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. Mặt khác, khi một người đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19, khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là phòng dịch COVID-19, không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ khác. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
TTXVN
loading...