loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Đã có nhiều báo cáo về tình trạng giảm khả năng khuếch tán trong chức năng của phổi ở những bệnh nhân COVID-19 thể nặng và điều này góp phần gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19. Hơn nữa, phần lớn bệnh nhân nhập viện do COVID-19 bị suy giảm chức năng phổi.
Thuốc Ivermectin đã được đánh giá là phương thuốc thay thế để chữa bệnh COVID-19 mặc dù thiếu bằng chứng rõ ràng chứng tỏ hiệu quả của loại thuốc đặc trị ký sinh trùng trong việc phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19.
Các nhà khoa học cho biết có khó khăn trong việc đánh giá tác động của virus SARS-CoV-2 đối với chức năng phổi bằng phương pháp đo dung tích của phổi vì chức năng phổi của mọi người rất khác nhau.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những người có chức năng phổi cao hơn mức trung bình đã suy giảm đáng kể hậu COVID-19. Quan trọng là những nghiên cứu này cho thấy những bất thường ở phổi xảy ra trong quá trình mắc COVID-19 nặng đã cải thiện sau khi hết virus.
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận các triệu chứng hậu COVID-19 với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng về mức độ suy giảm chức năng phổi ở người trưởng thành trẻ tuổi mắc COVID-19 thể nhẹ.
Trong một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology: Global, các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá liệu nhiễm virus SARS-CoV-2 có gây tác động đến chức năng phổi ở những người trưởng thành trẻ tuổi mắc COVID-19 từ thể nhẹ đến trung bình hay không.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá thêm các điều kiện sức khỏe nền đã có trước khi mắc COVID-19 như hen suyễn, mẫn cảm dị ứng hoặc sử dụng corticosteroids dạng xịt (ICS) có ảnh hưởng đến chứng năng phổi hay không.
Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được đánh giá chức năng phổi trong 2 giai đoạn từ năm 2016-2019 (trước khi dịch COVID-19 bùng phát và từ năm 2020-2021 sau khi đại dịch bùng phát. Các nhà nghiên cứu đã thu được dữ liệu về độ nhạy huyết thanh dựa trên nồng độ huyết thanh của globulin miễn dịch vùng gắn kết thụ thể SARS-CoV-2 (Ig) G, IgM và / hoặc IgA.
Sự thay đổi trong chức năng phổi được ghi nhận theo tỷ lệ phần trăm dự đoán (pp) từ trước đến sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Dữ liệu huyết thanh học thu được trước và sau khi bùng phát đại dịch đã được so sánh. Những thay đổi trong chức năng phổi ở các ứng cử viên có huyết thanh dương tính cũng được phân tích theo tình trạng mẫn cảm dị ứng và việc sử dụng ICS mà các tình nguyện viện báo cáo.
Các nhà nghiên cứu không thấy bất kỳ bằng chứng nào về suy giảm chức năng phổi liên quan đến COVID-19 ở người trưởng thành trẻ tuổi có hoặc không có bệnh nền hen suyễn.
Ngoài ra, không có mối liên hệ nào giữa mẫn cảm dị ứng hoặc sử dụng ICS với sự thay đổi chức năng phổi ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Một số ít tình nguyện viên tham gia nghiên cứu mắc bệnh hen suyễn có kháng thể IgM có biểu hiện bệnh hen có nguy cơ xấu đi so với nhóm có huyết thanh âm tính với bệnh hen suyễn. Điều này có thể là do cơn hen kịch phát khi mắc COVID-19.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhiễm trùng đường hô hấp do virus là nguyên nhân phổ biến gây hen suyễn cấp. Những nghiên cứu này cũng cho thấy chức năng phổi ở trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 không chịu bất kỳ tổn thương nào.
Một số ít người trưởng thành mắc COVID-19 bị các đợt hen suyễn cấp, song mẫn cảm dị ứng không ảnh hưởng đến chức năng phổi ở nhóm huyết thanh dương tính.
Nghiên cứu này cho thấy người trưởng thành trẻ tuổi mắc COVID-19 thể nhẹ đến trung bình không bị suy giảm chức năng phổi.
Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy những tình nguyện viện mắc bệnh hen suyễn bị tổn thương chức năng phổi lâu dài. Mẫn cảm dị ứng hoặc sử dụng ICS cũng không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng phổi của những tình nguyện viên dương tính với virus SARS-CoV-2.
Thanh Hương/TTXVN
loading...