Rủi ro khó lường với Trung Đông sau diễn biến bất ổn tại Iraq

Tình hình tại Iraq trở nên bất ổn khi hàng nghìn người biểu tình ủng hộ lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi bao vây và tấn công phá hoại tòa nhà đại sứ quán Mỹ nhằm phản đối các cuộc không kích của quân đội Mỹ khiến hàng chục tay súng thuộc một nhánh của lực lượng này thiệt mạng.
04/01/2020 07:47

(Thethaovanhoa.vn) - Tình hình tại Iraq trở nên bất ổn khi hàng nghìn người biểu tình ủng hộ lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi bao vây và tấn công phá hoại tòa nhà đại sứ quán Mỹ nhằm phản đối các cuộc không kích của quân đội Mỹ khiến hàng chục tay súng thuộc một nhánh của lực lượng này thiệt mạng.

Iraq cáo buộc Israel đứng sau các vụ tấn công lực lượng bán quân sự

Iraq cáo buộc Israel đứng sau các vụ tấn công lực lượng bán quân sự

Ngày 30/9, kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã cáo buộc Israel đứng sau các vụ tấn công nhằm vào các lực lượng bán quân sự tại Iraq. Đây là lần đầu tiên Baghdad trực tiếp chỉ trích Israel về các vụ việc liên quan.

Vụ việc đã trở thành tâm điểm gây tranh cãi giữa Mỹ và Iran, khiến cuộc đối đầu chưa có hồi kết giữa hai bên thêm trầm trọng, đẩy Iraq vào thế khó cũng như tạo ra rủi ro khó lường cho khu vực Trung Đông vốn đầy bất ổn. Và tiếp theo, Trung Đông lại rúng động với vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Iran Soleimani bên ngoài sân bay Baghdad ở Iraq.

Diễn biến đáng lo ngại        

Căng thẳng tại Iraq xuất phát từ vụ quân đội Mỹ tiến hành các cuộc không kích tại Iraq và Syria, nhằm vào nhóm vũ trang Kata'ib Hezbollah (KH) gồm chủ yếu là các tay súng người Hồi giáo dòng Shi'ite thân Iran, thành viên lực lượng bán quân sự Hashd al-Shaabi khiến 25 tay súng thuộc một nhánh của lực lượng này thiệt mạng hôm 29-12-2019. Phía Mỹ cho rằng KH đã gây ra vụ tấn công bằng rocket nhằm vào một căn cứ quân sự Mỹ ở tỉnh Kirkuk, miền Bắc Iraq ngày 27-12  làm một nhà thầu người Mỹ thiệt mạng và nhiều quân nhân Mỹ bị thương.   

Chú thích ảnh
Xe ô tô bốc cháy sau vụ không kích do Mỹ tiến hành tại sân bay quốc tế thủ đô Baghdad, Iraq, ngày 3/1/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hành động của Mỹ không chỉ vấp phải sự chỉ trích của Iran, Syria hay Nga, mà ngay cả Iraq cũng phản đối gay gắt bởi Hashd al-Shaabi là một phần của hệ thống lực lượng vũ trang Iraq. Thủ tướng tạm quyền Iraq Adel Abdul Mahdi khẳng định cuộc không kích của quân đội Mỹ nhằm vào các lực lượng vũ trang Iraq là hành động "không thể chấp nhận được và sẽ gây hậu quả nguy hiểm", trong khi Bộ Ngoại giao Iraq tuyên bố đây là "hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Iraq, đáng bị lên án, đi ngược lại tất cả nguyên tắc và luật pháp làm nền tảng cho quan hệ giữa các nhà nước".   

Ngày 31-12-2019, hàng nghìn người Iraq đã biểu tình tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad để phản đối các cuộc không kích của quân đội Mỹ, đòi các lực lượng Mỹ rút hoàn toàn khỏi Iraq. Đỉnh điểm là việc hàng nghìn người biểu tình ủng hộ lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi ở Iraq bao vây và tấn công phá hoại tòa nhà Đại sứ quán Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, người biểu tình Iraq có thể lọt vào trong khuôn viên Đại sứ quán Mỹ, vốn được bao bọc bởi một loạt trạm kiểm soát ở khu vực Vùng Xanh được bảo đảm an ninh cao tại trung tâm thủ đô của Iraq. Đám đông người biểu tình tràn qua các địa điểm kiểm tra an ninh, phá cửa xông vào và phóng hỏa tại khu vực tiếp đón, buộc lực lượng bảo vệ khu tổ hợp phải dùng hơi cay để giải tán. Nhiều người biểu tình đã dựng lều trại xung quanh đại sứ quán Mỹ tại Iraq đêm 31-12-2019.   

Hành động này đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều quan chức cấp cao khác của Mỹ tỏ ra bất bình. Tổng thống Mỹ Trump đã cáo buộc Iran về vụ người biểu tình tấn công đại sứ quán Mỹ tại Iraq, cảnh báo Tehran "phải chịu trách nhiệm cho việc này". Tuy nhiên, ngay lập tức Iran đã lên tiếng phủ nhận đồng thời chỉ trích việc Washington đổ lỗi cho Iran về tình hình bạo lực ở Iraq.   

Ngày 2-1-2020, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Hossein Salami tuyên bố Tehran không hướng tới một cuộc chiến tranh song sẽ không sợ trước bất kỳ cuộc xung đột nào. Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran dẫn lời Tướng Salami cho hay: "Chúng tôi không đưa đất nước tới chiến tranh, nhưng chúng tôi không sợ bất kỳ cuộc chiến nào và chúng tôi yêu cầu Mỹ nói chuyện đúng sự thật về quốc gia Iran".        

Trong khi đó, Tư lệnh Lục quân Iran, Thiếu tướng Abdolrahim Mousavi tuyên bố lực lượng vũ trang nước này theo dõi mọi động thái và "sẽ đáp trả dứt khoát" cũng như "cho đối thủ thấy năng lực của mình" nếu tình hình leo thang căng thẳng.       

Sau vụ người biểu tình Iraq xông vào bên trong khu vực Đại sứ quán Mỹ hôm 31-12-2019, Washington đã quyết định triển khai thêm lính thủy đánh bộ tới Đại sứ quán nước này ở Baghdad nhằm tăng viện cho phái bộ ngoại giao. Ngoài số lính thủy đánh bộ đã được triển khai tức thời tới Đại sứ quán Mỹ ở Iraq, có nguồn tin cho rằng sẽ có thêm hơn 3.000 lính Mỹ được điều động tới khu vực trong vài ngày tới.         

Tình hình Iraq trở nên nghiêm trọng khi rạng sáng ngày 3-1-2019, quân đội Iraq cho biết rocket đã được bắn vào sân bay thủ đô Baghdad, với mục tiêu là đoàn xe quân sự của lực lượng Hashed al-Shaabi.   

Cũng trong ngày 3-1, hãng tin Reuters dẫn nguồn Lầu Năm Góc cho biết người đứng đầu đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani đã thiệt mạng trong cuộc không kích rạng sáng cùng ngày do Mỹ tiến hành nhằm vào đoàn xe chở quan chức này tại sân bay quốc tế thủ đô Baghdad, Iraq.         

Trong một tuyên bố, Lầu Năm Góc nêu rõ "cuộc không kích nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai và bảo vệ cho người Mỹ ở nước ngoài" và chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra chỉ thị về vụ tấn công này. Trong khi đó, Đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin IRGC xác nhận Thiếu tướng Soleimani đã thiệt mạng trong vụ không kích do các lực lượng Mỹ tiến hành tại thủ đô Baghdad.        

Một chỉ huy của lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi ở Iraq Abu Muntathar al-Hussaini cho biết đoàn xe của Thiếu tướng Soleimani và Phó Chỉ huy lực lượng này là Abu Mahdi al-Muhandis đã bị trực thăng Mỹ bắn liên tiếp hai quả tên lửa hành trình, khi đang trên đường tới sân bay quốc tế tại thủ đô Baghdad. Chiếc xe thứ hai chở các nhân viên an ninh của lực lượng Hashed al-Shaabi cũng bị trúng một quả rocket.

Chú thích ảnh
Lực lượng an ninh Iraq gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad khi người biểu tình ủng hộ phiến quân Hashed al-Shaabi tập trung tại đây, ngày 1/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Rủi ro khó lường      

Những diễn biến đáng lo ngại trong những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình Iraq đang chìm trong những bất ổn an ninh, bế tắc chính trị và khủng hoảng kinh tế-xã hội.   

Chính trường Iraq rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng khi đất đồng giữa Tổng thống Barham Saleh và Quốc hội Iraq, mà thực chất là bất đồng giữa các sắc tộc và giáo phái, khiến nước này chưa tìm được thủ tướng thay thế ông Mahdi, nhân vật thuộc dòng Hồi giáo Shi'ite, đã tuyên bố từ chức đầu tháng 12 sau làn sóng biểu tình bùng phát từ tháng 10 năm ngoái tại thủ đô Baghdad và nhiều thành phố khác ở miền trung và nam Iraq.   

Trong khi đó, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình đòi chính quyền tiến hành cải cách toàn diện, cải thiện các dịch vụ công, tạo việc làm và chấm dứt nạn tham nhũng. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, người dân Iraq nhận thức sâu sắc giá trị của tự do và hòa bình. Làn sóng biểu tình hiện nay ở Iraq không chỉ thể hiện yêu cầu của người dân về một nền kinh tế được phục hồi, mà còn phản ánh nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, không có sự can thiệp của bên ngoài. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng vũ trang Iraq trong các cuộc biểu tình này khiến ít nhất 460 người thiệt mạng và 17.000 người bị thương. Trong khi đó, nền kinh tế cũng như hệ thống hạ tầng của Iraq, vốn bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến kéo dài 3 năm chống lại các tay súng khủng bố "Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, vẫn chưa thể hồi phục, hậu quả là cứ 5 người Iraq thì có 1 sống trong cảnh nghèo khổ và tỷ lệ thanh niên, vốn chiếm 60% dân số Iraq, bị thất nghiệp là khoảng 25%.        

Trên thực tế thì sau những biến động năm 2003 khi Mỹ và liên quân tấn công Iraq, dẫn tới sự ra đi của nhà lãnh đạo khi đó Saddam Hussein, đất nước Iraq chưa có ngày bình yên do tình trạng chia rẽ sắc tộc và mâu thuẫn giáo phái trầm trọng giữa 3 giáo phái lớn nhất nước này: người Arab dòng Hồi giáo Shi’ite, người Arab dòng Sunni và người Kurd. Tình hình rối ren tại Iraq là một trong những nguyên nhân khiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng trỗi dậy. Ngay cả khi Iraq tuyên bố tiêu diệt hoàn toàn IS trên lãnh thổ nước này hồi tháng 12-2017 và một hệ thống chính trị mới đã được thiết lập trên cơ sở đại diện các giáo phái và sắc tộc, sự chia rẽ trên chính trường và ảnh hưởng chi phối của các thế lực từ bên ngoài đối với các phe phái ở Iraq, trong đó Mỹ và cùng đồng minh Saudi Arabia được cho là hậu thuẫn người Hồi giáo dòng Sunni còn Iran đứng sau người Hồi giáo dòng Shi’ite, khiến đất nước Trung Đông liên tục rơi vào bất ổn. Với diễn biến phức tạp trên chính trường Iraq hiện nay, việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng toàn diện ở quốc gia Trung Đông này không dễ dàng, nếu các phe phái trong nước tiếp tục bị sự chi phối của các thế lực bên ngoài.        

Hơn nữa, là một quốc gia từng bị giằng xé bởi bạo lực và xung đột giáo phái, Iraq đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì nền hòa bình mong manh hiện nay và chỉ một "mồi lửa" của khu vực cũng có thể đẩy đất nước này trở lại tình cảnh xung đột và nội chiến triền miên. Có thể thấy Iraq thực ra muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng Iran, do sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chính trị, trong khi vẫn có thể duy trì quan hệ “ổn định” với Mỹ vì lợi ích quốc gia. Mặc dù vậy, tình hình hiện có vẻ như đang nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Baghdad, khiến Iraq có nguy cơ trở thành “ván cờ” của các thế lực trong và ngoài khu vực đang tranh giành ảnh hưởng và lợi ích.        

Không chỉ khiến tình hình Iraq thêm bất ổn mà những diễn biến đáng lo ngại tại Iraq trong những ngày qua còn khoét sâu thêm căng thẳng giữa Mỹ và Iran, khiến những "ngòi nổ âm ỉ" tại khu vực có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Chỉ huy cấp cao nhóm Hashd al-Shaabi đã cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ nhằm vào các lực lượng Mỹ tại Iraq sau các cuộc không kích của quân đội Mỹ, động thái có thể khiến vòng xoáy bạo lực tại Iraq không bao giờ có điểm dừng. Mặt khác, khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang, cả hai nước đều sẽ sử dụng Iraq như một mặt trận mới với những mục đích riêng.

Trong kịch bản đó, cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội ở Iraq có nguy cơ lâm vào bế tắc khi quốc gia này đang trở thành một mặt trận mới chứng kiến sự đối đầu giữa Mỹ và Iran. Tình trạng bất ổn ở Iraq cũng có thể tạo cơ hội cho IS trỗi dậy và tái hợp lực lượng.        

Những diễn biến bất ổn mới tại Iraq cho thấy chính quyền Baghdad đang ở trong thế kẹt trong cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Iran, khi cả hai nước đều có ảnh hưởng và lợi ích đáng kể tại Iraq. Các chuyên gia nhận định, chính sách khó lường của Mỹ tại Trung Đông hay lập trường cứng rắn của Iran đều có thể tạo thêm nhiều rủi ro, khiến tình hình tại "điểm nóng" Trung Đông thêm bất ổn.

Thanh Lâm/TTXVN (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.