Phát hiện răng khổng lồ của loài bò sát biển cổ đại ở dãy núi Alps
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bonn (Đức) ngày 28/4 cho biết hóa thạch của 3 loài ichthyosaur - loài bò sát biển khổng lồ sống ở đại dương nguyên thủy, đã được phát hiện ở trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ, trong đó có chiếc răng lớn nhất.
Với thân thon dài và đầu nhỏ, loài leviathan tiền sử nặng tới 88 tấn và dài 20 m. Đây là một trong những loài động vật lớn nhất trên thế giới. Chúng xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 250 triệu năm vào đầu kỷ Trias và loài giống cá heo nhỏ hơn đã tồn tại cho đến 90 triệu năm trước.
Tuy nhiên, hầu hết các loài ichthyosaur khổng lồ đã không còn tồn tại cách đây 200 triệu năm. Không giống như khủng long, ichthyosaur hầu như không để lại dấu vết hóa thạch và vì vậy chúng vẫn là sinh vật bí ẩn cho đến ngày nay.
Các mẫu hóa thạch này có niên đại cách đây 205 triệu năm, được khai quật từ năm 1976 đến 1990 trong các cuộc khảo sát địa chất, nhưng chỉ vừa được phân tích chi tiết.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Bonn, các mẫu vật này được phát hiện ở độ cao 2.800m. Trong cuộc đời, cả 3 loài này đã bơi ở vùng nước xung quanh siêu lục địa Pangea, nhưng do kiến tạo mảng và sự uốn lượn của dãy Alps, các hóa thạch này đã được đẩy lên vị trí ngày một cao.
- Sinh vật biển đe dọa quá trình tổ chức Olympic
- Nghẹt thở video những sinh vật biển bị rác thải nhựa bức tử
Trước đây, ichthyosaur được cho là chỉ sống ở đại dương sâu, nhưng những tảng hóa thạch được cho là ở dưới đấy của một khu vực ven biển nông. Có 2 bộ xương được tìm thấy, trong đó có 1 bộ gồm 10 mảnh xương sườn và 1 đốt sống, cho thấy con vật dài khoảng 20 mét, lớn hơn hoặc nhỏ hơn loài ichthyosaur lớn nhất từng được tìm thấy ở Canada. Con vật thứ hai có chiều dài 15 m dựa trên ước tính từ 7 đốt sống được tìm thấy.
Các nhà khoa học đặc biệt ấn tượng với chiếc răng được tìm thấy, có đường kính gốc là 60 mm, mẫu vật lớn nhất trong hộp sọ hoàn chỉnh và thuộc một loài ichthyosaur dài gần 18 m.
Ngọc Hà/TTXVN