loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác.
Ngày 30/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg cho biết tổ chức này đã mời ông Joe Biden - người được truyền thông Mỹ đưa tin đã đắc cử Tổng thống thứ 46 của Mỹ, tham dự dự Hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này tại Brussels (Bỉ) vào đầu năm tới sau khi ông nhậm chức.
Sau đó, Tổng thống Biden dự định đến Ba Lan, nước đồng minh có chung biên giới với Ukraine.
Phát biểu với báo giới tại Washington ngày 22/3, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu, Tổng thống Biden sẽ cùng lãnh đạo các nước đồng minh thảo luận về tình hình hiện nay tại Ukraine, cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine cũng như xem xét siết chặt các biện pháp hiện có.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Sullivan, Tổng thống Biden cũng sẽ làm việc với các lãnh đạo các nước NATO để có những điều chỉnh lâu dài hơn đối với việc bố trí lực lượng NATO và tuyên bố "hành động chung" nhằm tăng cường an ninh năng lượng ở châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga. Dự kiến, Tổng thống Mỹ cũng sẽ công bố những khoản đóng góp bổ sung hỗ trợ Ukraine.
Sau khi Brussels, Tổng thống Biden sẽ tới Ba Lan, hội đàm với người đồng cấp Andrzej Duda, gặp binh sĩ Mỹ cũng như các chuyên gia liên quan đến hoạt động ứng phó nhân đạo trong chiến tranh tại đây.
Mỹ và các đồng minh đã thực hiện các lệnh trừng phạt sâu rộng chống lại Nga và cung cấp hàng tỷ USD vũ khí và viện trợ cho Kiev sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã cam kết không điều binh sĩ Mỹ đến Ukraine.
Xuân Phong/TTXVN
loading...