loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Tính từ 16h ngày 10/12 đến 16h ngày 11/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.141 ca nhiễm mới, trong đó có 16.104 ca ghi nhận trong nước.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Người Hà Nội tới Vinmart, Bệnh viện Thanh Nhàn và 17 địa điểm liên quan ca mắc COVID-19 cần liên hệ y tế ngay
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Ba Đình - Hà Nội tối 12/12 thông báo tất cả những người từng đến các địa điểm sau nhanh chóng liên hệ với cơ quan Y tế:
1. Từ ngày 1 đến ngày 6/12 tại địa chỉ số 2 Hồ Giám, Đống Đa.
2. Từ 4h đến 11h ngày 1 đến 10/12: tại quán nước chè P107 nhà I, khu 7,2ha, phường Vĩnh Phúc.
3. Ngày 5/12: tại 3 điểm
+ Từ 9h30-10h30 tại quán cafe Mùa hè - D3 Giảng Võ
+ Trưa tại quán bún chả - 14 Đoàn Thị Điểm.
+ 17h-18h tại siêu thị Vinmart - Số 23 Cửa Bắc
4. Ngày 6/12, tại 2 điểm:
+ Sáng 9h30p tại Trung tâm massage trị liệu AIA Hàn Quốc, đường Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông.
+ Từ 15h45 - 16h15 có đến Phòng khám đa khoa Hàng Bún tại 123 Nghĩa Dũng.
5. Ngày 7/12, tại 4 điểm:
+ Từ 9h-10h và từ 13h30-14h30 tại khoa Nội tiết - Bệnh viện Thanh Nhàn.
+ Từ 10h-10h15, tại quán bún số 77/16 phố Hai Bà Trưng.
+ Từ 12h-14h tại Lẩu cua đồng Hương xưa - D19, BT8, KĐT Việt Hưng, Long Biên.
+ Từ 15h30-17h30 tại quán Trà chanh Bụi phố số 114 Đào Tấn.
6. Ngày 8/12, tại 4 điểm:
+ Hàng rau ở cuối chợ ngõ 6 Vĩnh Phúc
+ Từ 8h00 đến 10h30 tại tòa nhà HL Tower, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy (chương trình hiến máu tính nguyện)
+ Từ 19h-20h30 tại quán Chai Talay số 5 Khương Trung.
+ Từ 19h00 - 20h00 tại siêu thị Vinmart 31 Tân Ấp.
7. Ngày 9/12: tại Văn phòng Cộng đồng Y-nest coworking tầng 4 số 505 Minh Khai.
8. Ngày 10/12 tại quán cắt tóc - ngõ 36 Đào Tấn
9. Ngày 11/12: tại hàng rau cuối chợ ngõ 6 Vĩnh Phúc, hàng cà chua ở đầu nhà C khu 7,2ha; hàng hoa quả ở nhà D khu 7,2ha.
10. Từ 9h đến 21h hàng ngày từ 6/12 đến nay tại nhà hàng Bò King beefsteak, 45 Đào Tấn.
Tất cả những người từng đến các địa điểm trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội số 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 (CDC Hà Nội).
Hà Nội liên tiếp ghi nhận sự gia tăng ca mắc COVID-19 trong nhiều tuần gần đây. Đặc biệt trong 5 ngày qua số ca mắc mới luôn trên 700 ca/ngày. Cao điểm ngày 12/12 có 895 trường hợp với 357 ca cộng đồng.
Xuất hiện ổ dịch mới trong trường học ở Hải Dương
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương, ngày 12/12 trên địa bàn có thêm 40 ca mắc mới là những trường hợp F1, sàng lọc cộng đồng, sàng lọc bệnh viện, ho sốt cộng đồng và về tử Hà Nội. Những bệnh nhân này thuộc các huyện: Tứ Kỳ, Thanh Hà, Nam Sách, Bình Giang, thị xã Kinh Môn và TP. Hải Dương.
Riêng tại huyện Tứ Kỳ ngày hôm nay có đến 14 ca mắc mới ở các ổ dịch: Công ty GFT, công ty Giày da Đức Hiếu, công ty K&A, công ty Zhixing, xã Hưng Đạo, xã Nguyên Giáp. Bên cạnh đó, địa phương còn có thêm 1 ca bệnh được phát hiện qua ho sốt cộng đồng tại thị trấn Tứ Kỳ.
Đối với các ổ dịch khác gồm: TP. Hải Dương (xã Gia Xuyên, phường Bình Hàn); xã Liên Mạc (huyện Thanh Hà); xã Kim Liên, xã Cổ Dũng, xã Đại Đức (huyện Kim Thành) đều ghi nhận ca mắc mới, là những trường hợp F1, sàng lọc tại bệnh viện và cộng đồng.
Ngoài ra, tại xã Tân Việt (huyện Bình Giang) và xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách) cũng ghi nhận 3 bệnh nhân COVID-19 mới được xác định là F1 của ca mắc trước đó.
Cũng theo ngành Y tế Hải Dương, trong ngày hôm nay trên địa bàn ghi nhận thêm 1 ổ dịch mới gồm 5 ca mắc tại phường Hiệp Sơn (thị xã Kinh Môn, 2 ca sàng lọc cộng đồng, 3 ca F1). Trong đó có 4 trường hợp là học sinh lớp 9 trường THCS trên địa bàn.
Trước đó vào sáng qua (11/12) công dân T.V.S (SN 1979) đưa con trai (học lớp 9) đến Phòng khám Đa khoa Nam Sơn thực hiện test nhanh có kết quả nghi ngờ; tiếp đó anh S. đến Trạm Y tế phường Hiệp Sơn khai báo y tế, được lấy mẫu test nhanh cho kết quả nghi ngờ. Lúc này, hai bố con anh S. được nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh làm xét nghiệm PCR và đều cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng xác định, công dân SN 1979 làm nghề lái xe taxi. Ngày 7/12, ca dương tính có chở nhân viên Trung tâm Y tế thị xã Kinh Môn vào phường Minh Tân để lấy mẫu xét nghiệm.
Khoảng 12h trưa ngày 9/12, công dân đi xe ô tô cá nhân sang tỉnh Quảng Ninh và có vào uống nước tại quán ven đường thuộc phường Hòn Gai (TP. Hạ Long). Thời điểm này, tại quán có nhiều khách, có tiếp xúc với chủ quán không đeo khẩu trang.
Đến hôm sau, con trai bị ho, sốt và được anh S. đi mua thuốc trên địa bàn, quá trình mua thuốc ca dương tính có tiếp xúc với nhân viên bán. Sau khi 2 bố con có kết quả nghi ngờ, cơ quan chức năng tiến hành truy vết những người tiếp xúc gần, gồm bạn học, thầy cô giáo và phát hiện thêm 3 trường hợp học cùng lớp dương tính.
Xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, số F0 ở Hải Phòng tiếp tục tăng
Qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, các địa bàn thành phố Hải Phòng đều xuất hiện F0, trong đó huyện Thủy Nguyên chiếm số ca dương tính SARS-CoV-2 cao nhất với 60 ca.
CDC Hải Phòng vừa thông tin, trong ngày 12/12 toàn thành phố tiếp tục ghi nhận số F0 tăng với 234 ca, nâng tổng số ca mắc lên 2535 ca.
Cũng theo CDC Hải Phòng, trong ngày hôm nay, Hải Phòng có 189 ca được công bố khỏi bệnh, tổng số đã hồi phục xuất viện là 621 ca, đang điều trị 1.911 ca và có 3 ca tử vong, chủ yếu là người có bệnh nền, cao tuổi và thuộc diện không chỉ định tiêm vaccine.
Địa bàn ghi nhận số ca F0 tăng cao là huyện Thủy Nguyên với 60 ca, chủ yếu diện F1 và sàng lọc tại cộng đồng.
Tiếp đến là huyện An Dương với 42 ca, là các F1 và sàng lọc trong cộng đồng, khu công nghiệp.
Tương tự tại quận Lê Chân cũng ghi nhận 23 ca là các F1, các trường hợp qua xét nghiệm sàng lọc tại địa phương được phát hiện dương tính SARS-CoV-2.
Trong ngày, quận Ngô Quyền ghi nhận 21 ca, chủ yếu là các F1 liên quan các ổ dịch trước đó. Huyện Cát Hải cũng xuất hiện F0 tăng vọt với 19 ca trong ngày. Quận Hải An 19 ca, huyện Tiên Lãng 12 ca, quận Dương Kinh 9 ca, huyện An Lão 7 ca, quận Kiến An 5 ca, quận Đồ Sơn 4 ca, huyện Kiến Thụy 4 ca, huyện Vĩnh Bảo 4 ca, quận Hồng Bàng giảm số ca mắc còn 2 ca.... hầu hết số F0 ghi nhận trong ngày đều là diện F1 và qua xét nghiệm sàng lọc tại địa phương.
Tại các điểm cách ly tập trung, trong ngày 12/12 cũng ghi nhận 3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 đang thực hiện cách ly tại khách sạn Lâm Nghiệp.
Hà Nội tiến sát mốc dự báo 1.000 ca
Bản tin COVID-19 ngày 12/12 do Sở Y tế Hà Nội phát đi cho thấy trong 24 giờ qua Thủ đô có 895 ca mắc mới, trong đó có 357 ca cộng đồng - hai mốc kỷ lục mới cùng lúc được thiết lập.
Sở Y tế Hà Nội tối 12/12 thông báo Thủ đô ghi nhận 895 ca nhiễm COVID-19 mới, cao nhất từ trước tới nay, cao hơn kỷ lục hôm 10/12 vừa thiết lập (theo dõi theo biểu đồ dưới đây).
Trong số này, có 357 ca cộng đồng, cao nhất từ khi dịch COVID-19 xảy ra ở Hà Nội. Ngoài ra có 472ca trong khu cách ly và 66 ca trong khu phong toả.
895 ca COVID-19 mới phân bố tại 237 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện: Hoàng Mai (160); Đống Đa (102); Thanh Xuân (61); Gia Lâm (59); Bắc Từ Liêm (57); Thường Tín (50); Tây Hồ (47), Đông Anh (44), Sóc Sơn (34); Hoàn Kiếm (30); Hai Bà Trưng (29); Hà Đông (24); Hoài Đức (23); Phú Xuyên (21); Thanh Oai (18); Thạch Thất, Chương Mỹ (17); Ba Vì (13); Sơn Tây (12); Ba Đình, Mê Linh, Nam Từ Liêm (11); Quốc Oai, Long Biên (10); Đan Phượng (7); Phúc Thọ, Cầu Giấy (5), Mỹ Đức (4); Thanh Trì (2); Ứng Hòa (1)
357 ca cộng đồng phân bố tại 130 xã/phường thuộc 27/30 quận/huyện: Hoàng Mai (139); Đống Đa (31); Thanh Xuân (21); Hoàn Kiếm (20); Tây Hồ (17); Đông Anh (15); Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm (14); Sơn Tây (10); Chương Mỹ (9); Thường Tín (8); Hai Bà Trưng, Quốc Oai (7); Thạch Thất, Gia Lâm (6); Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hà Đông (5), Phú Xuyên, Ba Vì (4), Cầu Giấy, Hoài Đức, Ba Đình (2); Phúc Thọ, Long Biên, Mê Linh, Đan Phượng (1)
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội hôm 9/12 dự báo có thể TP sẽ ghi nhận tới 1.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày trong thời gian tới, dịch diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ rất cao tại tất cả các quận huyện, có thể xuất hiện biến thể Omicron.
Tới hết ngày 11/12, Hà Nội đã tiêm được hơn 12,4 triệu mũi vaccine COVID-19 cho người dân. Với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, có hơn 6,17 triệu người đã tiêm mũi 1 (đạt gần 95% dân số trên 18 tuổi và 71,2% tổng dân số). Trong đó có hơn 5,6 triệu người tiêm đủ 2 mũi (đạt gần 86% dân số trên 18 tuổi và 64,4% tổng dân số).
Riêng với người từ 50 tuổi trở lên, hơn 84% người tiêm đủ 2 mũi. Với trẻ từ 12-17 tuổi, Hà Nội đã tiêm được gần 638.000 mũi vaccine cho trẻ em, đạt tỷ lệ hơn 92% tổng số trẻ trong lứa tuổi này.
Ngày 12/12: Có 14.638 ca mắc COVID-19, Hà Nội tăng kỷ lục chưa từng có với 980 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 12/12 của Bộ Y tế cho biết có 14.638 ca mắc COVID-19 tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 9.377 ca cộng đồng; Hà Nội tăng kỷ lục chưa từng có vói 980 ca.
Thông tin các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 11/12 đến 16h ngày 12/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.638 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 14.621 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.483 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 9.377 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. H CM (1.216), Hà Nội (980), Tây Ninh (920), Đồng Tháp (745), Bến Tre (722), Cà Mau (675), Cần Thơ (669), Khánh Hòa (590), Vĩnh Long (584), Bạc Liêu (563), Sóc Trăng (524), Trà Vinh (475), Đà Nẵng (442), Kiên Giang (384), Bà Rịa - Vũng Tàu (381), Bình Dương (375), Tiền Giang (367), Đồng Nai (366), Thừa Thiên Huế (359), Hậu Giang (338), An Giang (319), Đắk Lắk (315), Bình Định (279), Bình Thuận (256), Lâm Đồng (194), Bắc Ninh (189), Hải Phòng (123), Thanh Hóa (109), Ninh Thuận (94), Hà Giang (92), Hưng Yên (92), Phú Yên (82), Long An (75), Đắk Nông (74), Quảng Nam (74), Nghệ An (63), Thái Nguyên (61), Thái Bình (45), Quảng Ngãi (44), Hải Dương (42), Quảng Trị (36), Quảng Bình (36), Nam Định (32), Vĩnh Phúc (32), Lạng Sơn (28), Quảng Ninh (25), Sơn La (21), Phú Thọ (20), Yên Bái (18), Hà Tĩnh (15), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Tuyên Quang (10), Hà Nam (10), Bắc Giang (9), Điện Biên (4), Gia Lai (2), Lai Châu (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-1.164), Hồ Chí Minh (-225), Khánh Hòa (-204).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+432), Đắk Lắk (+315), Đà Nẵng (+256).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.833 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.413.051 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.332 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.407.655 ca, trong đó có 1.051.903 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (487.259), Bình Dương (287.252), Đồng Nai (92.246), Long An (39.240), Tây Ninh (38.696).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.295 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.054.720 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.596 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.237 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.273 ca
- Thở máy không xâm lấn: 126 ca
- Thở máy xâm lấn: 942 ca
- ECMO: 18 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 11/12 đến 17h30 ngày 12/12 ghi nhận 228 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (78) trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Sóc Trăng (2), Bà Rịa (1), Bình Dương (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (23), An Giang (18), Đồng Nai (17), Tiền Giang (17), Đồng Tháp (8 ), Vĩnh Long (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Tây Ninh (7), Long An (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bến Tre (3), Quảng Nam (3), Trà Vinh (2), Bình Thuận (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Lâm Đồng (1), Cà Mau (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 226 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.839 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 135.827 xét nghiệm cho 170.009 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.871.982 mẫu cho 71.322.461 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 11/12 có 304.775 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 132.266.442 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.832.161 liều, tiêm mũi 2 là 57.434.281 liều.
Hà Nội: Số ca mắc tăng cao, quận Đống Đa cho học sinh dừng đến trường
Học sinh lớp 12 trên địa bàn quận Đống Đa sẽ tạm dừng đến trường từ ngày mai do mức độ dịch COVID-19 vào diện nguy cơ cao với gần 1.400 F0 trong cộng đồng trong 14 ngày qua.
Báo Sức khỏe & Đời sống thông tin, UBND TP. Hà Nội mới đây thông báo về việc đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố. Hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2, tức màu vàng, nguy cơ trung bình. Trong đó, có 8 quận, huyện ở cấp độ 1 (màu xanh, bình thường mới), có 21 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2.
Đáng chú ý, do số ca bệnh COVID-19 tuần vừa qua tăng cao, quận Đống Đa chuyển sang cấp độ 3 (tức màu cam, nguy cơ cao). Trong 14 ngày vừa qua, quận này ghi nhận 1.336 F0 cộng đồng. Đây là quận đứng đầu Thủ đô về số ca nhiễm COVID-19.
Vậy học sinh khối 12 trên địa bàn quận Đống Đa có được đến trường học trực tiếp hay không? Theo Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa Trần Thị Bích Hợp, nhà trường đã nhận được thông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội và UBND quận về việc chuyển trạng thái học trực tiếp sang trực tuyến.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã gửi thông tin về việc toàn địa bàn quận Đống Đa được đánh giá cấp độ 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam) theo đánh giá cấp độ dịch của UBND thành phố. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo cho học sinh lớp 12 trên địa bàn quận Đống Đa tạm dừng đến trường, chuyển trạng thái học trực tuyến kể từ ngày thứ hai tuần tới (13/12) cho đến khi có thông báo mới.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh về điều này.
Như vậy, bắt đầu từ ngày mai, học sinh lớp 12 trên địa bàn quận Đống Đa sẽ tạm dừng đến trường cùng với học sinh tại 6 phường/xã bao gồm: Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm); Yên Viên, Yên Thường của huyện Gia Lâm; Vân Nội (huyện Đông Anh); Đội Cấn (quận Ba Đình); Quảng An (quận Tây Hồ) cũng không thể đến trường. Đây là các xã/phường nằm trong cấp độ 3.
Ngoài ra, hai trường khác là THCS Minh Cường (Thường Tín) và THCS Tri Thủy (Phú Xuyên) cũng chuyển sang dạy học trực tuyến đối với khối 9 do phát hiện học sinh mắc COVID-19.
Bến Tre: Có 558 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Từ 18 giờ ngày 11/11 đến 11 giờ ngày 12/12/2021, tỉnh có 589 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 15.261 ca. Trong đó có 6.832 ca, 84 ca tử vong.
Trong số ca mắc, có 558 ca ghi nhận trong tỉnh tại cộng đồng, 18 ca khu cách ly, 13 ca ngoài tỉnh.
Tính đến nay, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của tỉnh Bến Tre đạt 98,1 %, trong đó 85,7% dân số tiêm đủ 2 mũi. Riêng đối tượng từ 12-17 tuổi đạt 98,6% kế hoạch.
Sơn La xét nghiệm diện rộng liên quan chùm ca mắc mới chưa rõ nguồn lây
Chùm ca mắc COVID-19 mới ở tỉnh Sơn La có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng cao.
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống ngày 12/12, BS. Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận 7 trường hợp mắc COVID-19 ở huyện Mộc Châu, chưa xác định được nguồn lây.
Theo đánh giá, chùm ca mắc mới ở huyện Mộc Châu (gồm 6 học sinh và 1 người kinh doanh quán ăn) có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng ở mức cao. Qua công tác truy vết đến thời điểm hiện tại xác định, có đến hàng trăm trường hợp F1. Nhiều ca bệnh có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc với nhiều người…
"Trong ngày mai (13/12), lực lượng chức năng sẽ tiến hành xét nghiệm diện rộng để tìm ra nguồn lây nhiễm cũng như cố gắng sớm nhất có thể khống chế được sự lây lan của dịch bệnh", BS. Nguyễn Tiến Dũng thông tin.
Trước tình hình trên, ngành Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La ban hành kịch bản sẵn sàng phương án ứng phó, điều trị ở cấp độ khi trên địa bàn có đến 3.000 ca mắc COVID-19.
Trong tình huống dịch bùng phát trên diện rộng, vượt quá năng lực của các cơ sở thu dung, điều trị ở Bệnh viện các huyện thì sẽ kích hoạt và triển khai trạm y tế lưu động để thu dung, điều trị F0 tại cộng đồng.
Nghệ An có những địa phương hiện đang là điểm nóng về sự lây lan của dịch
Tại Nghệ An, dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, liên tục phát hiện các trường hợp dương tính trong cộng đồng và trong khu vực phong tỏa; có những địa phương hiện đang là điểm nóng về sự lây lan của dịch. Những ngày qua, nhiều người dân ở nhiều địa bàn có biểu hiện mệt mỏi, ho đã đến các cơ sở y tế để khám, lấy mẫu xét nghiệm và đều cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Có thể kể đến trường hợp của bệnh nhân Đ.T.T, (nữ, sinh năm 1978), ở khối 5, thị trấn Diễn Châu (huyện Diễn Châu) và bệnh nhân Đ.T.K.K, (nữ, sinh năm 1955), ở khối 3, thị trấn Diễn Châu (huyện Diễn Châu). Ngày 11/12, do có biểu hiện mệt mỏi, ho nên các bệnh nhân đã đến Bệnh viện đa khoa huyện để khám. Tại đây, bệnh nhân được test nhanh, cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân L.T.H.A, (nữ, sinh năm 1949), ở xóm 8, xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên), ngày 9/12 có triệu chứng rát họng, ngày 10/12 đến Trạm y tế xã làm test nhanh thì phát hiện dương tính. Bệnh nhân D.V.P, (nam, sinh năm 1933), ở xóm 4, xã Hưng Thịnh (huyện Hưng Nguyên), ngày 10/12 có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi đã đến Trạm y tế xã làm test nhanh, sau đó có kết quả dương tính.
Từ ngày 10/12, tại bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê (huyện Con Cuông) đã xuất hiện chùm ca bệnh COVID-19. Trung tâm Y tế huyện đã huy động nhân lực, triển khai truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân địa phương, kết quả phát hiện thêm 26 trường hợp dương tính.
Ông Nguyễn Đình Hùng, Bí thư Huyện ủy Con Cuông cho biết: Bản làng đã xuất hiện nhiều trường hợp dương tính trong cộng đồng. Cả hệ thống chính trị đang nỗ lực hết sức, triển khai nhiều giải pháp để chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Mỗi người dân bên cạnh việc tự bảo vệ bản thân thì cần có ý thức góp sức cùng phòng, chống dịch. Các lực lượng tuyến đầu đã rất vất vả, căng mình chống dịch thời gian qua nên người dân cần chủ động hạn chế tập trung đông người, không bốc vía, chặn tháng, mừng nhà mới trong những lúc dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, tính đến 6 giờ ngày 12/12 tại Nghệ An đã phát hiện 5.687 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó nhiều nhất là tại thành phố Vinh phát hiện 985 trường hợp. Toàn tỉnh cũng đã có 4.521 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh, ra viện; 31 người tử vong.
Sáng 12/12: Gần 1.200 ca COVID-19 nặng đang thở máy, ECMO; 6 chiến lược y tế trong giai đoạn mới của TP.HCM
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1,05 triệu ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 1.200 ca thở máy, ECMO; TP HCM đề ra 6 chiến lược y tế giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; F0 trong cộng đồng ở miền Tây vẫn chưa giảm
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.398.413 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.183 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.393.034 ca, trong đó có 1.050.608 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (486.043), Bình Dương (286.877), Đồng Nai (91.880), Long An (39.165), Tây Ninh (37.776).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.053.425 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.558 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 5.059 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1.319 ca; Thở máy không xâm lấn: 270 ca; Thở máy xâm lấn: 893 ca; ECMO: 17 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 221 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.611 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.736.155 mẫu cho 71.152.452 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 131.816.392 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.713.350 liều, tiêm mũi 2 là 57.103.042 liều.
Số ca mắc trong cộng đồng gia tăng do người dân còn chủ quan, lơ là
Tính từ 16 giờ ngày 10/12 đến 16 giờ ngày 11/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.141 ca mắc mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 16.104 ca được ghi nhận trong nước (tăng 1.285 ca so với số ca mắc của ngày trước đó ca) tại 59 tỉnh, thành phố; có 9.478 ca trong cộng đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, số ca mắc cộng đồng có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước một phần do người dân chủ quan, lơ là thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là ở những khu vực dễ lây lan, như: hàng quán, chợ dân sinh, khu chung cư...
Các tỉnh, thành phố ghi nhận trên 100 ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.441 ca), Bình Phước (1.164 ca), Tây Ninh (903 ca), Khánh Hòa (794 ca), Bến Tre (756 ca), Đồng Tháp (750 ca), Cà Mau (722 ca), Cần Thơ (689 ca), Sóc Trăng (617 ca), Vĩnh Long (576 ca), Hà Nội (548 ca), Tiền Giang (545 ca), Bạc Liêu (505 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (498 ca), Trà Vinh (456 ca), Bình Dương (418 ca), Kiên Giang (409 ca), Đồng Nai (390 ca), An Giang (368 ca), Hậu Giang (347 ca), Bình Thuận (317 ca), Bình Định (286 ca), Thừa Thiên Huế (240 ca), Bắc Ninh (213 ca), Hải Phòng (212 ca), Lâm Đồng (198 ca), Đà Nẵng (186 ca), Gia Lai (177 ca), Thanh Hóa (148 ca), Quảng Nam (139 ca), Ninh Thuận (123 ca), Hưng Yên (110 ca)
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.789 ca/ngày.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.084 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.053.425 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.558 ca, trong đó: thở oxy qua mặt nạ là 5.059 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.319 ca; thở máy không xâm lấn là 270 ca; thở máy xâm lấn là 893 ca; ECMO là 17 ca.
Ngày 11/12 Việt Nam ghi nhận 209 ca tử vong; tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.611 ca, chiếm 2% tổng số ca mắc.
Số ca COVID-19 tại Đà Nẵng tăng do quy định 5K không được thực hiện nghiêm
Ngày 11/12, phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho biết, tình hình dịch đang nóng ở quận Sơn Trà và Liên Chiểu. Việc các ca tăng nhanh một phần do người dân chủ quan không thực hiện nghiêm quy định 5K.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các địa phương có biện pháp phòng dịch chặt chẽ tại các khu vực phong tỏa; tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi phòng chống dịch, trong đó xử lý nghiêm các trường hợp F1 đi ra khỏi vùng phong tỏa; tổ chức điều trị thí điểm F0 tại nhà. Ngành giáo dục cần theo dõi chất lượng dạy và học, đưa ra đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy trực tuyến, trực tiếp...
Tính từ 13 giờ ngày 10/12 đến 13 giờ ngày 11/12, thành phố ghi nhận 188 ca nhiễm SARS-CoV-2; trong đó, 2 ca ở khu cách ly tập trung, 108 ca đã được cách ly tại nhà, 12 ca trong khu phong tỏa, 66 ca cộng đồng.
96% ca mắc không triệu chứng và triệu chứng nhẹ
Tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Hiện nay, tỉnh có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 trong cộng đồng tương đối cao, gần 99% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 và tiêm mũi 2 đạt hơn 80%. Tuy số lượng bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị còn nhiều, nhưng có tới 96% không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Trong bối cảnh đó tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cho biết, tỉnh sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho những người đã được tiêm đủ liều cơ bản để tăng cường miễn dịch phòng COVID-19 chủ động bằng vaccine, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan, giảm số lượng ca mắc nặng, rất nặng trong cộng đồng. Thời gian triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 với số lượng dự kiến hơn 435.000 người.
Hải Phòng kêu gọi người dân tự xét nghiệm
Ngày 11/12, tại hội nghị trực tuyến với các quận, huyện, đơn vị, sở, ngành về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kêu gọi người dân mua kit test thử để tự xét nghiệm, máy đo nồng độ oxy để chủ động kiểm tra sức khỏe, đảm bảo phòng, chống dịch tốt nhất cho chính mình, cho gia đình và cộng đồng.
Chủ tịch Nguyễn Văn Tùng cũng thống nhất về việc thành lập Trạm Y tế lưu động tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn quận, huyện.
Đến thời điểm hiện tại, các quận, huyện ở thành phố đã thành lập 226 Trạm Y tế lưu động và các trạm này bắt đầu hoạt động từ ngày 10/12.
Báo cáo của Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng cho biết, từ khi có dịch COVID-19 đến nay trên toàn thành phố có 2.041 ca F0, trong đó 1.667 ca đang được điều trị, 372 người đã được chữa khỏi và xuất viện, có 2 ca tử vong. Tại Hải Phòng, tính đến ngày 10/12 có 2.807.888 liều vaccine đã được tiêm.
Bộ Y tế hướng dẫn người dân về thuốc điều trị COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 9072/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thông tin, hướng dẫn về thuốc điều trị COVID-19.
Theo đó, báo chí trong thời gian qua phản ánh về việc một số loại thuốc kháng viêm, chống đông, thuốc kháng virus, thuốc điều trị COVID-19 được rao bán tràn lan và dễ dàng mua được mà không cần có đơn của bác sỹ.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo: Bộ Y tế cần đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn về các loại thuốc, biện pháp để người dân có thể mua, sử dụng theo đúng quy định và an toàn các loại thuốc không kê đơn có tác dụng điều trị tại nhà các triệu chứng thông thường, nhẹ do nhiễm SARS-CoV-2.
TTXVN
loading...