Dịch Covid-19 ngày 17/3: Cả nước có 178.112 ca mắc mới; 2 tỉnh bổ sung 180.000 F0
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Ngày 17/3: Cả nước có 178.112 ca mắc COVID-19 mới; 2 tỉnh bổ sung 180.000 F0
Bản tin dịch COVID-19 ngày 17/3 của Bộ Y tế cho biết cả nước có 178.112 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất; trong ngày Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 24.975 ca (trong đó đã bao gồm 5.000 ca thông báo ngày 16/3/2022) và Hải Dương đăng ký bổ sung 155.878 F0.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 16/3 đến 16h ngày 17/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 178.109 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.443ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 124.725 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (25.311), Nghệ An (10.511), Lào Cai (9.574), Phú Thọ (7.867), Bắc Ninh (5.020), Lạng Sơn (4.869), Hải Dương (4.856), Thái Nguyên (4.835), Đắk Lắk (4.592), Tuyên Quang (4.389), Bình Dương (4.264), Hưng Yên (3.971), Vĩnh Phúc (3.870), Hòa Bình (3.844), Cà Mau (3.747), Sơn La (3.699), Gia Lai (3.620), Quảng Bình (3.565), Thái Bình (3.157), Bắc Giang (2.985), Yên Bái (2.977), Bình Định (2.955), Điện Biên (2.945), Quảng Ninh (2.885), Cao Bằng (2.880), Lâm Đồng (2.861), Hải Phòng (2.844), Bến Tre (2.734), Quảng Trị (2.417), TP. Hồ Chí Minh (2.369), Lai Châu (2.279), Nam Định (2.265), Ninh Bình (2.260), Hà Nam (2.160), Bình Phước (1.987), Tây Ninh (1.986), Vĩnh Long (1.952), Hà Giang (1.920), Bắc Kạn (1.639), Khánh Hòa (1.382), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.270), Phú Yên (1.196), Đà Nẵng (1.086), Đắk Nông (995), Thanh Hóa (933), Hà Tĩnh (927), Trà Vinh (873), Quảng Ngãi (820), Kon Tum (793), Bình Thuận (783), Thừa Thiên Huế (505), Quảng Nam (358), Bạc Liêu (287), Đồng Nai (250), Long An (174), Cần Thơ (133), An Giang (130), Kiên Giang (90), Đồng Tháp (75), Sóc Trăng (57), Hậu Giang (53), Ninh Thuận (40), Tiền Giang (38)
- Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 24.975 ca tại Vĩnh Phúc (trong đó đã bao gồm 5.000 ca thông báo ngày 16/3/2022 tại Vĩnh Phúc) và Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 155.878 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.021), Hà Nội (-909), Sơn La (-805).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (+4.764), Hải Phòng (+2.844), Gia Lai (+1.542).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 171.446 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.174.423 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 72.595 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.166.780 ca, trong đó có 3.683.171 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (916.456), TP. Hồ Chí Minh (577.598), Bình Dương (353.583), Nghệ An (315.448), Bắc Ninh (247.391).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 135.683 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.685.988 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.435 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.503 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 486 ca
- Thở máy không xâm lấn: 115 ca
- Thở máy xâm lấn: 325 ca
- ECMO: 6 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 16/3 đến 17h30 ngày 17/3 ghi nhận 76 ca tử vong tại: Hà Nội (7), Đồng Nai (6), Nam Định (5), Gia Lai (4), Hải Dương (4), Kiên Giang (4), Phú Thọ (4), Quảng Ninh (4), Bình Thuận (3), Hòa Bình (3 ca trong 2 ngày), Khánh Hòa (3), Lạng Sơn (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bạc Liêu (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Trà Vinh (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 75 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.683 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.388.308 mẫu tương đương 82.126.716 lượt người, tăng 165.465 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 16/3 có 349.781 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.079.635 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.024.335 liều: Mũi 1 là 70.932.002 liều; Mũi 2 là 67.850.628 liều; Mũi 3 là 1.493.406 liều; Mũi bổ sung là 14.617.645 liều; Mũi nhắc lại là 29.130.654liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.055.300 liều: Mũi 1 là 8.751.174 liều; Mũi 2 là 8.304.126 liều.
Hà Nội: 25.311 ca COVID-19 mới, còn 636 ca nặng, nguy kịch đang điều trị
Sở Y tế Hà Nội tối 17/3 thông báo 24 giờ qua ghi nhận thêm 25.311 ca COVID-19 mới, giảm gần 1.000 ca so với hôm qua, trong đó có 8.133 ca cộng đồng.
Đây là ngày thứ 6 liên tiếp số ca COVID-19 trong ngày ở Thủ đô giảm, so với mốc 32.650 ca kỷ lục hôm 8/3, số ca COVID-19 ở Hà Nội giảm gần 7.000 ca.
Hơn 25.300 bệnh nhân mới phân bố tại 499 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.487); Hà Đông (1.424); Thanh Trì (1.289); Đống Đa (1.281); Sóc Sơn (1.174).
Cập nhật đến 16/3, Hà Nội có 445.648 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi. Trong đó có 227 ca điều trị tại khu cách ly; hơn 3.600 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,77% tổng số ca đang điều trị, theo dõi).
Số còn lại, 442.069 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi tại nhà (giảm hơn 23.000 ca so với hôm qua). Hôm qua Hà Nội ghi nhận 7 ca tử vong, nâng tổng số tử vong từ 27/4/2021 đến nay lên 1.283 ca.
Theo Bộ Y tế, trong các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội có 636 ca nặng, nguy kịch, giảm hơn 18% so với trung bình 7 ngày trước; hơn 2.200 ca mức độ trung bình - giảm gần 20%.
Về tiêm vaccine COVID-19, trong 2 ngày gần đây số mũi vaccine được tiêm ở Hà Nội giảm so với những ngày trước, chỉ thực hiện dưới 15.000 mũi/ngày. Đến nay 80,5% số người dân từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại. 100% số người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.
F0 tăng, nhiều địa phương lại chuyển học trực tuyến
Trước việc số ca mắc COVID-19 trong trường học tiếp tục tăng, nhiều địa phương phải chuyển hình thức học sang trực tuyến, có địa phương lại bố trí cho khối lớp lớn đến trường, khối lớp nhỏ ở nhà học online.
Trước tình hình số ca F0 trong học sinh và giáo viên tăng cao, trên cơ sở khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh học sinh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Công văn về tổ chức dạy và học cấp mầm non và phổ thông.
Theo đó, từ hôm nay (17/3), cấp học mầm non cho trẻ dừng đến trường cho đến khi có thông báo mới. Các huyện, thành phố, căn cứ tình hình thực tế có thể chọn 1-2 điểm trường trung tâm trên địa bàn đảm bảo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, công tác phòng, chống dịch COVID-19 để nuôi dạy trẻ theo nhu cầu của phụ huynh.
Đối với học sinh lớp 1 đến lớp 7, chuyển sang học trực tuyến theo chương trình chính khoá. Trường hợp những em học sinh có nhu cầu học trực tiếp và được sự thống nhất của phụ huynh thì vẫn đến lớp học trực tiếp bình thường; giáo viên vẫn đến lớp dạy và tạo đường link nếu học sinh học tại nhà.
Đối với những trường học trên địa bàn chưa có ca nhiễm COVID-19 hoặc có ca nhiễm nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trên cơ sở tham khảo và được sự đồng thuận của đa số phụ huynh học sinh thì có thể tổ chức dạy học trực tiếp. Những trường chưa đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị truyền dẫn, thì trước mắt tiếp tục duy trì các lớp học trực tuyến như trước đây qua các phần mềm ứng dụng và dạy học qua truyền hình.
UBND huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, từ 15/3, học sinh THCS, THPT trên địa bàn sẽ đi học trực tiếp trở lại. Cấp mầm non và tiểu học tiếp tục học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Theo UBND huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau 21 ngày chuyển đổi từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến tại các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn huyện (từ ngày 22/2), số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong học sinh, giáo viên đã giảm mạnh, số ca F0 khỏi bệnh tăng, không có ca chuyển biến nặng phải can thiệp y tế.
Các trường chưa được tổ chức các hoạt động ăn, uống tại căn-tin trong tuần đầu tiên học trực tiếp trở lại, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, trong đó buổi sáng bắt đầu từ 7h30, buổi chiều bắt đầu từ 14h, buổi sáng dạy và học không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, riêng khối lớp 12 không quá 8 tiết/ngày.
Tại Bến Tre, ngày 15/3, học sinh tại TP Bến Tre và huyện Mỏ Cày Bắc chuyển qua học trực tuyến sau khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh những địa phương phải chuyển hình thức học sang trực tuyến do số ca mắc tăng cao thì một số địa phương đã cho học sinh phổ thông quay lại trường học trực tiếp.
Tại Hưng Yên, từ ngày 15/3, trẻ mầm non, học sinh phổ thông tỉnh Hưng Yên trở lại trường học trực tiếp. Công tác tổ chức bán trú và dạy học đảm bảo an toàn phòng, chống dịch được chú trọng.
Tại Yên Bái, tất cả cơ sở giáo dục thuộc các địa phương cấp độ dịch mức 1, 2 cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đi học trực tiếp từ ngày 15/3.
Tại Lào Cai, TP. Lào Cai đã cho toàn bộ học sinh cấp tiểu học và lớp 6 trở lại trường học tập trực tiếp từ 14/3. Theo đó, đối với cấp tiểu học, thành phố Lào Cai có 7.673 học sinh đi học trực tiếp, đạt tỉ lệ gần 57%.
Ca mắc mới COVID-19 tăng cao, ca tử vong giảm mạnh trong ngày
Theo Bộ Y tế, ngày 16/3/2022, cả nước ghi nhận 180.558 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc kể từ đầu dịch đến nay của Việt Nam lên 6.820.458 ca.
Trong ngày, cả nước ghi nhận 62 ca tử vong. Biểu đồ cho thấy trong vòng hơn 1 tháng qua, số ca mắc tăng cao liên tục, song ca tử vong giảm. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 74 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 74 ca.
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 3,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị có 4.210 F0 nặng; theo hướng dẫn cuả Bộ Y tế, trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP. Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.954 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.547.488 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.322 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 458 ca; Thở máy không xâm lấn: 103 ca; Thở máy xâm lấn: 318 ca; ECMO: 9 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 74 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.729.854 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.676.893 liều: Mũi 1 là 70.923.138 liều; Mũi 2 là 67.842.586 liều; Mũi 3 là 1.493.307 liều; Mũi bổ sung là 14.581.172 liều; Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.052.961 liều: Mũi 1 là 8.751.020 liều; Mũi 2 là 8.301.941 liều.
- Những phát hiện mới về biến thể lai Deltacron và hiệu quả của vaccine
- Moderna phát triển vaccine mới phòng chống biến thể Omicron
- Hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm thứ 3 vaccine ngừa Covid-19 đối với biến thể Omicron
Nếu trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà có những dấu hiệu sau cần liên hệ ngay với y tế
Theo "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19" ban hành kèm theo quyết định 604/ QĐ- BYT của Bộ Y tế, đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 tuổi cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Khi người chăm sóc, quản lý F0 là trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
- Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
- Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
- Tím tái
- Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.
- Nôn mọi thứ
- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh
Ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hà Nội giảm
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 16/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 180.558 ca mắc mới COVID-19, tăng 5.084 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 121.201 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (26.220), Nghệ An (10.797), Vĩnh Phúc (8.875), Phú Thọ (8.335), Bắc Ninh (5.751), Bình Dương (5.285),
39 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc mới COVID-19 từ 1.000- gần 5.000 ca.
Về số ca mắc mới của Hà Nội, trong số 26.220 F0 mớ, có 8.854 ca cộng đồng, 17.366 ca đã cách ly.
Các bệnh nhân phân bố tại 522 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hai Bà Trưng (1.702); Hoàng Mai (1.694); Hà Đông (1.584); Cầu Giấy (1.437); Long Biên (1.408); Ba Đình (1.386).
Như vậy, đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hà Nội giảm.
PV