loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 18/3 đến 16h ngày 19/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 150.618 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh; 150.606 ca ghi nhận trong nước.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Hỗ trợ F0, F1 đăng ký, nhận giấy chứng nhận nghỉ việc trực tuyến
Trước những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội cho người dân thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố vừa bổ sung các tính năng mới trên ứng dụng Danang SmartCity để quản lý, hỗ trợ các trường hợp F0, F1 cách ly, điều trị tại nhà, tạo thuận lợi cho họ đăng ký, nhận giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội trực tuyến dễ dàng hơn; giảm tải và giảm áp lực cho cán bộ y tế cơ sở, tránh tập trung đông người tại Trạm y tế.
Theo đó, các trường hợp F0, F1 sử dụng điện thoại cài ứng dụng Danang SmartCity, truy cập vào mục “Hỗ trợ cách ly, điều trị” khai thông tin, đăng ký trực tuyến trước để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Trạm y tế sẽ tiếp nhận thông tin khai, đăng ký trên.
Thông tin khai báo giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội sẽ theo quy định tại Phụ lục 07 Thông tư số 56:2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế. Cụ thể, trường hợp F0 là người lớn chỉ cần khai thêm: Đơn vị làm việc và mã số Bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ Bảo hiểm y tế của bản thân. Trường hợp F0 là trẻ em thì người “Khai hộ"' cần khai thêm: Mã số Bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ Bảo hiểm y tế của trẻ em, họ và tên cha, mẹ; đơn vị làm việc của cha hoặc mẹ (người sẽ nhận bảo hiểm).
Đối với cán bộ Trạm y tế khi nhận thông tin đăng ký và thực hiện cấp các giẩy tờ liên quan cho F0, F1 trên phần mềm sẽ thuận lợi thực hiện một lần cho nhiều F0, F1, thay vì thực hiện thủ công cho từng F0, F1.
Cán bộ Trạm y tế sử dụng ứng dụng quản lý, hỗ trợ các trường hợp F1, F0 cách ly, điều trị tại nhà hiện nay để nhận thông tin F0, F1; tạo và in sẵn giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội; đồng thời nhắn tin SMS hoặc Zalo cho F0, F1 để hẹn thời gian đến nhận hoặc sẽ giao, trả cùng với giấy xác nhận/quyết định hoàn thành cách ly.
Hà Nội thêm hơn 19.000 ca mới trong 24 giờ
Sở Y tế Hà Nội tối 20/3 thông tin TP vừa ghi nhận thêm 19.065 ca bệnh trong đó có 6.346 ca cộng đồng.
Bệnh nhân phân bố tại 423 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.129); Hoàng Mai (1.017); Hai Bà Trưng (958); Sóc Sơn (929); Đống Đa (914).
Đây là ngày thứ 9 liên tiếp số ca mắc trong ngày ở Hà Nội giảm. So với mốc 32.650 ca thiết lập hôm 8/3, số ca mắc ở Thủ đô đã giảm hơn 10.000 ca.
Như vậy, cộng dồn số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 1.171.344 ca.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 19/3, Hà Nội có 379.487 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi, giảm hơn 61.800 ca so với hôm qua. Trong đó, 275 ca điều trị tại khu cách ly, 3.348 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm hơn 0,88% tổng số ca đang điều trị, theo dõi), số còn lại 375.864 người đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm hơn 99%).
Hôm qua (1893), Hà Nội ghi nhận 4 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 1.297 người.
Về công tác tiêm chủng, tính đến hết ngày 19/3, Hà Nội có 81,3% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.
Ngày 20/3: Ca COVID-19 mới tiếp tục giảm còn 141.151; Vĩnh Phúc bổ sung hơn 25.000 F0
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm so với hôm qua, còn 141.151 ca; Vĩnh Phúc bổ sung hơn 25.000 F0; trong ngày có hơn 111.600 bệnh nhân khỏi; 63 ca tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 19/3 đến 16h ngày 20/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 141.149 ca ghi nhận trong nước (giảm 9.457 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 93.894 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (19.065), Nghệ An (9.333), Phú Thọ (5.747), Lạng Sơn (4.635), Đắk Lắk (4.595), Lào Cai (4.358), Vĩnh Phúc (4.162), Tuyên Quang (3.950), Bắc Giang (3.853), Hải Dương (3.724), Hòa Bình (3.644), Gia Lai (3.502), Sơn La (3.375), Quảng Bình (3.347), Yên Bái (3.342), Thái Bình (3.309), Thái Nguyên (2.866), Bắc Ninh (2.853), Hưng Yên (2.838), Điện Biên (2.778), Quảng Ninh (2.693), Bình Định (2.564), Cà Mau (2.441), Cao Bằng (2.321), Bến Tre (2.227), Lai Châu (2.066), Quảng Trị (1.943), Lâm Đồng (1.938), Hà Nam (1.888), Bình Phước (1.812), Bắc Kạn (1.809), Vĩnh Long (1.760), Hà Giang (1.760), Nam Định (1.634), Hồ Chí Minh (1.462), Trà Vinh (1.353), Tây Ninh (1.266), Phú Yên (1.213), Đắk Nông (1.196), Bình Dương (1.175), Ninh Bình (1.118), Kon Tum (1.051), Thanh Hóa (918), Bà Rịa - Vũng Tàu (823), Đà Nẵng (765), Khánh Hòa (751), Hải Phòng (613), Thừa Thiên Huế (600), Quảng Ngãi (585), Bình Thuận (518), Quảng Nam (331), Bạc Liêu (267), An Giang (175), Đồng Nai (165), Long An (161), Cần Thơ (112), Đồng Tháp (92), Kiên Giang (89), Ninh Thuận (65), Tiền Giang (53), Hậu Giang (51), Sóc Trăng (49).
- Ngày 20/3/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.056 ca tại Vĩnh Phúc trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-2.006), Nghệ An (-1.766), Hải Dương (-1.214).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+3.502), Bắc Giang (+358), Vĩnh Long (+216).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 164.328 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.958.048 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 80.561 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.950.382 ca, trong đó có 4.100.211 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.170.170), TP. Hồ Chí Minh (582.747), Bình Dương (359.557), Nghệ An (345.848), Hải Dương (314.225).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 111.635 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.103.028 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.968 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.291 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 278 ca
- Thở máy không xâm lấn: 113 ca
- Thở máy xâm lấn: 281 ca
- ECMO: 5 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 19/3 đến 17h30 ngày 20/3 ghi nhận 63 ca tử vong tại: Gia Lai (7 ca trong 2 ngày), Hà Nội (4), An Giang (3), Đắk Lắk (3), Đồng Nai (3), Kiên Giang (3), Phú Thọ (3), Trà Vinh (3), Bắc Giang (2), Bạc Liêu (2), Bình Dương (2 ca trong 2 ngày), Bình Phước (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (2), Quảng Ninh (2), Sóc Trăng (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Bến Tre (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1)..
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 71 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.880 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.974.511 mẫu tương đương 82.862.859 lượt người, tăng 197.131 mẫu so với ngày trước đó..
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 19/3 có 93.985 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 201.660.445 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.601.999 liều: Mũi 1 là 70.940.674 liều; Mũi 2 là 67.876.279 liều; Mũi 3 là 1.496.174 liều; Mũi bổ sung là 14.636.057 liều; Mũi nhắc lại là 29.652.815 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.058.446 liều: Mũi 1 là 8.752.976 liều; Mũi 2 là 8.305.470 liều.
Bộ Y tế làm rõ tình hình, kiến nghị tổng số vaccine phòng COVID-19 cần mua cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo 77/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; việc thực hiện hợp đồng mua vaccine AstraZeneca; việc cấp phép thuốc điều trị COVID-19 và việc thực hiện khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15.
Về việc mua vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 1487/VPCP-KGVX ngày 9/3/2022; 1504/VPCP-KGVX ngày 10/3/2022; 1584/VPCP-KGVX ngày 15/3/2022; 1651/VPCP-KGVX ngày 16/3/2022 và 1674/VPCP-KGVX ngày 17/3/2022.
Bộ Y tế làm rõ các loại vaccine có thể tiêm cho trẻ em; tình hình, dự báo số lượng nhiễm virus ở trẻ em và việc tiêm sau khi bị mắc bệnh; kinh nghiệm của các nước tiêm cho trẻ em; các cam kết tài trợ vaccine của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị tổng số vaccine cần mua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 21/3/2022.
Về việc thực hiện hợp đồng mua vaccine AstraZeneca: Bộ Y tế báo cáo rõ về lô vaccine 1.109.600 liều vaccine đã được đưa về Việt Nam từ ngày 22/12/2021; chính sách giảm giá của AstraZeneca đối với các nước và Việt Nam; 73.504 liều vaccine VNVC để lại để tiêm miễn phí cho nhân viên…
Về việc nhận chuyển giao công nghệ sản xuất và cấp phép thuốc điều trị COVID-19: Bộ Y tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; thực hiện cấp phép cho thuốc điều trị COVID-19 theo đúng tinh thần kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại điểm 4 văn bản số 318/TB-VPCP ngày 27/11/2021 của Văn phòng Chính phủ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Giáo viên, học sinh mắc COVID-19 giảm mạnh, nhiều địa phương điều chỉnh thời gian đến trường
Nhằm thích ứng với tình hình dịch COVID-19, một số tỉnh/thành đã điều chỉnh lịch học trực tiếp của học sinh từ ngày mai, 21/3.
Hà Nội: Hầu hết các trường THCS và THPT trên địa bàn TP Hà Nội sẽ mở cửa trở lại dạy học trực tiếp từ 21/3
Theo bà Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, tỷ lệ giáo viên và học sinh mắc COVID-19 giảm mạnh. Tình hình dạy học trực tiếp tại các trường thời gian qua vẫn đảm bảo và duy trì thích ứng linh hoạt theo các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của TP và ngành giáo dục. Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các đơn vị trường học tổ chức dạy và học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm, giữ mức độ an toàn cao nhất cho học sinh và giáo viên.
Các đơn vị, trường học thường xuyên cập nhật thông tin, quy định về công tác phòng, chống dịch trong nhà trường của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của thành phố; bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời, chủ động xây dựng phương án tổ chức dạy và học trực tiếp tại trường cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12, đặc biệt quan tâm đến học sinh khối lớp 9, lớp 12 và báo cáo UBND các quận, huyện, thị xã xem xét, phê duyệt theo quy định.
Ngay sau khi nhận thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo các Phòng GD&ĐT cho biết sẽ chỉ đạo các trường THCS cho học sinh các khối lớp 7,8,9 đi học trở lại trong tuần tới, gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Lãnh đạo các trường THPT cũng cho biết đã xây dựng thời khóa biểu, lên kế hoạch cho học sinh đi học trực tiếp trở lại trong tuần tới.
Học sinh tiểu học tại TP. Bắc Ninh sẽ quay lại trường học trực tiếp vào ngày mai
Phòng GD&ĐT TP. Bắc Ninh vừa có văn bản về việc tổ chức dạy học thích ứng, linh hoạt và đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả tại các trường Tiểu học, Liên cấp trên địa bàn thành phố. Theo đó, các cơ sở giáo dục cho học sinh đi học trực tiếp từ ngày 21/3, tổ chức dạy học 1 ca vào buổi sáng. Các trường phải chuẩn bị điều kiện đảm bảo an toàn trong phòng chống, dịch COVID-19 để đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Ngoài ra, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của BCĐ phòng, chống dịch các cấp, hướng dẫn của ngành Y tế và của Sở GD&ĐT. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục, xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học đảm bảo an toàn, phù hợp...
Từ 21/3, học sinh lớp 9 và lớp 12 trên toàn tỉnh Đắk Lắk sẽ đi học trực tiếp trở lại
Sở GD&ĐT Đắk Lắk cho biết, nhằm chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp tham gia các kỳ thi tuyển sinh cuối năm học 2021-2022, học sinh lớp 9 và lớp 12 trên toàn tỉnh sẽ đi học trực tiếp tại trường từ thứ hai, ngày 21/3.
Khi tổ chức dạy học trực tiếp, các đơn vị phải sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường học trực tiếp để củng cố, ôn tập, phụ đạo, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng giúp các em học sinh lớp 9, lớp 12 có kết quả tốt nhất trong các kỳ thi sắp đến. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của ngành GD&ĐT, Y tế về công tác ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Nghệ An: Học sinh ở các bậc học đi học trực tiếp từ 4/4
Sở GD&ĐT Nghệ An vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn cho học sinh khi tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Theo đó, để tiếp tục tổ chức chuyển đổi trạng thái hoạt động linh hoạt, phù hợp, thích ứng với dịch bệnh COVID-19, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học, giữ vững mục tiêu chất lượng giáo dục, tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát; Sở GD&ĐT Nghệ An dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh ở các bậc học trở lại học trực tiếp từ ngày 4/4.
Trung bình số mắc Covid-19 mới tuần qua là 168.014 ca/ngày
Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có hơn 3,99 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; Trung bình ca mắc COVID-19 mới tuần qua là 168.014 F0/ngày; Hà Nội đã ghi nhận hơn 1,15 triệu ca mắc COVID-19, gần gấp đôi địa phương đứng thứ 2 là TP HCM.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.791.841 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 78.878 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.784.177 ca, trong đó có 3.988.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.151.105), TP. Hồ Chí Minh (581.285), Bình Dương (358.382), Nghệ An (336.515), Hải Dương (310.501).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.014 ca/ngày.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/3: 129.434 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 3.991.393 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.691 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.982 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 338 ca;Thở máy không xâm lấn: 92 ca; Thở máy xâm lấn: 275 ca; ECMO: 4 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 75 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.817 ca, chiếm tỷ lệ 0,5%so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số liệu của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết so với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới ngày 19/3 đã giảm hơn 10%, số tử vong giảm 31,8%, số ca nặng giảm 27,3%.
So sánh tháng này với tháng trước, số mắc mới tăng 6 lần nhưng số tử vong ít hơn 21,1%, số ca khỏi bệnh cũng tăng 6 lần, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 28,9% nhưng số thở máy xâm lấn lại thấp hơn 0,5%.
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.777.380 mẫu tương đương 82.654.443 lượt người, tăng 171.572 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 201.566.460 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.509.503 liều: Mũi 1 là 70.938.226 liều; Mũi 2 là 67.872.903 liều; Mũi 3 là 1.496.162 liều; Mũi bổ sung là 14.633.539 liều; Mũi nhắc lại là 29.568.673 liều.
Hà Nội: Đã ghi nhận hơn 1,15 triệu ca mắc COVID-19, gần gấp đôi TP.HCM
Ngày 19/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 150.618 ca mắc COVID-19 mới, (giảm 12.559 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 99.644 ca trong cộng đồng).
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như nhiều nhất là: Hà Nội (21.071), Nghệ An (11.099), Phú Thọ (6.681), Hải Dương (4.938), Lạng Sơn (4.713); ngoài ra có 37 tỉnh, thành phố ghi nhận từ 1.000- 4.500 ca mắc mới.
Mặc dù đã bước sang ngày thứ 8 ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 giảm, tuy nhiên với việc bổ sung thêm 190.000 F0 ngày 19/3, hiện tổng số ca mắc COVID-19 của Hà Nội đã lên đến 1.151.105; gần gấp đôi tổng số mắc đến nay của TP HCM.
Phú Thọ: F0 khai báo y tế trên môi trường mạng
Ngày 19/3, Phú Thọ là địa phương ghi nhận ca mắc COVID-19 nhiều thứ 3, sau Hà Nội và Nghệ An. Nhằm thực hiện các biện pháp chủ động, quản lý rủi ro phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng Cổng thông tin F0 (f0.phutho.vn) giúp người dân khai báo y tế trên môi trường mạng.
Người dân ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, truy cập trên Internet vào địa chỉ f0.phutho.vn để tự thực hiện khai báo thông tin gửi đến trạm y tế địa phương. Trong ngày, trạm y tế chuyển khu dân cư xác minh thông tin để xác nhận điều trị cho F0.
Hằng ngày, F0 vào phần cập nhật tình hình sức khỏe, khi có dấu hiệu bất thường, cơ quan y tế sẽ kịp thời hỗ trợ; đồng thời, gửi kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sau 7 ngày điều trị, để cơ quan y tế xác nhận hoàn thành điều trị hoặc có hướng dẫn cụ thể tiếp theo đối với những trường hợp chưa có xét nghiệm âm tính.
TP HCM: BV hồi sức COVID-19 lớn nhất ngưng nhận bệnh nhân
Theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM về tình hình dịch COVID-19 và công tác phòng, chống dịch tại TP HCM ngày 19/3, hiện số F0 điều trị tại 3 tầng đã vượt thời điểm tháng 12/2021. Tuy nhiên số ca thở máy xâm lấn và tử vong vẫn ở mức thấp.
Hiện, TP HCM đang điều trị 63 ca thở máy xâm lấn, trong đó có 60/63 ca có bệnh nền (chiếm 95%). Trong đó, 42/63 ca không báo y tế địa phương khi biết mình nhiễm bệnh và không điều trị bằng thuốc kháng virus Molnupiravir trước khi nhập viện (chiếm 66,6%).
Sở Y tế cho biết, Bệnh viện Hồi sức COVID-19, đóng tại Bệnh viện Ung bướu (cơ sở 2) ngưng nhận bệnh nhân từ ngày 18/3. Đây là bệnh viện hồi sức đầu tiên và có số giường bệnh lớn nhất tại TP HCM với quy mô 1.000 giường.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đi vào hoạt động từ tháng 7/2021 ở thời điểm dịch bùng phát trên diện rộng tại thành phố. Bệnh viện chuyên tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch có quy mô lớn nhất cả nước. Giai đoạn cao điểm, bệnh viện đã điều trị cho trên 700 bệnh nhân.
Sau khi ngừng nhận bệnh nhân tại BV Hồi sức COVID-19, ngành y tế Thành phố vẫn tiếp tục duy trì hoạt động các BV dã chiến số 13, 14, và 16. Các Bệnh viện dã chiến số 14, 16, BV đa tầng Tân Bình, BV Quân y 175, BV Bệnh nhiệt đới và BV Chợ Rẫy tiếp tục duy trì giường hồi sức để điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng.
Đồng thời, Sở Y tế phân công theo từng mức độ bệnh của bệnh nhân COVID-19 mà sẽ được đưa đến bệnh viện thích hợp điều trị. Cụ thể, đối với người mắc COVID-19 mức độ trung bình hoặc nhẹ, ưu tiên điều trị tại các bệnh viện dã chiến quận, huyện và TP Thủ Đức.
Đối với người mắc COVID-19 có các bệnh lý đi kèm và các bệnh lý đi kèm là nguyên nhân chính gây diễn tiến nặng, liên hệ chuyển các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối. Đối với người mắc COVID-19 nặng do COVID-19, liên hệ 6 trung tâm hồi sức COVID-19 theo địa bàn được phân công. Đối với người F0 có bệnh thận mạn cần chạy thận, đơn vị đang thực hiện chạy thận cho người bệnh có trách nhiệm bố trí khu vực cách ly để tiếp tục chạy thận cho F0.
PV
loading...