Tìm sinh khí mới cho 'Việt Nam học'

Là ngành nghiên cứu có lịch sử khá lâu dài, song, Việt Nam học tại Pháp hiện nay phải cạnh tranh với nhiều ngành nghiên cứu về các quốc gia khác, nhất là trong việc thu hút nhân tài. Vậy làm thế nào để tiếp thêm sinh khí cho ngành này tại Pháp và cả nước ngoài?
05/06/2023 07:39
Nguyễn Phúc Nam Dương

Là ngành nghiên cứu có lịch sử khá lâu dài, song, Việt Nam học tại Pháp hiện nay phải cạnh tranh với nhiều ngành nghiên cứu về các quốc gia khác, nhất là trong việc thu hút nhân tài. Vậy làm thế nào để tiếp thêm sinh khí cho ngành này tại Pháp và cả nước ngoài?

Những dấu mốc quan trọng của ngành Việt Nam học đã được PGS Pascal Bourdeaux trình bày chi tiết tại tọa đàm Di sản Việt Nam học tại Pháp - Những hướng tiếp cận liên ngành, vừa diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội trong tuần qua. Pascal Bourdeaux là nhà nghiên cứu lịch sử và tôn giáo Việt Nam tại Trường Cao học Khoa học xã hội, Paris, Pháp.

Nhìn lại hành trình nghiên cứu về Việt Nam của người Pháp

Tại tọa đàm, ông Pascal Bourdeaux cho biết, vùng viễn Đông, trong đó có Việt Nam, đã lọt vào "mắt xanh" của những người châu Âu ngay từ thế kỷ 16-17. Nối tiếp bước chân đầu tiên của những nhà hàng hải là sự xuất hiện của các nhà truyền giáo. Ngoài giảng đạo, họ cũng đã bắt đầu thu thập những tư liệu liên quan đến lịch sử, phong tục tập quán, xã hội… của người Việt Nam, sau đó đem về châu Âu.

Những tư liệu ấy thường không có cơ sở khoa học, mà được ghi chép theo tư duy, cảm nhận của cá nhân. Dẫu thiên về tính cá nhân, nhưng không thể phủ nhận tính hữu ích của những tư liệu kể trên. Bởi chúng đã bước đầu cung cấp cho những người phương Tây có cái nhìn, sự hiểu biết về Việt Nam. Ngày nay, những tư liệu này có thể tìm thấy ở Vatican hoặc Bồ Đào Nha.

Tìm sinh khí mới cho 'Việt Nam học' - Ảnh 1.

PGS Pascal Bourdeaux là nhà nghiên cứu lịch sử và tôn giáo Việt Nam

Từ sau giai đoạn năm 1858, lịch sử thường đề cập tới thời kỳ này với những cuộc chiến tranh xâm lược, mối quan hệ phức tạp về chính trị giữa Việt Nam và Pháp. Vì vậy mà những phong trào nghiên cứu về phương Đông của Pháp chưa được nhìn nhận thấu đáo.

Trước đó, dưới thời kỳ phong kiến, không phải ta chưa có những công trình dày công về đời sống, xã hội của các cộng đồng cư dân ở Việt Nam. Có thể kể đến các tác phẩm của Lê Quý Đôn như Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục… Tiêu biểu hơn hết là Vân đài loại ngữ - một bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến. Song, đó mới chỉ là những ghi chép bước đầu tiệm cận với khoa học, chưa áp dụng những phương pháp nghiên cứu tiên tiến.

Công tác nghiên cứu dưới thời kỳ thuộc địa được tiến hành chuyên nghiệp hơn, áp dụng nhiều phương pháp có từ thời Hy Lạp cổ đại và phát triển ở châu Âu. Trong giai đoạn này, nhiều quốc gia ở châu Á đã hình thành lĩnh vực nghiên cứu nhân văn cổ điển. Với sự hiện diện của Pháp, Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ của xu hướng nghiên cứu đó. Ở nước ta, nhiều hướng phát triển mới cho các ngành nhân học, dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học… được mở ra.

Nghiên cứu nhân văn cổ điển dưới thời thuộc địa không chỉ là những cuộc điền dã và ghi chép lại thành một hệ thống như trước đây, mà kết hợp với đó còn là những phương pháp tiệm cận với sự phát triển của ngành khoa học xã hội trên thế giới. Kết quả của những cuộc nghiên cứu thực địa ấy cho đến ngày nay vẫn có giá trị vô cùng to lớn đối với giới học giả trong nước và quốc tế khi nghiên cứu về Việt Nam.

Nếu trong thời kỳ thuộc địa, các công trình nghiên cứu về khu vực đồng bằng châu thổ phía Bắc được chú tâm nhiều, thì sau thời kỳ thuộc địa, nhiều công trình nghiên cứu về các khu vực khác được tiến hành như ở miền núi phía Bắc, miền Trung. Trong đó, vương quốc Chămpa xưa, khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, các văn bia, tư liệu Hán - Nôm… được tập trung nghiên cứu.

Bước sang những năm 1990, Việt Nam học không còn là một mảnh ghép nằm lọt thỏm trong bức tranh tổng thể của ngành Đông phương học nói chung và Đông Nam Á học nói riêng tại Pháp. Nhiều đại học đã thành lập các khoa, các ngành nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam học như Đại học Aix-Marseille (Marseille), Lyon, Paris VII…

Trong những năm gần đây, Viện Viễn Đông Bác cổ đã phối hợp với nhiều bảo tàng, di tích ở Việt Nam trong việc bảo tồn, trùng tu và tổ chức triển lãm, trưng bày. Ví dụ như Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng), Bảo tàng Lịch sử TP.HCM… Cùng với đó, viện cũng hỗ trợ Việt Nam trong nhiều dự án như lập hồ sơ cho một số di sản đệ trình lên UNESCO.

Tìm sinh khí mới cho 'Việt Nam học' - Ảnh 2.

Tọa đàm “Di sản Việt Nam học tại Pháp - Những hướng tiếp cận liên ngành”

Triển vọng nào của "Việt Nam học"?

Cho đến nay, Việt Nam học vẫn tiếp tục tại Pháp, nhưng chưa thu hút được nhiều nhà khoa học trẻ bằng Trung Quốc học, Nhật Bản học… rồi gần đây là Hàn Quốc học. Ta có thể dễ dàng nhận thấy khả năng quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới của ngành này là điều đáng để chúng ta học hỏi.

Theo quan điểm của Pascal Bourdeaux, để ngành Việt Nam học có thể thu hút được các học giả nước ngoài, thì trước tiên ngành này cần phải được quan tâm, chú trọng đúng mức ở trong nước. Rất cần ở thế hệ các nhà khoa học trẻ Việt Nam hiện nêu cao lòng tự tôn dân tộc và nỗ lực đưa hình ảnh quốc gia vươn xa hơn nữa.

Còn nhớ năm xưa, GS-TS Nguyễn Văn Huyên sau khi hoàn thành công trình 12 chương về văn hóa Việt Nam, đã đặt tên cho nó là Văn minh An Nam (La civilisation annamites), để đối sánh ngang hàng với Văn minh Trung Hoa (La civilisation chinoise) của Marcel Granet, xuất bản trước đó. Ý thức tự hào dân tộc giúp chúng ta có thể định vị thương hiệu quốc gia trên bản đồ nghiên cứu quốc tế.

Song song với đó, cần phát huy vai trò của tính liên ngành trong nghiên cứu Việt Nam học, nhằm nâng cao giá trị khoa học của công trình nghiên cứu. Bởi nghiên cứu về một quốc gia luôn thuộc phạm vi rộng, trong đó tồn tại nhiều vấn đề, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, để cùng tìm ra hướng đi chung.

Qua đó, ông cũng mong muốn các nhà nghiên cứu Việt Nam học hãy phóng to tầm nhìn của mình, hướng đến các quốc gia khác, ưu tiên hơn hết tới các quốc gia có sự ảnh hưởng tới Việt Nam. Bởi sau quá trình tìm tòi tư liệu về các quốc gia ấy và trở lại nghiên cứu đối tượng chính, các nhà nghiên cứu sẽ có cái nhìn bao quát hơn, hệ thống hơn.

Nghiên cứu có tính liên ngành trong những năm trở lại đây nhận được nhiều sự quan tâm của giới học giả, bởi nó mở ra hướng đi mới cho các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Mỗi ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có những tác động qua lại lẫn nhau. Nếu ta chỉ nghiên cứu dưới góc độ của một chuyên ngành sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã những lớp trầm tích của một vấn đề.

Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu liên ngành vấp phải nhiều chỉ trích vì tính chính xác, nhưng nhìn vào mặt tích cực, nó cho chúng ta cái nhìn hệ thống hơn và bao quát hơn. PGS Pascal Bourdeaux kỳ vọng trong thời gian tới, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ phát huy vai trò của mình hơn nữa trong tiến hành các công trình nghiên cứu, nhằm giúp công chúng có những hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề trong ngành Việt Nam học. Đồng thời tạo động lực giúp đẩy mạnh ngành nghiên cứu này ở Pháp, cũng như các nước khác.

Tin cùng chuyên mục

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 18/12, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.